Phân bón lót

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình sản xuất củ giống và hoa lily màu thương phẩm chất lượng cao (Trang 36 - 45)

Lượng phân bón lót đầy đủ là rất quan trọng, nó không chỉ bảo đảm chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát dục của hoa lily mà còn làm cho đất tơi xốp, thay đổi cấu trúc của đất, rất có ích cho sự hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ. Do đó, trước khi trồng cần xem xét kết cấu của đất, hàm lượng dinh dưỡng và muối trong đất mà ta bón phân hữu cơđã ủ mục theo những liều lượng khác nhau. Thông thường dùng 1m3 phân chuồng ủ mục bón lót cho 100 m2 hay 200 - 300 kg cho 100 m2. Tuyệt đối không dùng phân hữu cơ tươi chưa ủ, vì phân tươi nóng dễ gây cháy rễ. Nếu đất có tỷ lệ sét cao thì phải trộn thêm 10 - 20% than xỉ hoặc bọt núi lửa và phân chuồng ủ mục để bón thì kết cấu của đất mới tơi xốp.

Trong thí nghiệm của chúng tôi, đất ở Sa Pa khá tơi xốp. Còn ở Tam Đảo (đá), Đông Anh (sét) và Văn Giang (sét) phải dùng đất phù sa thay thế, nên phải dùng phân chuồng ủ mục (1 năm) với trấu, tro, vôi bột và cỏ xanh với lượng 500 kg/100m2.

Phân chuồng được ủ 1 năm Trộn tro và trấu

Bón lót c. Khử trùng tiêu độc cho đất

Vì cây hoa lily rất mẫn cảm với sâu bệnh, nhất là khi ta trồng những củ bi ra đất nên phải khử trùng tiêu độc cho đất trước khi trồng.

Ở các nước tiên tiến như Hà Lan, Nhật Bản, người ta thường dùng các ống dẫn hơi nước có đục lỗ cắm sâu vào đất 25 - 30 cm, các ống cách nhau 40 cm, trên mặt luống phủ một lớp nilon, rồi phun hơi nước liên tục ở nhiệt độ 75 - 80OC trong 1 giờ. Phương pháp này tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật gây bệnh trong đất, các ấu trùng sâu bọ. Phương pháp này hiệu quả cao nhưng giá thành đắt. Do đó có thể dùng thuốc Formalin 40% pha loãng tỷ lệ 1/50 hay 1/100 phun vào luống đất với liều lượng 25ml/1m2 ở nhiệt độ 18- 20OC rồi dùng nilon phủ kín luống sau 1 tuần thì rỡ bỏ nilon trước khi trồng.

Trong điều kiện Việt Nam, những doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trồng hoa ởĐà Lạt và Sơn La dùng phương pháp thứ nhất. Còn trong Dự án vì kinh phí có hạn, giá thành cao thị trường Hà Nội không chấp nhận nên chúng tôi dùng phương pháp thứ 2 để vệ sinh cho đất nên hạn chế được nhiều loại sâu bệnh hại củ bi lúc trồng và cây con sau này.

d. Làm đất

Làm đất là khâu chuẩn bị cuối cùng của việc trồng lily. Thông qua việc cày xới, dọn cỏ, vệ sinh tạp chất có hại cho cấu trúc của đất như gạch, đã, sỏi....trộn phân lót làm cho đất dễ thấm nước, có độ thông thoáng cho các loại vi sinh vật hoạt động, tăng nhanh sự phân giải và chuyển hoá các chất hữu cơ, làm cho đất tơi xốp có lợi cho sự phát triển của hệ rễ.

