Mơ hình sử dụng nghiên cứu trong luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 70 - 73)

1.1 .Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

2.3. Phân tích định lượng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

2.3.1. Mơ hình sử dụng nghiên cứu trong luận văn

Mơ hình nghiên cứu như phần trên là mơ hình sử dụng những nhân tố vi mơ, vĩ mô tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đối với nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Nam trong đề tài này, với điều kiện và khả năng cho phép, nghiên cứu chỉ đi vào phân tích ảnh hưởng của các biến như: quy mơ ngân hàng, quy mơ nợ, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý tài sản.

Mơ hình nghiên cứu sử dụng:

ROE = C + β1(QUYMONO)it + β2(LNTONGTSchiaTTS)it + β3(TNLAITHUANchiaTTS)it + β4(RRTD)it + Ui (2.1)

Trong đó:

Biến phụ thuộc: ROE, đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Biến độc lập:

- QUYMONO: Quy mơ nợ.

- LNTONGTSchiaTTS: được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản chia cho tổng tài sản.

- TNLAITHUANchiaTTS: Hiệu quả quản lý tài sản

- RRTD: Rủi ro tín dụng U: Sai số ngẫu nhiên

Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ( ROE)

Bài nghiên cứu này sử dụng biến phụ thuộc ROE để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các nghiên cứu của Imad Z. Ramadan, Qais A. Kilani, Thair A. Kaddumi (2011) Trujillo-Ponce, A. Maggie Fu (2012), Shelagh Heffernan (2008), Rasidah Mohd Said, Mohd Hanafi Tumin (2011) Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqat (2011) cũng sử dụng ROE trong mơ hình hồi quy để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Quy mô ngân hàng (LNTONGTSchiaTTS)

Quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản, sau đó chia cho tổng tài sản. Biến LNTONGTSchiaTTS được đưa vào mơ hình hồi quy để xem xét tính kinh tế theo quy mơ của các ngân hàng. Nếu LNTONGTSchiaTTS có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mơ thì khả năng sinh lợi càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối để nâng cao khả năng sinh lợi của mình. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mơ thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, khả năng sinh lợi cũng vì thế mà bị giảm đi.

Các nghiên cứu của Akhavein và các cộng sự (1997), Short (1979), Rasidah Quy mô ngân hàng

(LNTONGTSchiaTTS)

Quy mô nợ (QUYMONO) Hiệu quả quản lý tài sản

(TNLAITHUANchiaTTS) (

Rủi ro tín dụng (RRTD)

Shama Sadaqat (2011) cũng đã sử dụng đo lường về quy mô ngân hàng trong phân tích và cho ra một kết quả không thống nhất về mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Biến LNTONGTSchiaTTS sử dụng trong nghiên cứu này có thể có mối tương quan dương hoặc âm đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Quy mô nợ (QUYMONO)

Quy mô nợ được đo lường bằng cách lấy tổng nợ chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Theo cơ cấu vốn của ngân hàng đa phần nợ chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu là tiền gửi của khách hàng, chính vì thế có thể xem đây như là một nguồn vốn giá rẻ của ngân hàng, tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng càng có được nguồn vốn giá rẻ, nguồn vốn này sau khi được dùng để cấp tín dụng hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng do chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra cao. Ngược lại, trong trường hợp tỷ số DE/TA thấp, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ các nguồn khác như vay trên thị trường liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá,… với chi phí cao hơn làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm, khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Nghiên cứu của Husni Ali Khrawish (2011) Imad Z. Ramadan, Qais A. Kilani, Thair A. Kaddumi (2011) Bashir, Abdel Hamid M. Haron (2003), Sudin (2004) đã sử dụng biến số quy mô nợ của ngân hàng để tìm hiểu mối tương quan của nó đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Biến DTA được sử dụng trong nghiên cứu này với kỳ vọng có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Hiệu quả quản lý tài sản (TNLAITHUANchiaTTS)

Biến hiệu quả quản lý tài sản được xác định bằng tỷ số thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản. Giá trị của TNLAITHUANchiaTTS càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng lớn vì thu nhập trên tổng tài sản càng cao, ngân hàng tiết kiệm chi phí quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả. Nghiên cứu của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqat (2011) đã đưa biến

TNLAITHUANchiaTTS vào mơ hình khảo sát về mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo đó, biến TNLAITHUANchiaTTS được sử dụng với kỳ vọng tương quan dương với ROE.

Rủi ro tín dụng ( RRTD)

Rủi ro tín dụng được đo lường bằng chi phí dự phịng tổn thất rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ tín dụng. Tỷ số này cho biết chất lượng tín dụng của một NHTM; tỷ số này càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng càng chứa đựng nhiều rủi ro, các khoản cho vay chẳng những không mang lại lợi nhuận mà cịn gây thiệt hại về mặt tài chính cho ngân hàng. Tỷ số này càng tăng thì khả năng sinh lợi của ngân hàng càng giảm. Các nghiên cứu của Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009), Panayiotis P. Athanasoglou et. al (2005), Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D. Delis, Christos K. Staikouras (2006) đã sử dụng đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng trong việc phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ số này cũng được sử dụng trong nghiên cứu và kỳ vọng có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)