Chương 4 : Mơ hình nghiên cứu
4.3 Xác định các biến số:
4.3.1 Xác định tình trạng kiệt quệ tài chính Biến phụ thuộc (DIS):
Trong bài nghiên cứu, mẫu quan sát bao gồm các cơng ty kiệt quệ tài chính và các cơng ty khơng bị kiệt quệ tài chính. Biến DIS là biến nhị phân nhận giá trị “1” cho những công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và nhận giá trị “0” cho những công ty không bị kiệt quệ tài chính. Có nhiều các thức để xác định thế nào là một cơng ty kiệt quệ tài chính. Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy có hai xu hướng xác định cơng ty kiệt quệ tài chinh.
Thứ nhất là xác định dựa trên các dữ liệu kế toán. Denis và Denis (1990) xác định tình trạng kiệt quệ tài chính của khi lợi nhuận sau thuế của cơng ty âm trong 3 năm liên tiếp. Asquith, Gertner và Scharfstein (1994) sử dụng chỉ
số khả năng thanh toán lãi vay để xác định tình trạng kiệt q tài chính của công ty, một công ty được xác định là kiệt quệ khi mà EBITDA thấp hơn 80% chi phí lãi vay trong hai năm liên tiếp. Andrade và Kaplan (1998) cho rằng một công ty rơi vào trạng thái kiệt quệ tài chính ngay tại năm đầu tiên khi mà EBITDA thấp hơn chi phí lãi vay.
Thứ hai là kết hợp cả hai dữ liệu kế toán và dữ liệu thị trường. Phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu nắm bắt một cách tồn diện tình trạng kiệt quệ của công ty bằng việc kết hợp yếu tố tác động cả bên trong và bên ngoài.
Whitaker (1999) sử dụng dịng tiền và giá trị thị trường của cơng ty để xác định tình trạng kiệt quệ. Một cơng ty được xem là kiệt quệ khi dòng tiền tạo ra không đủ để đáo hạn các khoản nợ dài hạn cùng với sự sụt giảm trong giá trị thị trường của công ty. Theo Tinoco và Wilson (2013) một công ty xem
là kiệt quệ EBITDA thấp hơn so với chi phí lãi vay (interest expense) và có mức tăng trưởng âm trong giá trị thị trường trong hai năm liên tiếp. Nếu EBITDA thấp hơn chi phí lãi vay, điều này có thể kết luận lợi nhuận hoạt
động khơng đủ để trang trải các nghĩa vụ tài chính; điều này sẽ dẫn đến hậu quả là thị trường cũng như các bên liên quan sẽ đánh giá tiêu cực về khả năng hoạt động của cơng ty đó. Do đó, việc sụt giảm trong giá trị thị trường được giải thích như là một dấu hiệu cho thấy một công ty đang chịu những tác động của kiệt quệ tài chính.
Trong luận văn này, phương pháp kết hợp dữ liệu kế toán và dữ liệu thị trường sẽ được sử dụng để xác định các công ty kiệt quệ, cụ thể là phương pháp của Tinoco
và Wilson (2013). Tuy nhiên tác giả đề xuất sử dụng EBIT thay thế cho EBITDA vì
EBITDA cho thấy mức lợi nhuận cao hơn thông thường và EBITDA khác với EBIT ở chỗ, EBIT khơng bao gồm khấu hao, cịn EBITDA thì có khấu hao trong đó mà khấu hao lớn hay nhỏ, ít hay nhiều do nguyên tắc kế toán quyết định. Với các lập luận như vậy và với trường hợp mẫu tại Việt Nam, tác giả phân loại một cơng ty
xảy ra kiệt quệ tài chính khi (i) EBIT thấp hơn so với chi phí lãi vay và (ii) cơng ty có mức tăng trưởng âm trong giá trị thị trường trong năm quan sát.
Bên cạnh đó, nhằm tăng quy mơ và sức mạnh dự báo của mơ hình trong thực tế, tác giả xem xét bổ sung các công ty bị hủy niêm yết bắt buộc trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội vào mẫu nghiên cứu. Theo Quy chế niêm yết của SGDCK Tp. Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội, các trường hợp hủy niêm yết bắt buộc được quy định cụ thể như sau: (i) Tổ chức niêm yết khơng cịn đáp ứng được một trong
các điều kiện niêm yết hoặc (ii) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong ba (03) năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm tốn năm gần nhất trước thời điểm xem xét. Trong tổng số các
quan sát, có 123 quan sát được phân loại là kiệt quệ tương ứng với tỷ lệ 4,36%
Bảng 4.1: Tổng kết tình trạng kiệt quệ tài chính theo năm quan sát
Không kiệt quệ (Non-Distress)
Kiệt quệ
(Distress) Tổng %DIS