Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) các nước đang phát triển ở châu á (Trang 33)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

3.1.1. Các biến trong mơ hình

Dựa vào cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện trước đây, luận văn này đưa ra các biến và cách tính các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế như sau:

Biến tăng trưởng kinh tế: Được dẫn xuất bằng GDP bình quân giá thực

tế theo đầu người. GDP bình quân dùng để so sánh mức độ phát triển của các quốc gia với nhau, đồng thời nó cũng là chỉ tiêu thường được sử dụng để phản ánh tiêu chuẩn cuộc sống. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng chỉ tiêu GDP bình quân như là dẫn xuất cho tăng trưởng kinh tế.

Biến FDI và biến đầu tư tư nhân: Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

và vốn đầu tư của khu vực tư nhân. Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng trưởng kinh tế cho thấy tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của: dòng vốn FDI (Chien et al., 2012) và đầu tư tư nhân (Nicholas Apergis et al., 2008).

Biến cơ sở hạ tầng: Các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm tra tác động cả

cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế với các nhân tố sử dụng phổ biến như (1) sử dụng năng lượng bình quân đầu người, (2) điện năng tiêu thụ bình quân đầu người, (3) đường dây điện thoại (cố định, di động) trên 1.000 dân, (4) mật độ đường sắt trên 1.000 dân, (5) vận tải hàng khơng, vận chuyển hàng hóa cho mỗi triệu km và (6) số đường bộ được trãi nhựa trên tổng số đường bộ (Pravakar Sahoo, Ranjan Kumar Dash, 2010). Tiêu chí phổ biến nhất đối với

các nước đang phát triển là số thuê bao điện thoại cố định trên dân số, là tiêu chuẩn đo lường cho sự phát triển cơ sở hạ tầng. Từ đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễn, đề tài luận văn sử dụng số thuê bao điện thoại cố định và di động trên 100 dân để dẫn xuất cho biến quan sát cơ sở hạ tầng trong đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Biến độ mở thương mại: Lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã cung cấp

bằng chứng thuyết phục cho đề xuất sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Chế độ thương mại cởi mở hơn, sự dễ dàng gia nhập thị trường dẫn đến khả năng lớn hơn để hấp thụ tiến bộ cơng nghệ và hàng hóa xuất khẩu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Để đánh giá độ mở thương mại có nhiều cách thức: kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP, tỷ lệ tăng của xuất khẩu, xuất khẩu trừ (-) nhập khẩu so với GDP. Căn cứ vào thực tiễn cũng như các nghiên cứu thực nghiệm, đề tài luận văn sử dụng kim ngạch mậu dịch (xuất nhập khẩu) như là dẫn xuất cho độ mở thương mại trong đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Biến chi thường xuyên: Gồm các khoản chi tiêu và đầu tư của chính

phủ. Nguồn lực đầu tư của nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện vai trò quan trọng, định hướng cho các nguồn lực đầu tư khác, nhất là các lĩnh vực hiệu quả kinh tế khơng cao và mang tính xã hội. Thành phần chi thường xuyên của chính phủ rất đa dạng gồm các khoản chi mang tính hành chính, duy trì hoạt động, các khoản chi về giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế.  Biến nguồn nhân lực: Dịng chảy FDI chủ yếu từ nước cơng nghiệp phát

triển sang nước công nghiệp mới nên nhu cầu nguồn nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư là rất quan trọng. Để tối đa hóa lợi nhuận vốn, các nhà đầu tư nước ngoài thường nhắm vào lợi thế của nước đầu tư với đầu vào của yếu tố

rẻ hơn. Chi phí lao động thường được xem là yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong lao động sản xuất. Thật vậy, Trung Quốc cung cấp lao động dồi dào và chi phí thấp so với các quốc gia châu Á khác nên dòng chảy FDI vào Trung Quốc rất đáng kể. Qua thực tế và các nghiên cứu thực nghiệm, đề tài luận văn sử dụng tỷ lệ nhập học sau phổ thông để đánh giá tác động của nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Biến ổn định kinh tế vĩ mô: Các dự án FDI có xu hướng tiếp cận ở

những nền kinh tế có tính ổn định kinh tế vĩ mô cao, nhất quán để đảm bảo hiệu quả và ổn định của dịng FDI. Có nhiều cách thức để đánh giá ổn định kinh tế vĩ mô, đề tài luận văn sử dụng tỷ lệ lạm phát như là đại diện cho biến ổn định kinh tế vĩ mơ.

