1.1 .Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương
2.2.2.9. Tỷ suất ROE
Bảng 2.9: Tỷ suất ROE của Ngân hàng TMCP Phương Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH bình quân ROE
Năm 2007 191 1,894 10.08% Năm 2008 119 2,275 5.23% Năm 2009 248 2,660 9.32% Năm 2010 419 3,255 12.87% Năm 2011 226 3,795 5.96% Năm 2012 119 4,177 2.85%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Phương Nam)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Phương Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007 – 2010 và có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây 2011 – 2012. Năm 2007, ROE của Ngân hàng Phương Nam đạt 10.08% cho
thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 10.08 đồng lợi nhuận. Mức tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Phương Nam trong năm 2007 tương đương với mức tỷ suất trung bình của các ngân hàng châu Á (ROE trung bình của các nước châu Á khoảng 9.33%). Tuy nhiên, mức ROE của Ngân hàng Phương Nam thấp hơn mức ROE trung bình của các NHTM ở Việt Nam. Vì có quy mơ nhỏ, các NHTM ở Việt Nam nhìn chung có hệ số ROE cao so với trung bình các ngân hàng thế giới (ROE trung bình của ngành ngân hàng ở Việt Nam năm 2007 vào khoảng 11.80%), cao hơn mức trung bình của các ngân hàng châu Á. ROE của Ngân hàng Phương Nam năm 2008 giảm xuống còn 5.23%, khá thấp so với ROE của toàn ngành ngân hàng (khoảng 16.42%). Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phương Nam ngày càng giảm sút, đó là do Ngân hàng Phương Nam trong năm 2008 đã gia tăng chi phí huy động vốn và chi phí hoạt động, trong khi đó lợi nhuận hoạt động tín dụng và dịch vụ giảm dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó là sự gia tăng vốn chủ sở hữu dẫn đến tỷ suất ROE của Ngân hàng Phương Nam đạt hiệu quả thấp.
Tỷ suất ROE của Ngân hàng Phương Nam năm 2010 tăng cao hơn mức ROE trung bình ngành (khoảng 10.40%). Điều này chủ yếu là do sự gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, sự gia tăng này là không bền vững vì đây khơng phải là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Vì vậy, chỉ số này đã có xu hướng giảm mạnh trong 2 năm 2011 – 2012. Nhìn chung, lợi nhuận của toàn ngành ngân hàng năm 2012 cũng giảm sút mạnh, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng trong năm này đạt 28,600 tỷ đồng, giảm 50% so với năm 2011. Riêng đối với hoạt động kinh doanh chính, năm 2012, Ngân hàng Phương Nam lỗ 286 tỷ đồng do chi phí huy động vốn tăng cao hơn thu nhập từ hoạt động tín dụng, nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 3.02%), chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động cũng tăng cao. Điều này cho thấy Ngân hàng Phương Nam đã không quản lý tốt rủi ro hoạt động tín dụng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.