Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và giảm thấp tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 87 - 90)

1.1 .Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và giảm thấp tỷ lệ nợ xấu

Hoạt động tín dụng của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ chính sách tín dụng chung của ngân hàng. Chính sách tín dụng, có thể coi như một cương

lĩnh tài trợ cho NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM; nó tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo phương hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất qn và hợp lý, thích ứng với mơi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của từng NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.

Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, nguy cơ thị phần các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của NHTM ngày càng bị thu hẹp thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo an tồn cho cả khách hàng lẫn ngân hàng, cần bắt đầu ngay từ việc cải cách chính sách tín dụng. Hiện tại, các NHTM nói chung và Ngân hàng Phương Nam nói riêng đã xây dựng chính sách tín dụng, nhưng vẫn chưa phù hợp với thơng lệ và chuẩn mực quốc tế, chưa thực sự phát huy hiệu quả quản lý ở Trụ sở chính và thực thi thơng suốt ở các đơn vị trực thuộc và ở mỗi cán bộ tín dụng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện nay, Ngân hàng Phương Nam cần tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng nhằm phát triển hoạt động tín dụng theo các hướng sau:

 Xây dựng và phát triển những kỹ năng, cơng nghệ tín dụng hiện đại và phương pháp quản lý, kiểm sốt tiên tiến các khoản cấp tín dụng cho khách hàng, hoạt động dựa trên lợi ích của người lao động, chủ động lựa chọn, tìm kiếm khách hàng trên cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng, khả năng trả nợ đúng hạn để cấp tín dụng.

 Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng mới và cải tiến các sản phẩm hiện có. Phát triển sản phẩm tín dụng bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của Ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng về phương thức, loại tiền, kỳ hạn..., có tính chun biệt cao phù hợp nhu

cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm...

 Xây dựng quy trình phê duyệt nhanh đối với các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, hoặc các sản phẩm tín dụng ít chịu rủi ro như các khoản vay tín chấp cho các cán bộ cơng nhân viên, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán… Thiết lập luân chuyển tài liệu, hồ sơ điện tử để giảm thiểu thời gian giải quyết các khoản tín dụng vượt cấp.

 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý rủi ro tín dụng theo thơng lệ tốt nhất, phù hợp với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng nhằm đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng cũng như của tồn bộ danh mục tín dụng, trong mọi hoạt động tín dụng nội bảng và ngoại bảng.

 Khung chính sách tín dụng được ban hành phải đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, các trường hợp miễn, giảm lãi phải được quy định chi tiết, cụ thể, tránh trường hợp các bộ phận nghiệp vụ và Hội đồng tín dụng xét miến giảm, giảm lãi một cách chủ quan, khơng phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của khách hàng, gây ảnh hưởng chung đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

 Giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn, tài sản đảm bảo và thường xuyên thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc năng lực tài chính khơng đảm bảo phải áp dụng các biện pháp thu hồi trước hạn các khoản cấp tín dụng cho khách hàng nhằm hạn chế tối đa việc gia tăng nợ xấu.

 Theo dõi và có biện pháp chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định của NHNN, thực hiện trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ, có biện pháp thu hồi nhanh các khoản nợ xấu, giảm rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng phải bám sát tình hình hoạt động

cường hiệu quả hoạt động, có kế hoạch bán các khoản nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC), tiến hành khởi kiện đối với các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi…

 Các trường hợp xét miễn, giảm lãi phải trình Hội đồng tín dụng Hội sở xem xét dựa trên tình hình kinh tế và khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng.

 Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, thực hiện chuyển nhóm nợ kịp thời, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu. Ln có các chính sách ưu đãi với các đối tác chiến lược, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 87 - 90)