Hình 3.1. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

3.1.2. Mơ hình nghiên cứu

Từ khung phân tích trên và dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm (Lan N. P, 2011; Chien et al., 2012), nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI và các nhân tố

khác đến tăng trưởng kinh tế, đề tài luận văn đề xuất mơ hình thực nghiệm theo phương trình:

Yit = β0 + β1Xit + β2Yi,t-1 + β3CONTROLit + eit

Trong đó:

 Yit: Tăng trưởng kinh tế, được đo lường bởi GDP bình quân giá thực tế theo đầu người của quốc gia i trong năm t.

 Xit: Tập hợp các biến trong mơ hình Cobb-Douglas gồm: FDI, đầu tư tư nhân và nguồn nhân lực.

 CONTROLit: Tập hợp các biến kiểm soát. Các biến kiểm soát bao gồm: (1) chi thường xuyên, (2) cơ sở hạ tầng, (3) độ mở thương mại, và (4) lạm phát.

Căn cứ vào lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, từ đó giúp xác định kỳ vọng dấu của các biến trong mơ hình ước lượng và được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Các biến trong mơ hình tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng dấu

STT Biến kiểm soát Đo lường Dấu kỳ

vọng Nguồn dữ liệu

1 Đầu tư tư nhân Vốn đầu tư của khu

vực tư nhân +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

2 Đầu tư trực tiếp

nước ngoài Vốn FDI thực thi +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

3 Nguồn nhân lực Tỷ lệ nhập học sau

phổ thông +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

4 Chi thường xuyên Các khoản chi tiêu

của chính phủ +/-

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

5 Cơ sở hạ tầng Số thuê bao điện

thoại trên 100 dân +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

6 Độ mở thương mại

Kim ngạch mậu

dịch +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

7 Ổn định kinh tế vĩ

mô Tỷ lệ lạm phát +/-

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

3.2. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI 3.2.1. Các biến trong mơ hình

Ngồi các biến được đề cập trong mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế như: nguồn nhân lực, độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh vĩ mô. Theo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm thì các biến này đều tác động đến thu hút dòng vốn FDI, ngồi ra cịn có thêm biến quy mơ thị trường và chính sách kinh tế vĩ mơ.

Biến quy mô thị trường: Có nhiều lý thuyết khẳng định quy mơ thị

trường có tác động quan trọng và mạnh mẽ đến thu hút FDI. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng tiếp tục khẳng định vai trị của quy mơ thị trường trong thu hút dòng vốn FDI như Yiyang liu (2012). Để đo lường quy mơ thị trường có thể dựa vào: GDP bình quân đầu người, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng GDP bình qn đầu người

có liên quan tới dịng vốn FDI vào nước sở tại, tăng mức thu nhập là một tín hiệu của sự gia tăng quy mơ thị trường và sức mua. Từ thực tiễn trên, đề tài sử dụng GDP bình quân như là dẫn xuất cho biến quy mô thị trường trong đánh giá các yếu tố quyết định thu hút dòng vốn FDI.

Biến chính sách kinh tế vĩ mơ: FDI là hình thức so sánh và tìm kiếm lợi

nhuận của nhà đầu tư nước ngoài, kế hoạch lợi nhuận phải được ước lượng trước khi triển khai dự án. Để kiểm soát kế hoạch kinh doanh hiệu quả, vấn đề thể chế kinh tế vĩ mô ở nước nhận đầu tư rất quan trọng. Để đánh giá thể chế vĩ mơ của chính phủ có nhiều cách thức như dựa vào chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) hay thâm hụt ngân sách. Mơ hình nghiên cứu của đề tài luận văn về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI, cơ cấu biến chính sách kinh tế vĩ mô được dẫn xuất bởi thâm hụt ngân sách như là biến kiểm sốt mơ hình.

