Kỹ thuật trồng hoa lily thương phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình sản xuất củ giống và hoa lily màu thương phẩm chất lượng cao (Trang 49 - 57)

Đây là vấn đề quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa lily. Do đó, trong Dự án này, chúng tôi kế thừa các kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lily thương phẩm của các nước cung cấp giống như Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc cùng với các kết quả thí nghiệm trồng và khảo nghiệm hoa lily ở Đồng bằng sông Hồng . Cho nên kỹ thuật được cải tiến cho phù hợp với từng loại đất, vùng sinh thái và mùa vụ trồng khác nhau. Cụ thể nội dung này được trình bày sau đây.

o Chuẩn bị giống

Căn cứ vào nhu cầu thị hiếu của thị trường, mùa vụ và các điều kiện về thiết bị để lựa chọn giống thích hợp trồng bồn/chậu hay trồng cắt cành, trồng trong nhà màn hay plastic hoặc ngoài trời ởđồng bằng hay vùng núi mà lựa chọn giống cho phù hợp.

Thông thường, trồng hoa lily trong bồn hay chậu, thì chọn giống Hệ lai Châu Á có thân thấp như Yelloween, Waterrllo, Barbados..., bông hoa hướng lên trên hoặc xoè ra hai bên. Những giống này rất phù hợp cho trồng trong chậu. Khi trồng ta chú ý chọn chậu hoặc bồn có kích cỡ vừa phải khoảng 25 x 30 cm để trồng được từ 3 - 5 cây hoặc 7 cây. Cũng có thể chọn những giống lai Phương Đông có hoa thơm để trồng vào chậu vào dịp lễ Tết. Nhưng ở nước ta, phổ biến vẫn là trồng hoa cắt cành, còn muốn chơi hoa chậu thì

khi thu hoạch, thu cả củ rồi đem trồng vào chậu/bồn tuỳ theo yêu cầu của người chơi hoa để trồng nhiều cây hay ít. Khi trồng trực tiếp vào chậu ngay từđầu vụ, kích cỡ củ chỉ cần 12 - 14 cm (chu vi củ). Đối với hệ lai Phương Đông kích cỡ là 14 - 16 cm hoặc 16 - 18 cm trở lên. Còn khi trồng trong nhà lưới hoặc plastic hay ngoài đồng ruộng, chúng tôi chọn những giống hệ lai Châu Á có kích cỡ củ 14 - 18 cm, 16 -1 8 cm, hệ lai phương Đông kích cỡ củ 16 - 18 cm và 18 - 20 cm hoặc to hơn. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng hoa và đáp ứng thị trường phía Bắc (thích nhiều bông hoa/cành).

o Thời vụ: Ngoài yếu tố kỹ thuật, thì thời vụ là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả

kinh tế của việc trồng lily thương phẩm. Vì trên cơ sở điều kiện khí hậu, thời tiết, nhu cầu thị trường để quyết định trồng loại hoa nào, thu hoạch vào thời điểm nào, trồng ở địa điểm nào. Ví dụ: để tiêu thụ với số lượng lớn vài chục ngàn bông trở lên, phải cho thu hoạch vào các ngày lễ, Tết. Nếu thu hoạch phục vụ 10/10, 20/11 chỉ có thể trồng ở Đà Lạt, Sa Pa và Tam Đảo. Còn phục vụ cho Tết Nguyên đán và 8/3 thì có thể trồng ở Đà Lạt và vùng đồng bằng sông Hồng.

o Kỹ thuật trồng và mật độ trồng

Sau khi chọn được củ giống đủ tiêu chuẩn phù hợp với mùa vụ và thị trường, đất đã chuẩn bị sẵn trước đó vài tuần: xử lý đất tơi xốp, khử trùng và lên luống theo tiêu chuẩn để trồng củ giống (mặt luống rộng 0,8m - 1m).

Khi củ giống và đất đã được chuẩn bị kỹ, tiến hành trồng với mật độ 20-30 củ/ m2 tuỳ theo giống. Ví dụ: Với củ hệ Phương Đông trồng mật độ 20 - 25 củ/m2 còn một yếu tố phụ thuộc nữa là kích cỡ củ. Củ có kích cỡ càng lớn trồng càng thưa vì cây sau này cho nhiều hoa hơn củ có kích cỡ nhỏ. Ở các nước trồng lily như Hà Lan, Đài Loan và Trung Quốc khi trồng trong nhà kính có đủ điều kiện thiết bị máy móc để điều chỉnh nhiệt độ, độẩm, ánh sáng, nồng độ khí CO2....thì mật độ trồng rất dày như Bảng 15. Bảng 15. Mật độ trồng của các nước bản địa Kích cỡ (cm) Mật độ củ /m2 10-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-22 >22 Hệ lai Châu Á 60-70 55-65 50-60 40-50