Khi làm đất cần chú ý đến độẩm thích hợp, tiến hành làm đất khi độẩm trong đất là 40-50%, sau đó ta lên luống để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý vườn. Độ cao thấp của luống căn cứ vào điều kiện khí hậu, mùa vụ, địa hình và chất đất vùng đó để quyết định. Nếu là vùng có độ mưa nhiều như Sa Pa, Tam Đảo địa thế thấp thì phải làm luống cao ≥ 50 cm, còn nếu vùng có địa thế cao, mưa ít thì làm luống thấp ≤ 50 cm để tiện cho công tác tưới tiêu. Thí dụ như ở Đông Anh, Văn Giang vào vụ Đông - Xuân, trời ít mưa, khí hậu lại khô hanh nên ta có thể làm luống ≤ 50 cm . Mặt luống thường rộng từ 60 cm đến 1m. Giữa các luống có rãnh để thoát nước và đi lại khi chăm sóc cho tiện.

Dùng đất phù sa bãi Phay đất, làm luống

e. Trồng củ

Ở các nước tiên tiến, người ta thường trồng trong nhà kính có hệ thống điều khiển nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất. Do đó có thể trồng hoa lily quanh năm. Còn ở Việt Nam, nếu ở Đà Lạt - Lâm Đồng, Sa Pa - Lào Cai và Tam Đảo - Vĩnh Phúc có thể trồng hầu như quanh năm , tốt nhất trong nhà màn và nhà plastic thông thoáng và bảo đảm độ chiếu sáng. Còn ởĐồng bằng sông Hồng chỉ trồng được vào vụ cuối Thu năm trước sang Đông - Xuân năm sau. Tức là từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Trong Dự án này để trồng củ lily sơ cấp, chúng tôi đã sử dụng các luống đất làm đúng quy định kỹ thuật đã nêu ở trên, trồng mật độ 100 củ/m2, khoảng cách 10 x 10 cm. Vì trồng để lấy củ có kích cỡ lớn hơn chứ không phải trồng lấy hoa thương phẩm, nên mỗi giống trồng 60- 70 m2 , với tổng số là 6.000 củ. Kết quả và tỉ lệ nảy mầm, chiều cao cây và kích cỡ củ sau một chu kỳ trồng được nêu ở Bảng 10.

Bảng 10. Tỉ lệ nảy mầm, chiều cao cây và kích cỡ củ sau một chu kỳ trồng tháng 3 - 6 /2005 tại thị trấn Tam Đảo - Vĩnh Phúc - vụ thứ nhất Mọc cây Cây sống Giống (Kích cSố lượng cỡ củủ) Số cây Tỷ lệ (%) Số cây Tỷ lệ (%) Chiều cao cây (cm) Kích cỡ củ lúc thu hoạch (cm) Sorbonne 7.000 (0,5-0,7) 6.650 95 6.550 98,5 48,5± 1,9 1,7-1,9 Tiber 6.000 (0,5-0,7) 5.820 97 5.616 96,5 39,6± 2,5 1,6-1,8 Bernini 6.000 (0,5-0,7) 5.874 97,9 5.662 96,4 39,3± 2,7 1,6-1,7 Yelloween 6.000 (0,5-0,7) 5.892 98,2 5.727 97,2 44,7±2,4 1,4-1,6

Qua dẫn liệu ở Bảng 10, ta thấy rất rõ là: số lượng cây mọc và tỷ lệ sống của cây đến lúc thu hoạch ở mỗi giống hoa lily thí nghiệm là khác nhau. Tuy nhiên sự khác biệt đó không lớn. Chúng xê dịch từ 95% ở giống Sorbone đến 98,2% ở giống Yelloween. Tỷ lệ sống của các cây hoa lily ở các giống thí nghiệm cũng có những bức tranh tương tự. Độ sống xê dịch từ 96,4% ở giống Bernini đến 98,5% ở giống Sorbonne.

Như vậy đặc điểm của giống cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc và sống của cây đến lúc thu hoạch. Khi xem xét đặc tính chiều cao cây và kích cỡ củ lúc thu hoạch, chúng

tôi thấy rằng chiều cao cây có độ khác biệt giữa các giống. Cao nhất là giống Sorbnne đạt 88,2 cm lúc thu hoạch. Còn giống có chiều cao thấp nhất là giống Bernini 77,6 cm. Kích cỡ củ cũng có sự khác biệt giữa các giống lily thơm và không thơm. Còn các giống lily thơm không có sự khác biệt lớn có ý nghĩa.