3.2.2. Mơ hình nghiên cứu

Từ lý thuyết FDI cũng như đánh giá nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI, đề tài luận văn đề xuất mơ hình thực nghiệm theo phương trình:

FDIit = β0 + β1FDIi,t-1 + β2GDPi,t-1 + β3Xit + eit

Trong đó:

 FDIit là dịng vốn FDI vào quốc gia i trong năm t.

 Xit là tập hợp các biến giải thích, bao gồm: (1) quy mô thị trường, (2) nguồn nhân lực, (3) độ mở thương mại, (4) cơ sở hạ tầng, (5) chính sách kinh tế vĩ mơ, và (6) ổn định kinh tế vĩ mô.

Như đã phân tích trong phần trước, các biến độc lập trong mơ hình thực nghiệm các nhân tố thu hút FDI được xây dựng trên nền tảng lý thuyết FDI và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Từ đó, luận văn đưa ra các thước đo và kỳ vọng dấu của các biến trong mơ hình thu hút FDI, được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2 Các biến trong mơ hình thu hút FDI và kỳ vọng dấu

STT Biến kiểm soát Đo lường Dấu kỳ

vọng Nguồn dữ liệu

1 Quy mô thị

trường

Tăng trưởng GDP

bình quân đầu người +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

2 Nguồn nhân lực Tỷ lệ nhập học sau

phổ thông +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

3 Độ mở thương mại

Kim ngạch thương

mại +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

4 Cơ sở hạ tầng Số thuê bao điện

thoại trên 100 dân +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

5 Chính sách kinh tế

vĩ mô Thâm hụt ngân sách +

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

6 Ổn định kinh tế vĩ

mô Tỷ lệ lạm phát +/-

Dữ liệu được thu thập từ WorldBank

3.3. Các giả thiết nghiên cứu

Các giả thiết được kiểm định trong luận văn này bao gồm:

Giả thiết H1: FDI có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc

gia đang phát triển

Giả thiết H2: Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là một yếu tố tác động tích

cực đến thu hút FDI của quốc gia đó.

Các giả thiết nêu trên sẽ được kiểm định bởi những mơ hình hồi quy của dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này.

3.4. Thu thập dữ liệu

Dữ liệu nghiên cứu được chủ yếu thu thập từ hai cơ sở dữ liệu thứ cấp là cơ sở dữ liệu của ngân hàng thế giới (World databank – Word Bank). Dữ liệu bao

gồm các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và các biến số về tài chính cũng như các chỉ số phát triển của các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới.

Dựa vào phân loại của World Bank và tính sẵn có của dữ liệu, nghiên cứu này tiến hành thu thập dữ liệu các quốc gia đang phát triển ở châu Á (phụ lục 1) trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2014. Dữ liệu thu thập được dưới dạng bảng (panel data). Để đo lường FDI, nghiên cứu này sử dụng hai chỉ số là (i) vốn FDI tính theo giá hiện hành và (ii) FDI tính bằng tỷ lệ phần trăm của GDP.

3.5. Phương pháp ước lượng 3.5.1. Vấn đề nội sinh 3.5.1. Vấn đề nội sinh

Theo Wooldridge (2012, chương 3), một giả định quan trọng của mơ hình hồi quy tuyến tính là giả định kỳ vọng điều kiện bằng 0 (zero conditional mean). Giả định này phát biểu rằng giá trị kỳ vọng của sai số trong một mơ hình hồi quy, trong điều kiện cho trước các biến độc lập, luôn bằng 0. Tức là:

1 2

| , ,.., n 0

E u x x x

Những biến độc lập nào thỏa mãn điều kiện trên được gọi là biến ngoại sinh (exogenous explanatory variables). Khi có một trong số các biến độc lập, chẳng hạn xj, tương quan với sai số u, giả định giả định kỳ vọng điều kiện bằng 0 bị vi phạm. Những biến độc lập có tương quan với sai số u như giải thích trên được

gọi là biến nội sinh (endogenous explanatory variables). Hiện tượng một hay

nhiều biến độc lập có tương quan với sai số của một mơ hình hồi quy được gọi là hiện tượng nội sinh (endogeneity).

Hiện tượng nội sinh làm cho hệ số hồi quy ước lượng bị chệch (biased), tức là giá trị kỳ vọng của hệ số ước lượng và giá trị kỳ vọng của hệ số thực tế không bằng nhau, tức là E i E i .

