Kiểm tra hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện và giảm thiểu rủi ro dẫn đến tham nhũng trong ngành hải quan (Trang 34 - 36)

3. YẾU TỐ RỦI RO DẪN ĐẾN THAM NHŨNG TRONG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢ

3.3. Kiểm tra hàng hóa

Kiểm tra hàng hóa là cơng việc do cơng chức trực tiếp thực hiện. Hồ sơ phải kiểm tra hàng hóa thực tế do hệ thống máy tính tự động phân luồng hoặc do công chức kiểm tra hồ sơ đề xuất. Hình thức kiểm tra bao gồm do cơng chức trực tiếp thực hiện, bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, bằng các biện pháp nghiệp vụ khác. Mức độ kiểm tra từ miễn kiểm tra25, kiểm tra một phần theo tỷ lệ nhất định đến kiểm tra tồn bộ. Thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra và mức độ kiểm tra là của Chi cục trưởng dựa trên hệ thống quản lý rủi ro, có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế và các thơng tin thu thập được. Mục đích của kiểm tra hàng hóa là để đối chiếu giữa các nội dung khai báo của doanh nghiệp và hàng hóa thực tế. Các nội dung kiểm tra bao gồm tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ hàng hóa, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa26

25 Ví dụ xăng, dầu nhập khẩu phải kiểm tra hàng hóa thì kết quả giám định số lương, chủng loại, chất lượng do bên thứ ba thực hiện sẽ được sử dụng để xác nhận vào kết quả kiểm tra hàng hóa.

26 BTC (2012) Đăng ký tờ

khai hải quan

Kiểm tra hồ

sơ hải quan hàng hóaKiểm tra

Xác nhận thơng quan

Phúc tập hồ sơ

Đây là khâu mà các doanh nghiệp e ngại nhất khi làm thủ tục hải quan. Điều này không hẳn là do họ khai báo sai mà trước mắt sẽ phát sinh chi phí nâng, hạ container, chi phí bốc xếp, thời gian thông quan dài hơn. Các doanh nghiệp cũng ngại bị làm khó dễ khi cơng chức trực tiếp kiểm tra hàng hóa. Ngoại trừ trường hợp cố ý khai sai, móc nối để bn lậu, hành vi gây khó dễ thường tập trung vào yếu tố mã số. Thay đổi mã số hàng hóa, trong hầu hết các trường hợp, sẽ dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế. Khi đề cập đến các quy định hướng dẫn về phân tích, phân loại, giám định nhằm xác định mã số, một trong số các doanh nghiệp được hỏi cho biết họ chắc chắn việc khai báo là đúng nhưng vì lo ngại kéo dài thời gian27, chi phí giám định cao hay kết quả giám định có thể khơng rõ ràng nên có lúc họ chọn giải pháp nhanh gọn, an tồn là thỏa thuận với cơng chức trực tiếp kiểm tra.

Theo quy định, kiểm tra một lô hàng XNK thông thường do hai công chức thực hiện tại địa điểm kiểm tra tập trung nằm trong khu vực cảng với sự chứng kiến của đại diện doanh nghiệp. Trong điều kiện làm việc như vậy, cơng chức càng có cơ hội làm khó dễ hay thỏa thuận ghi nhận sai lệch kết quả kiểm tra nhằm thu lợi. Trở lại phương trình tham nhũng, quyền quyết định của cơng chức càng lớn nhưng thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ làm tăng nguy cơ tham nhũng. Kiểm tra hàng hóa là cơng việc được ưa thích đối với rất nhiều cơng chức hải quan, nhiều người sẵn sàng “chạy” để được đảm nhận công việc này. Lý do thật dễ hiểu. Các lần phỏng vấn đều cho thấy, doanh nghiệp nào cũng “có chi chút đỉnh” ở khâu này. Quy mơ và mức độ chung chi ở khâu này cũng rất đa dạng và hết sức phức tạp với nhiều quy tắc ngầm khác nhau. Tuy nhiên, những quy tắc này chủ yếu được truyền miệng theo kiểu “trà dư tửu hậu” nên rất khó được kiểm

27 Thời gian thông thường để phân tích, phân loại hay giám định là 30 ngày kể từ ngày lấy mẫu.

Hộp 5: Phát biểu của đại biểu Quốc hội (Tp.HCM) tại buổi Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Hải quan (sửa đổi) chiều ngày 04/11/2013

Đại biểu Trần Du Lịch phân tích: Bản chất của hải quan là cơ quan thu thuế ở các cửa khẩu - gọi chính xác là thuế vụ. Kể cả luật thuế và luật hải quan lần này phải thay đổi quan điểm về quản lý. Đa số doanh nghiệp là ngay tình, chỉ có thiểu số là gian trá. Pháp luật phải lấy đa số làm trọng. Đừng lấy cái thiểu số gian trá để hành hạ những anh lương thiện. Phải làm sao cho doanh nghiệp tự nguyện đóng thuế một cách ngay ngắn, minh bạch. Bây giờ riêng chuyện áp mã thôi là đủ thứ chuyện - mà thay cái mã là tiền tỷ. Các nước họ đều chấp nhận một tỷ lệ thất thoát nhất định, chứ ta cứ địi tận thu 100% thì chỉ làm khổ những anh nghiêm chỉnh mà thơi.

chứng chính xác. Dù vậy, vẫn có thể khẳng định đây là cơng việc có nhiều rủi ro tham nhũng nhất trong quy trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện và giảm thiểu rủi ro dẫn đến tham nhũng trong ngành hải quan (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)