Sorbonne Stagazer Casablanca

Hệ lai Longiflorum 55-65 45-55 40-50 35-45

Hệ lai L/A 50-60 40-50 35-45

Dẫn liệu ở Bảng 15 cho thấy mật độ trồng các giống lily ở các nước tiên tiến khá cao đối với tất cả các giống thuộc 4 hệ lai. Chúng xê dịch từ 25-35 củ/m2 đến 60-70 củ/m2 tuỳ kích cỡ củ và hệ lai. Thông thường Hệ lai Châu Á và Hệ lai Longiflorum có mật độ trồng cao hơn đối với hệ lai Phương Đông ở các kích cỡ nhỏ. Nguyên do cấu trúc của cây và hoa Hệ lai Châu Á gọn hơn so với Hệ lai Phương Đông. Khi những giống lily thuộc các hệ lai khác nhau được nhập vào Việt Nam thì qua các thử nghiệm thăm dò và sản xuất ở Đà Lạt - Lâm Đồng, Sapa - Lào Cai, Tam Đảo - Vĩnh Phúc...thì thấy rằng tất cả các giống lily như Hệ lai Châu Á và Hệ lai Phương Đông đều có mật độ trồng thấp hơn nhiều so với mật độ trồng ở các nước Hà Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Nguyên do khí hậu, đất đai và điều kiện canh tác của ta còn thua kém xa họ. Do đó, nếu trồng như họ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng hoa thương phẩm. Chỉ có ở Công ty Hasfarm - Đà Lạt thì mật độ trồng tương đương với ở các nước trên. Những vẫn phải thấp hơn từ 5- 10 củ/m2. Số liệu về vấn đề này được nêu ở Bảng 16.

Bảng 16. Mật độ trồng củ lily áp dụng ở Việt Nam Kích cỡ củ(cm) 10-12 12-14 14-16 16-18 18-20 Hệ lai Châu Á Yelloween 35-40 35-40 30-35 Barbados 30-35 30-35 25-30 Brunello 30-35 30-35 25-30

Hệ lai Phương Đông

Sorbonne 25-30 20 - 25 20 - 25

Tiber 25 -30 20 - 25 20 - 25

Bernini 25 - 30 20 - 25 20 - 25

Medusa 25 - 30 20 - 25 20 - 25

Hệ Lai Longiflorum 25 - 30 20 - 25 20 - 25

Dẫn liệu ở Bảng 15 với Bảng 16 cho thấy tất cả các giống hoa lily nhập nội từ nước ngoài vào Việt Nam dù ở Hệ lai nào thì mật độ trồng đều thấp hơn nhiều so với nơi bản địa. Nguyên nhân nhưđã nói ở trên là do đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác của ta còn chưa đáp ứng được như nơi xuất xứ của loại hoa này.

Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm khi trồng ở Sapa, Tam Đảo hoặc Đông Anh - Hà Nội, Văn Giang - Hưng Yên và vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng hoặc kết quả khảo nghiệm của tác giảĐặng Văn Đông ở Viện nghiên cứu rau quả ở Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Yên Bái.... đều trồng ở mật độ từ 25-35 củ/m2 tùy theo giống và kích cỡ củ giống. Nếu ở Việt Nam trồng ở mật độ cao, cây sẽ mảnh mai, yếu, không đủ ánh sáng về vụ Đông, cây còi cọc, dễ đổ. Chất lượng hoa kém như bông nhỏ dài, giảm hương thơm và màu sắc hoa nhạt dẫn đến hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa thấp.

o Kỹ thuật chăm sóc

Sau khi trồng củ lily để lấy hoa thương phẩm, chúng ta tiến hành chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, quản lý dinh dưỡng, cung cấp nước tưới như trồng lấy củ ở chu kỳ 2 hay chu kỳ 3 như đã nêu trên. Tuy nhiên, lượng phân bón N:P:K tỷ lệ 20:8:20 được tăng lên 80g/m2. Vào dịp phân nụ hoa, ta pha loãng và tưới 2 lần , mỗi lần cách nhau 15 ngày. Đây là những cải tiến của Dự án khi nhập các giống lily về trồng hoặc trồng từ củ thương phẩm do Dự án sản xuất. Mọi chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển đặc điểm nông sinh học của các giống hoa được trồng để lấy hoa thương phẩm được nêu ở Bảng 17 và 18.