3.5.2. Lựa chọn biến công cụ để giải quyết vấn đề nội sinh

Hiện tượng tự tương quan được giải quyết bằng phương pháp lựa chọn biến công cụ (instrumental variable), theo Wooldridge (2012, chương 13). Cụ thể, nếu biến xj là biến nội sinh, biến công cụ Z phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) Z không tương quan với sai số u và (ii) Z tương quan với xj. Như vậy, với biến Z làm biến công cụ, hồi quy hai giai đoạn (2 stages least square – 2SLS), sẽ giải quyết vấn đề nội sinh. Quá trình hồi quy hai giai đoạn bao gồm:

(1) Giai đoạn 1: hồi quy biến độc lập xj theo biến cơng cụ Z, và tính tốn giá trị ước lượng (fitted value) của xj từ biến Z, đặt là xj.

(2) Giai đoạn 2: sử dụng xjthay cho xj trong mơ hình hồi quy ban đầu. Khi

đó, xjlà biến ngoại sinh trong mơ hình hồi quy ước lượng biến phụ thuộc ban đầu, vì xjkhơng tương quan với sai số u.

Sử dụng biến công cụ Z và quy trình hồi quy hai giai đoạn, hiện tượng nội sinh được giải quyết. Tuy nhiên, theo Gujarati (1998), việc lựa chọn một biến công cụ thỏa mãn hai điều kiện đã nói trên là khơng dễ dàng. Trên thực tế, đơi khi khơng thể tìm ra những biến công cụ thỏa mãn những điều kiện đó để giải quyết vấn đề nội sinh trong một số mơ hình hồi quy.

3.5.3. Phương pháp mô-men tổng quát

Phương pháp moment tổng quát (Generalized Method of Moments – GMM) được đề xuất bởi Arellano & Bond (1991). Bằng cách sử dụng biến công cụ là

biến độ trễ của biến độc lập nội sinh, chẳng hạn xj, phương pháp GMM giải quyết vấn đề nội sinh trong các mô hình hồi quy dữ liệu bảng.

Đối với mơ hình hồi quy dữ liệu bảng dưới đây:

, 1

it it i t it

Y X Y ,

Sai số ɛ it có thể phân tách thành it vt ui eit . Trong đó, vt là sai số khơng đổi theo đối tượng (individual-invariant error) và ui là sai số không đổi theo thời gian (time-invariant error). Lưu ý rằng phần dư cố định theo thời gian ui tương quan với biến trễ Yi,t-1. Do đó, biến trễ Yi,t-1 là biến nội sinh.

Biến công cụ được đề xuất trong trường hợp này chính là độ trễ của các biến ngoại sinh trong tập hợp các biến giải thích Xit. Vì các biến độ trễ vừa nêu tương quan với Yi,t-1 và không tương quan với sai số, việc lựa chọn các biến đó làm biến cơng cụ là thỏa mãn các điều kiện của biến cơng cụ. Và theo đó, sẽ cho kết quả ước lượng khơng chệch (unbiased estimator) của các tham số trong mơ hình hồi quy.

Phương pháp GMM được sử dụng trong nghiên cứu này để giải quyết vấn đề nội sinh. Mơ hình nghiên cứu có biến trễ của GDP và biến trễ của FDI là những biến độc lập nội sinh, như đã phân tích ở trên. Do đó, trong mỗi mơ hình nghiên cứu, các biến trễ của các biến ngoại sinh được lựa chọn làm biến công cụ, theo phương pháp GMM, để “khử” vấn đề nội sinh trong mơ hình nghiên cứu.

Cụ thể hơn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp GMM sai phân (diffenence GMM). Theo Roodman (2009), phương pháp GMM sai phân được sử dụng cho dữ liệu bảng (panel data) trong một số trường hợp: số đối tượng lớn và thời gian

ngắn (small T and large N); một số biến giải thích tương quan với phần dư mà cụ thể là các giá trị trong quá khứ của nó (biến độ trễ); trong mơ hình có một vài biến nội sinh,… Như vậy, với nhận định rằng mơ hình nghiên cứu của luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) các nước đang phát triển ở châu á (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)