Kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để sản xuất củ thương phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình sản xuất củ giống và hoa lily màu thương phẩm chất lượng cao (Trang 35 - 36)

Sau khi nhận được một số lượng lớn củ bi bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitroin vivo các giống đã được đánh giá là có triển vọng phát triển trong sản xuất như Sorbonne, Tiber, Acapulco, Bernini....chọn mỗi giống 6.000 - 7.000 củ có kích cỡ đồng đều nhau từ 0,5-0,8cm đường kính, đem xử lý lạnh ở nhiệt độ 2 - 50C trong thời gian 8-10 tuần, độ ẩm 85% để phá ngủ. Sau đó đem ra trồng ở những luống đất đã chuẩn bị sẵn tại Tam Đảo và Sapa. Chọn đất cần chú ý đất phải tơi xốp, đánh luống cao 50 cm x 10m x 0,70m. Để đảm bảo cho luống đất tơi xốp, phải trộn thêm các giá thể như trấu hun, xơ dừa, hoặc bọt núi lửa nghiền nhỏ bằng hạt ngô, hoặc xỉ than lò gạch nghiền nhỏ với phân hữu cơủ mục. Mục đích của việc làm này là đảm bảo cho đất luôn tơi xốp, giữ được độ ẩm và bảo đảm dinh dưỡng cho cây sau này.

Vì hoa lily rất nhạy cảm với hàm lượng muối hoặc Clo trong đất cũng như pH của đất, do đó trước khi trồng củ lily từ 4 - 6 tuần ta phải lấy mẫu đất để phân tích kiểm tra hàm lượng muối và Clo trong đất. Nếu hàm lượng muối hoặc Clo trong đất cao thì phải dùng vôi và nước rửa đất, đồng thời điều chỉnh độ pH cho phù hợp với các yêu cầu của các giống lily (Hệ lai Châu Á: pH thích hợp từ 6-7; Lily thơm hay loa kèn: pH 5,5 - 6,5) Để chỉnh độ pH thấp xuống ta có thể dùng một lớp than bùn rải lên trên bề mặt luống. Khi bón phân dùng loại phân bón có chứa Urê để hạ thấp độ pH. Còn để nâng cao độ pH của đất, trước khi trồng ta dùng hỗn hợp mùn trộn với vôi bột hoặc dùng vôi bột có chứa

Mg trộn thật đều với đất. Chú ý sau khi dùng vôi ít nhất 1 tuần sau mới được trồng. Trong quá trình sinh trưởng tốt nhất nên dùng phân Nitratamon NH4NO3 để tăng cao độ pH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình sản xuất củ giống và hoa lily màu thương phẩm chất lượng cao (Trang 35 - 36)