Qua dẫn liệu ở Bảng 10, ta thấy giống lily không thơm Yelloween sau 1 vụ trồng kích cỡ củ có đường kính đạt 1,4 - 1,6 cm. Trong khi đó các giống lily thơm như Sorbonne đạt 1,7-1,9 cm; Tiber đạt 1,6 - 1,8 cm và Bernini đạt 1,6 - 1,8 cm. Như vậy sau một vụ trồng kích cỡ củ lily ở tất cả các giống thí nghiệm đã tăng từ 2 - 3,5 lần.

Thời gian sinh trưởng và đặc tính chống chịu sâu bệnh của 4 giống thử nghiệm cũng được chúng tôi tập trung nghiên cứu. Kết quả về vấn đề này được nêu ở Bảng 11.

Bảng 11. Thời gian sinh trưởng và đặc tính nhiễm một số bệnh chính của 4 giống lily thử nghiệm tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc tháng 3-7/2005 - Vụ thứ nhất Giống Thời gian sinh trưởng (ngày) Sâu cắn lá Nhện đỏ Rệp nâu phấBn trệnh ắng Bệnh khô lá Sorbonne 105 + + * * * Tiber 97 + + ** * * Bernini 98 ++ ++ ** * * Yelloween 69 ++ + ** * * Chú thích: + Sâu hại nhẹ 1- 5% * Bệnh hại nhẹ 1-5%

++ Sâu hại trung bình 5-10% ** Bệnh hại trung bình 5-10%

Dẫn liệu ở Bảng 11 cho thấy thời gian sinh trưởng từ lúc trồng củ bi cho đến lúc thu hoạch củở chu kỳ trồng ra đất lần thứ nhất ở các giống lily thí nghiệm là khác nhau tùy theo giống. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống Yelloween: 89 ngày và giống dài nhất là giống Sorbonne: 105 ngày. Trong điều kiện trồng ở Tam Đảo và Sa Pa, thời gian sinh trưởng của các giống đều kéo dài hơn ở Đồng bằng sông Hồng vào vụ Đông - Xuân từ 18 - 20 ngày. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo nghiệm các giống hoa lily thương phẩm của chúng tôi. Các giống cũng phản ứng với các loại sâu bệnh là rất khác nhau. Trong 4 giống thí nghiệm, giống Sorbonne có khả năng chống chịu sâu bệnh khá nhất. Sau đó là đến giống Tiber. Giống Bernini là mẫn cảm với sâu bệnh nhất. Do

đó, trong qúa trình trồng phải luôn theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Nếu không nhện đỏ và sâu ăn lá sẽ phá hoại toàn bộ lá, như vậy sẽ làm cho cây không sinh trưởng được dẫn đến củ sẽ nhỏ, ảnh hưởng đến quá trình trồng tiếp để tạo củ thương phẩm có kích cỡ đường kính từ 2 - 4 cm sau này. Để phòng trừ sâu bệnh hữu hiệu cho cây hoa lily ở giai đoạn này chúng ta có thể sử dụng Serpa, Song Mã 50 EC, Abametin 2,8%, Supracid để trừ sâu đỏ, sâu cắn lá, rệp. Còn trừ bệnh ta dùng Acrobat, Bavectin, Damycine 5WP, Scorc....phun 10 ngày 1 lần. Nếu thấy cây sinh trưởng phát triển tốt không có triệu chứng sâu bệnh thì 20 - 30 ngày mới phun thuốc phòng trừ bệnh 1 lần.

