Kiểm định giả định phương sai thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh nghiệp bằng chứng từ các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 33 - 37)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định giả định phương sai thay đổi

Tác giả sử dụng phần mềm Stata 12.0 để nhận diện hiện tượng phương sai thay đổi có trong mơ hình hồi quy. Tác giả sử dụng kiểm định Breush-Pagan-Goldfrey với giả thiết H0: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu hệ số Chi2 lớn, p – value nhỏ thì bác bỏ H0 tức là các sai số kiểm định có phương sai thay đổi.

(White với giả thiết H0: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu hệ số Chi2 nhỏ, p – value lớn thì bác bỏ H0 tức là các sai số kiểm định có phương sai thay đổi.)

Bảng 4.3: Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi của phương trình hồi quy q theo rủi ro

Systematic Risk Unsystematic risk Total Risk Q

Chi2(1) = 29.58 Chi2(1) = 19.67 Prob > Chi2 = 0.0000 Prob > Chi2 = 0.0000

Bảng 4.3 trình bày kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình hồi quy giá trị doanh nghiệp theo rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Hệ số Chi2 = 29.58, giá trị p-value = 0.0000 cho thấy giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%, hay nói cách khác là mơ hình hồi quy này có sự hiện diện của hiện tượng phương sai thay đổi. Hệ số Chi2 = 19.67, giá trị p-value = 0.0000 trong mơ hình hồi quy giá trị doanh nghiệp theo tổng rủi ro cho thấy giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%, hay nói cách khác là mơ hình hồi quy này có sự hiện diện của hiện tượng phương sai thay đổi.

Bảng 4.4: Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi của phương trình hồi quy sự thay đổi q theo sự thay đổi rủi ro

Change Systematic Risk

Change

Unsystematic risk Change Total Risk

Change Q Chi

2(1) = 22.45 Chi2(1) = 0.06 Prob > Chi2 = 0.0000 Prob > Chi2 = 0.8059

(Nguồn theo kết quả chạy chương trình Stata và tổng hợp của tác giả)

Bảng 4.4 trình bày kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình hồi quy sự thay đổi giá trị doanh nghiệp theo sự thay đổi rủi ro hệ thống, sự thay đổi rủi ro phi hệ thống. Hệ số Chi2 = 22.45, giá trị p-value = 0.0000 cho thấy giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%, hay nói cách khác là mơ hình hồi quy này có sự hiện diện của hiện tượng phương sai thay đổi. Hệ số Chi2 = 0.06, giá trị p-value = 0.8059 trong mơ hình hồi quy sự thay đổi giá trị doanh nghiệp theo sự thay đổi của tổng rủi ro cho thấy giả thuyết H0 có thể được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5% hay nói cách khác là mơ hình hồi quy này khơng có sự hiện diện của hiện tượng phương sai thay đổi.

Kết luận: Từ các kết quả kiểm định nói trên cho thấy mơ hình hồi quy với sự hiện

diện của phương sai thay đổi thì các giá trị sai số chuẩn có được khơng cịn phù hợp và do vậy bất kể kết luận nào cũng sẽ khơng cịn đúng. Do đó, trong các phép hồi quy tác giả sử dụng phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi hiện diện trong mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh nghiệp bằng chứng từ các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)