Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) các nước đang phát triển ở châu á (Trang 30 - 33)

2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đố

2.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng

Gần đây, Dilek và Aytac (2013) kiểm tra quan hệ giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng cách áp dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo quý từ quý 1/1992 đến quý 3/2007 và kiểm định đồng liên kết Johansen, nhân quả Granger, phương pháp hồi quy OLS. Tác giả khẳng định không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa nào giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

Laureti và Postiglione (2005) kiểm định tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế của 11 quốc gia trung bình thuộc giai đoạn 1990 - 2000, với phương pháp ước lượng GMM sai phân. Kết quả, dịng vốn FDI khơng có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế.

Ericsson và Irandoust (2001) không phát hiện bất kỳ mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng đối với Đan Mạch và Phần Lan khi kiểm tra tác động nhân quả giữa FDI và sản lượng cho 4 quốc gia OECD (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển). Carkovic và Levine (2002) dùng dữ liệu giai đoạn 1960 - 1995 từ 72 quốc gia với phương pháp OLS và GMM đã khơng tìm thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa FDI và tăng trưởng ở những nước nhận đầu tư.

2.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế

Các nghiên cứu thực nghiệm kiểm định chiều hướng của mối quan hệ nhân quả (causual relationship) giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cho thấy mối quan hệ này có thể là mối quan hệ tương tác hai chiều hoặc cũng có thể là mối quan hệ một chiều, từ FDI đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Thứ nhất, có rất nhiều

những nghiên cứu thực nghiệm tìm được kết quả là mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế theo chiều từ FDI đến tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, các nghiên cứu đã được đề cập như Blomstrom et al. (1992), Athukorala và Menon (1995),… Thứ hai, các nghiên cứu khác tìm thấy mối quan hệ một chiều theo hướng tăng trưởng kinh tế tác động đến FDI. Chakraborty và Basu (2002) kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, với dữ liệu giai đoạn 1990 - 2000. Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả từ GDP tới FDI, hay tăng trưởng kinh tế cao sẽ thu hút đầu tư nước ngoài cao hơn đến quốc gia này. Ngồi ra, một số nghiên cứu cịn cho thấy giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ 2 chiều. Zhang (2001) cho rằng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, khơng chỉ tạo ra nhu cầu về vốn FDI mà còn cung cấp cơ hội tốt hơn để tạo ra lợi nhuận và do đó thu hút nhiều hơn nữa dịng vốn FDI. Thêm vào đó, FDI có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và hỗ trợ phát triển kinh tế của các nền kinh tế chủ nhà thông qua tác động trực tiếp và hiệu ứng lan toả gián tiếp. Do đó, FDI và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc lẫn nhau và sẽ dấn đến quan hệ nhân quả hai chiều.

Liu et al. (2002) kiểm tra sự tồn tại mối quan hệ lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế, FDI và thương mại ở Trung Quốc. Sử dụng dữ liệu hàng quý cho xuất khẩu, nhập khẩu, FDI và tăng trưởng giai đoạn 1981 - 1997. Nghiên cứu tìm thấy tồn tại quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI, tăng trưởng và xuất khẩu. Chowdhury và Mavrotas (2005) sử dụng dữ liệu thời gian ở Chile, Malaysia và Thái Lan giai đoạn 1969 - 2000 với kiểm định Toda-Yamamoto. Kết quả, quan hệ nhân quả 2 chiều giữa FDI và GDP được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia. Đồng thời GDP tác động tới dòng vốn FDI trong trường hợp của Chile.

Các nghiên cứu ở khơng gian quốc gia với dữ liệu bảng cịn cho thấy tồn tại tác động hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Đại diện như Choe (2003) sử dụng dữ liệu 80 quốc gia giai đoạn 1971 - 1995, phát hiện mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và tăng trưởng, mặc dù tác động nhân quả của FDI đối với tăng trưởng là không đáng kể. Abdus Samad (2009) nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 19 nước đang phát triển ở Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh, phát hiện 5 nước là Singapore, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam có mối liên kết hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) các nước đang phát triển ở châu á (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)