ƒ Bổ sung dinh dưỡng

Trong quá trình trồng để sản xuất củ giống cũng như trồng hoa lily thương phẩm, vấn đề bón phân để bổ sung dinh dưỡng cũng như tưới nước là rất quan trọng. Nếu lơ là hai việc này thì cây hoa lily sẽ sinh trưởng kém, dễ bị sâu bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến kích cỡ củ và hoa thương phẩm. Do đó, chúng ta phải hết sức lưu tâm bón phân và tưới nước đầy đủ cho lily.

Dù trồng trên đất có độ phì cao hay nghèo dinh dưỡng thì cây lily ở các thời kỳ sinh trưởng phát dục hay vỗ “béo” củ cũng đều cần dinh dưỡng đầy đủ. Phân bón không đầy đủ không những làm giảm sản lượng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kích cỡ và chất lượng của củ thương phẩm. Thông thường ta bắt đầu bón từ tuần thứ 3 sau trồng đến 4 tuận trước khi thu hoạch củ và 3 tuần trước khi thu hoạch hoa đối với lily trồng để lấy hoa thương phẩm.

Trong thời kỳ sinh trưởng thân và lá của lily, ta dùng phân N:P:K, tỉ lệ 20:8:20 để bón bằng cách pha loãng rồi tưới vào gốc với lượng 50 g/m2. Còn sáng đến thời kỳ thúc nụ hoặc vỗ “béo” củ ta dùng phân Nitơrat Kali N:P:K tỉ lệ 12:0:44. Đồng thời bón phân N:P:K tỉ lệ 20:8:20 với lượng 50g/m2 sau 20 ngày .

Để tăng kích cỡ củ giống và chất lượng củ giống, nên lưu ý bổ sung nguyên tố vi lượng cho đất trồng lily. Nếu đât có nhiều đá vôi, nên bổ sung Bo vởi tỉ lệ 0,5 g Borax/m2. Nếu thiếu sắt, trên lá thấy chó hiện tượng vàng nõn chuối hay khô đầu lá, cần bổ sung F2SO3 pha ở nồng độ 0,5%, phun đều trên mặt luống. Trường hợp phun trực tiếp trên lá phải pha loãng hơn với nồng độ 0,1%.

Như ta đã biết củ lily được cấu tạo bởi nhiều vảy chồi, thông thường mà nói lily là cây có khả năng chống hạn tốt. Tuy nhiên, những thân, cành, lá non có nhiều nước nên cây rất cần đến nhiều nước để chống đỡ, sinh trưởng và phát triển. Do đó, trong quá trình trồng hoa lily để lấy củ hay hoa thương phẩm đều rất cần đủ nước. Nếu sau khi trồng tưới nước không thấm, đất không đủ độẩm thì cây sẽ mọc chậm, sinh trưởng kém ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống chịu sâu bệnh và chất lượng kích cỡ củ hay hoa sau này. Ngược lại nếu ở thời kỳ mới trồng mà độẩm trong đất quá lớn thì cũng rất bất lợi cho cây lily, thân và cành lá sẽ mềm yếu. Trong thời kỳ vỗ béo củ mà đất bị khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến kích cỡ và chất lượng củ, đồng thời lại hay bị sâu bệnh. Do đó, trong quá trình trồng hoa lily để lấy củ thương phẩm, ta nên tưới nước 2-3 ngày 1 lần sau 8h sáng và sau 4h chiều. Đối với vùng Đồng bằng vào vụ Đông hoặc mùa hè ở vùng núi thì tưới sau 10h sáng và sau 3h chiều. Lưu ý về mùa hè không được tưới vào buổi trưa lúc trời nóng, nhiệt độ cao. Vì tưới nước vào lúc này sẽ gây sốc nhiệt, lá, thân dễ bị nhũn dẫn đến cây chết.

Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách lấy tay nắm đất và ép mạnh nếu thấy nhấp nháp tay là độ ẩm vừa phải. Từđó có thể chỉnh lượng nước tưới: vào vụĐông, ởĐồng bằng sông Hồng tưới 8-9 lít/m2, còn ở vùng núi do độ ẩm cao nên chỉ cần tưới 5 - 6 lít/m 2.