Bảng 17. Một sốđặc điểm nông sinh học của các giống lily trồng lấy hoa thương phẩm vụ 11/2006 - 2/2007 tại Đông Anh - Hà Nội

Chiều cao cây sau khi trồng (cm) Tỉ lệ mọc (%) 30 ngày 50 ngày 60 ngày Số lá Chiều cao cây lúc thu hoạch Đường kính thân Số nụ hoa/cây

Giống nhập nội Sorbonne 98,8 41,5 56,7 79,3 53,2 88,2 1,5 6,7 Tiber 96,7 30,1 51,2 70,2 45,3 84,2 1,2 4,8 Bernini 96,8 33,2 53,1 70,0 48,7 90,3 1,2 4,5 Yelloween 98,5 31,8 43,2 61,3 37,5 85,1 1,0 5,9 Giống sản xuất trong nước Sorbonne 95,3 40,2 51,1 76,3 53,0 87,5 1,4 5,5 Tiber 95,1 29,3 47,9 64,1 46,2 85,1 1,2 4,5 Bernini 95,9 31,1 50,6 69,2 48,1 90,0 1,2 5,0 Yelloween 07,3 30,5 40,2 59,7 37,5 84,8 1,2 5,0

Dẫn liệu ở Bảng 17 cho thấy rằng một sốđặc tính nông sinh học của các giống hoa lily nhập nội từ Hà Lan so với các giống này được nhân tại Việt Nam thì các đặc điểm này không khác nhau nhiều lắm. Sự khác biệt phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống và các đặc tính. Trong đó có các đặc tính nông sinh học nghiên cứu như: tỉ lệ này mầm, tốc độ sinh trưởng, chiều cao cây và đặc biệt là số nụ hoa / cây đều thấp hơn hoặc bằng so với các giống nhập ngoại. Điều này có thể khẳng định rằng chúng ta có thể trồng, nhân giống củ lily để dần dần thay thế một phần giống nhập ngoại phục vụ cho mục đích sản xuất trong nước. Tuy nhiên, số nụ hoa/ cành và đường kính thân có giảm đi đôi chút, nhưng thực tế vẫn chấp nhận được.

Việc suy giảm đi như thế này có thể là do chúng ta nhân nhiều lần Invitro từ củ giống ban đầu nhập từ Hà Lan về, sau đó lại trồng 3 vụ liên tiếp ngoài đồng ruộng. Do đó, rất có thể củ giống một phần suy giảm sức sống do bị nhiễm một số loại sâu bệnh, đặc biệt là do virus xâm nhập vào củ, mặt khác do kỹ thuật trồng trọt của ta còn thủ công chưa thể bằng các nước tiên tiến nên chưa phát huy được tiềm năng của giống. Duy có một điều là hoa và chất lượng hoa cũng như sự phát triển bình thường của cây lily từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch ngoài đồng ruộng nhìn bằng mắt thường khó phân biệt được đâu là hoa trồng từ củ nhập của Hà Lan, đâu là hoa trồng từ củ do ta sản xuất. Chỉ khi đo đếm cụ thể số lượng lớn các cây thí nghiệm nghiên cứu thì mới thấy sự khác biệt. Do đó, về mặt chủ quan, chúng ta có thể khẳng định rằng chúng ta có thể nhân củ lily in vitro,

sau đó trồng 3 vụ liên tiếp trong nhà lưới để tạo củ thương phẩm phục vụ sản xuất nội địa. Tuy vậy, trong quá trình sản xuất thử và tính toán sơ bộ thì giá thành không rẻ hơn là mấy so với nhập nội. Vì ta mới chỉ sản xuất thử vài chục nghìn củ. Nếu có một xưởng pilot hay công ty đầu tư chuyên sản xuất nhân giống thì chắc chắn giá thành sẽ giảm hơn so với nhập khẩu.

Ở Việt Nam, chi phí năng lượng (điện) quá lớn cho giai đoạn bảo quản và phá ngủ. Còn ở Hà Lan, Trung Quốc và Đài Loan có mùa Đông băng giá rất phù hợp cho giai đoạn này không cần dùng kho lạnh chạy điện nên giá thành có thể chấp nhận được. Giá thành củ lily giống sản xuất ở Việt Nam Hệ lai Châu Á là 7.500đ so với nhập là 8.000đ, hệ lai Phương Đông là 8.500 - 9.500 đ so với nhập là 10.000đ - 11.000đ. Nếu nhập với số lượng 1 công ten nơ 20 feet khoảng 120.000 củ thì giá thành ngang nhau. Do nhập nhiều vận chuyển bằng đường biển chứ không phải bằng đường không. Tuy vậy, ta vẫn phải làm để tạo công ăn việc làm cho người dân, đồng thời tăng kỹ năng cho cán bộ nghiên cứu khoa học trong nước khi triển khai các Dự án sản xuất thử nghiệm để đưa nhanh các tiến bộ vào sản xuất. Nếu chúng ta không làm tất yếu sẽ luôn phụ thuộc vào nước ngoài.

