Kiểm tra hồ sơ hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện và giảm thiểu rủi ro dẫn đến tham nhũng trong ngành hải quan (Trang 31 - 34)

3. YẾU TỐ RỦI RO DẪN ĐẾN THAM NHŨNG TRONG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢ

3.2. Kiểm tra hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được đăng ký, cấp số, doanh nghiệp phải xuất trình bộ hồ sơ tại cơ quan hải quan để kiểm tra là công việc bắt buộc khi hệ thống phân luồng là vàng hoặc đỏ. Như đã nói ở mục 3.1, kết quả phân luồng là hồn tồn tự động dựa trên bộ tiêu chí quản lý rủi ro của cơ quan hải quan. Bộ tiêu chí này được xây dựng theo một quy trình riêng do một đơn vị chuyên trách thuộc Cục Hải quan thu thập và xây dựng. Theo ngun tắc bảo mật, khơng có nhiều cơng chức biết tất cả các thơng tin về quản lý rủi ro trừ khi được giao nhiệm vụ. Tham vấn doanh nghiệp về những lo lắng khi tiếp xúc trực tiếp với cơng chức để kiểm tra hồ sơ, có mấy trường hợp được nêu ra: công chức yêu cầu bổ sung giấy tờ, nâng mức giá và thuế suất khi tính thuế hay chuyển kiểm tra thực tế hàng hóa. Lý do để doanh nghiệp lo lắng là những yêu cầu này có thể khơng đáp ứng được, kéo dài thời gian làm thủ tục, làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Họ cho biết khi nhận được những yêu cầu có dạng như vậy, thời gian để bổ sung giấy tờ hay chứng minh khai báo của mình là đúng thường rất lâu làm phát sinh chi phí giao dịch với bên thứ ba, các khoản phạt hợp đồng, ảnh hưởng uy tín với đối tác, nhà máy phải dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu, linh kiện thay thế, hay các khoản chi phí phát sinh trực tiếp liên quan đến hàng hóa đang được làm thủ tục như chi phí nâng hạ container, chi phí lưu kho, lưu bãi...

Đăng ký tờ khai hải

quan

Kiểm tra hồ

sơ hải quan hàng hóaKiểm tra

Xác nhận thơng quan

Phúc tập hồ sơ

Hình 4: Phản ứng của doanh nghiệp trước những khó khăn do cơ quan quản lý nhà nước gây ra (%)

Nguồn: NHTG và TTCP (2012), Hình 11, tr.40

Sử dụng thơng tin kết quả khảo sát của NHTG và TTCP để hỏi về phản ứng của doanh nghiệp trước hành vi gây khó dễ của cơng chức hải quan, khơng có doanh nghiệp nào chọn giải pháp chờ đợi để được giải quyết. Điều này cũng dễ hiểu vì yếu tố thời gian đối với doanh nghiệp là quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Giải pháp đầu tiên họ lựa chọn là tìm cách thương lượng với công chức, một khoản “tiền cà phê” được đưa ra để mặc cả phương án giải quyết. Họ cho rằng, có nhờ người có ảnh hưởng tác động, khiếu nại lên cấp trên để được giải quyết thì cũng phải chi tiền, thậm chí cịn nhiều hơn. Trong số các doanh nghiệp được phỏng vấn, cá biệt có trường hợp tìm đến sự tư vấn của luật sư như cứu cánh cuối cùng sau hơn 2 tháng khiếu nại ở nhiều cấp và kết quả giành được phần thắng23. Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp cũng đã vận dụng hết các mối quan hệ của mình và cũng phải chi tiền. Trường hợp đặc biệt này có thể là một gợi ý quan trọng cho doanh nghiệp gặp phải những trục trặc tương tự.

23 Trường hợp này tương đối phức tạp do hàng nhập khẩu liên quan đến kiểu dáng cơng nghiệp thuộc sở hữu trí tuệ. Luật sư thu thập thông tin, soạn thảo công văn đề nghị Cục HQTp.HCM giải quyết. Chi phí luật sư trong tình huống này hết mười lăm triệu đồng.

Kết quả khảo sát Chỉ số công lý năm 201224 đã thực hiện phỏng vấn 5.045 người dân ở 21 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, chỉ có 2% số người dân tiếp cận thơng tin pháp luật thông qua luật sư. Tuy đối tượng trong khảo sát này là người dân chứ không phải doanh nghiệp nhưng kết quả trên phản ánh tình trạng vẫn cịn bất bình đẳng rất lớn trong mối quan hệ giữa nhà nước và người dân khi có phát sinh tranh chấp.

Hình 5: Nguồn thơng tin pháp luật

Nguồn: UNDP, Hội Luật gia Việt Nam, CECODES (2013), Hình 3, tr.23.

Khảo sát thực địa tại các điểm làm thủ tục hải quan, có một điểm chung là lãnh đạo cấp đội được bố trí bàn làm việc cùng nơi làm việc của công chức, lãnh đạo cấp chi cục làm việc trong phòng riêng. Cả hai cấp này là những khâu phân cơng và phê duyệt quan trọng trong quy trình thủ tục hải quan. Giải thích từ phía hải quan về những yêu cầu của công chức cho thấy các yêu cầu khơng nhất thiết là nhằm gây khó dễ để chi tiền mà còn xuất phát từ năng lực của công chức và đại diện doanh nghiệp không nắm vững tất cả các quy định có liên quan đến hàng hóa XNK. Tham khảo thư mục lưu văn bản của một công chức hải quan, bao gồm các luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định, quy chế, công văn hướng dẫn và các loại báo cáo được cập nhật

trong 10 năm cho ra một con số bất ngờ: hơn 7.000 (bảy ngàn) văn bản các loại. Có những vấn để được giải thích, hướng dẫn bằng hàng chục cơng văn của BTC và TCHQ, thậm chí nội dung hướng dẫn không thống nhất giữa các đơn vị nghiệp vụ của TCHQ hay của cùng một đơn vị giữa những thời điểm khác nhau. Những công văn hướng dẫn này càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu minh bạch, gia tăng sự tùy ý của cơng chức, từ đó tạo ra cơ hội tham nhũng. Một phương pháp hệ thống hóa những quy định liên quan đến hàng hóa XNK dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ thực hiện và thực hiện thống nhất cần được triển khai làm ngay nhằm cải thiện tính minh bạch của quy trình thủ tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện và giảm thiểu rủi ro dẫn đến tham nhũng trong ngành hải quan (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)