Ngoài việc bón phân bổ sung và tưới nước đều ta còn phải chú ý đến việc làm cỏ, xới gốc cho đất xốp, tạo điều kiện cho ô xy thấm vào đất, giúp cho bộ rễ và củ phát triển tốt tạo điều kiện cho kích cỡ củ sau này được bảo đảm. Mặt khác khi cây đã cao 50-60 cm, ta cần dùng dây hay cọc đan lưới ô vuông phòng cây nghiêng ngả hoặc đổ. Vì nếu không giữ cây thẳng, cành cong queo thì củ sẽ bé không đảm bảo chất lượng củ giống.

Sau khi kết thúc thời gian sinh trưởng, chúng ta tiến hành thu củ giống ở chu kỳ 1, lúc này, kích cỡ củ sau 1 vụ trồng thường chỉ đạt từ 1,5 - 1,9 cm. Do đó, chúng ta phải tiếp tục trồng vụ thử thứ hai để cho kích cỡ các củđạt tiêu chuẩn từ 2,5 - 3,5 cm. Muốn làm được điều đó, khi thu hoạch chọn những củ sạch bệnh, hình dạng bình thường, đưa vào khay nhựa rồi cho xử lý lạnh ở - 2OC - 50C, độ ẩm 85%, trong thời gian 8 tuần. Sau đó mới được đem đi trồng như chu kỳđầu. Chúng ta vẫn phải bảo đảm tất cả các khâu từ làm đất, bón phân lót, lên luống, khử trùng đất, tiến hành trồng với mật độ 65 củ/m2 và

theo dõi các đặc điểm sinh trưởng và tình hình sâu bệnh của chúng. Kết quả của quá trình này được nêu ở Bảng 12.

Bảng 12a. Tỷ lệ nảy mầm, độ sống sót và kích cỡ củ thu được ở vụ thứ 3 tại Tam Đảo tháng 9-12/2005 Tên giống Số củ xử lý lạnh Tỉ lệ nảy mầm (%) Tỷ lệ mọc (%) Tỉ lệ sống cây đến lúc thu hoạch củ (%) Kích cỡ củ (cm) Sorbonne 6.500 96,0 94,5 93,5 3,0 - 3,3 Tiber 5.500 97,5 96,5 95,5 3,1 - 3,4 Bernini 5.500 96,4 95,5 95,0 2,8 - 3,0 Yelloween 5.500 98,0 97,0 96,0 2,6 - 3,0

Để tạo được củ thương phẩm . Chúng ta phải tiếp tục trồng vụ thứ 3. Sau khi củ giống được thu từ vụ thứ 2, chúng ta lựa chọn những củ có kích cỡ đồng đều không dị dạng, không sâu bệnh đem tiếp tục xử lý lạnh ở 2 - 50C, độẩm không khí 85% trong 8 tuần để phá ngủ rồi trồng vụ thứ 3 để thu củ thương phẩm. Kết quả về vấn đề này đã được nêu ở Bảng 13.

Dẫn liệu ở Bảng 12 cho thấy cả 4 giống thí nghiệm sau khi xử lý lạnh ẩm ở điều kiện - 2OC - 5OC, độ ẩm 85% trong 8 tuần, rồi đem trồng đã cho tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ mọc thành cây khá cao. Cao nhất là giống Yelloween đạt 98% tỉ lệ nảy mầm , và 97% tỉ lệ mọc thành cây. Thấp nhất là giống Sorbonne tỉ lệ nảy mầm là 96%, tỉ lệ mọc thành cây là 94,5%. Tỉ lệ sống của cây lily thí nghiệm cũng có những bức tranh tương tự. Cụ thể trong 4 giống thí nghiệm, giống Sorbonne có tỉ lệ sống cây đến lúc thu hoạch củ là thấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình sản xuất củ giống và hoa lily màu thương phẩm chất lượng cao (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)