Dẫn liệu ở Bảng 17 còn chỉ rõ một điều là các đặc điểm về hoa, độ bền hoa cắt và độ nhiễm các loại sâu bệnh hại ở tất cả các giống thí nghiệm có nguồn gốc nhập nội hay giống sản xuất được trong nước đều có những đặc điểm tương tự nhau. Tuy nhiên khi đi vào chi tiết ta thấy các giống được sản xuất trong nước có hoa bé đi đôi chút và số lượng bông hoa/cành cũng ít hơn. Nhưng độ bền của hoa và các đặc tính nhiễm sâu bệnh cũng tương tự như các giống nhập từ Hà Lan về. Điều đó chứng tỏ một khả năng to lớn có thể nhân giống hoa lily ở Việt Nam để từng bước giảm lượng nhập. Mặt khác cũng mở ra cho chúng ta khả năng tạo được các giống lai mới sau đó có thể nhân in vitro để tạo ra một số lượng lớn củ hoa thương phẩm phục vụ cho sản xuất hoa thương phẩm.

Trong 2 vụ sản xuất thử của Dự án, tổng số các giống nhập nội và giống tự sản xuất từ 2005 - 2007 là 65.000 củ, trong đó có 30.000 củ tự nhân giống trong nước còn lại 35.000 củ là nhập từ nước ngoài để so sánh với các mẫu củ được sản xuất trong nước. Chúng ta có thể tóm tắt kỹ thuật trồng hoa lily thương phẩm theo Phụ lục 6 Trang 81.

Bảng 18. Một số đặc điểm thời gian sinh trưởng, độ bền hoa cắt và khả năng chống chịu sâu bệnh của một số giống lily trồng lấy hoa thương phẩm vụ 10/2006-2/2007

tại Đông Anh - Hà Nội Tên giống Số hoa/ cành Đường kính nụ lúc chuyển màu (cm) Chiều dài hoa lúc chuyển màu (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) Sâu cắn lá Nhện đỏ Bệnh phấn trằng Bệnh kho đầu lá Giống nhập nội Sorbonne 6,3 4,3 12,5 15 + + * * Tiber 4,8 4,2 11,3 14 + + ** * Bernini 4,5 3,5 9,5 12 + + ** * Yelloween 5,9 3,5 12,3 12 + + * ** Giống sản xuất trong nước Sorbonne 5,5 4,2 11,5 15 + + * * Tiber 4,5 4,2 11,0 14 + + * ** Bernini 4,0 3,3 8,3 12 + + ** ** Yelloween 5,0 3,6 12,2 12 + + ** * Chú thích: + Sâu hại nhẹ 1- 5% * Bệnh hại nhẹ 1-5%

++ Sâu hại trung bình 5-10% ** Bệnh hại trung bình 5-10%

Thu hoạch: thu hoạch khi có 1-2 bông chuyển màu, phân loại theo số bông/cành, độ dài ngắn của cành hoa, loại hoa theo giống và đóng gói theo yêu cầu của khách hàng từ 5 - 20 cành/bó hoặc 5-10 cây/bó có củđể trồng chậu. Có thểđưa bảo quản trong kho lạnh 2-5 ngày trước khi giao hàng thì cành sẽ dẻo hơn, không ròn dễ vận chuyển.

o Đóng gói: nếu vận chuyển đường hàng không thông thường phải đóng vào thúng cát tông, cứ một lượt hoa (đã bó) lại rải một lớp giấy mềm (báo hay giấy vệ sinh); có lỗ thông khí ở hai bên thùng.

Thu hoạch, đóng gói, vận chuyển vào kho bảo quản lạnh Sơ đồ trng hoa lily thương phm

Củ lily thương phẩm đã được phá ngủ, nảy mầm đều, sạch bệnh

Trồng trên đất tơi xốp đã được vệ sinh, bón lót phân ủ mục, làm luống 50cmx80cm, mật độ 20-

35 củ/m2 tuỳ theo giống và vùng sinh thái

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bón phân dinh dưỡng, tưới nước đảm bảo độẩm, ánh sáng và

thoáng gió, theo dõi, đo đếm, ghi chép

Bón phân đặc hiệu hoặc chất kích thích ra hoa

Thu hoạch khi có 1- 2 bông chuyển màu, đóng gói, bảo quản, vận chuyển tới nơi tiêu thụ

4) Xây dựng được 4 mô hình sản xuất hoa lily ở các vùng sinh thái khác nhau: Đà Lạt - Lâm Đồng, Tam Đảo - Vĩnh Phúc; Sapa - Lào Cai và Đông Anh - Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình sản xuất củ giống và hoa lily màu thương phẩm chất lượng cao (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)