Chỉ tiêu Năm Vietcombank BIDV Vietinbank Techcombank Eximbank HSBC
Dư nợ tín dụng 2012 241.167 339.920 333.356 68.261 74.316 32.043 2013 274.314 391.040 376.289 70.275 83.354 32.332 Tốc độ tăng trưởng 2012 15,16% 15,64% 13,61% 7,58% 0,37% 40,28% 2013 13,74% 15,04% 12,88% 2,95% 11,25% 0,90%
(Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng giai đoạn 2012-2013)
Xét trên dư nợ tín dụng thì BIDV là ngân hàng có dư nợ tín dụng cao nhất so với 5 ngân hàng còn lại trong cả 2 năm 2012 (339.920 tỷ đồng) và 2013 (391.040 tỷ đồng). Nhóm NHTM CP NN có dư nợ tín dụng khá cao so với 2 nhóm cịn lại nhưng tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng lại khá ổn định khơng có sự dao động mạnh. HSBC có mức dư nợ tín dụng thấp nhất và chênh lệch không cao giữa 2 năm.
Xét trên tốc độ tăng trưởng thì BIDV cũng là ngân hàng có mức tăng trưởng cao nhất đạt 15.04% so với những ngân hàng khác vào năm 2013. HSBC có mức độ tăng trưởng thấp nhất đạt 0.9% vào năm 2013 và mức độ tăng trưởng không đồng đều giữa các năm, năm 2012 tăng trưởng đột biến lên đến 40.28% và sau đó năm kế tiếp lại giảm rất mạnh. Tất cả các ngân hàng đều có sự sụt giảm trong tăng trưởng dư nợ tín dụng khi bước qua năm 2013. Riêng chỉ Eximbank lại duy trì mức tăng trưởng từ 0.37% năm 2012 lên 11.25% vào năm 2013. Tín dụng là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, sự sụt giảm tăng trưởng đồng nghĩa lợi nhuận từ mảng cho vay sẽ giảm sút.
Chỉ tiêu chất lượng tài sản và an toàn vốn
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ của 6 ngân hàng giai đoạn 2012-2013
đvt: % 2,73% 2,37% 0,82% 3,65% 1,98% 3,38% 2,40% 2,91% 1,35% 2,70% 1,32% 2,57% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 4,00%
Vietcombank BIDV Vietinbank Techcombank Eximbank HSBC
2013 2012
(Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng giai đoạn 2012-2013)
Biểu đồ 2.11 cho thấy nhóm NHTM CP NN có tỷ số này ở mức thấp hơn các nhóm khác và đặc biệt là Vietinbank có tỷ số này ở mức thấp nhất đạt 0.82% vào năm 2013 và 1.35% vào năm 2012. Hầu hết các ngân hàng đều có mức gia tăng tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ từ năm 2012 sang năm 2013. Duy chỉ có BIDV và Vietinbank thì tỷ số này lại giảm vào năm 2013, BIDV năm 2012 đạt 2.91% và giảm còn 2.37% vào năm 2013. Việc tỷ số này giảm cho thấy khâu quản lý Ngân hàng đã có những tiến bộ cải thiện rõ rệt, đưa ra chiến lược gia tăng lợi nhuận và cả uy tín của ngân hàng. Bên cạnh
đó, những ngân hàng cịn lại có mức nợ xấu trên tổng dư nợ gia tăng, đặc biệt là Techcombank có tỷ lệ này lên mức 3.65% vào năm 2013 theo tính tốn của tác giả. Việc tỷ số này gia tăng đưa đến những quan ngại trong khâu quản lý cũng như lợi nhuận – hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng uy tín của ngân hàng, giảm sức hấp dẫn với nhà đầu tư; nếu tỷ số này tiếp tục tăng trong những năm kế tiếp sẽ tác động đến tâm lý “bầy đàn” gây nên những xáo trộn trong hệ thống tài chính ngân hàng và ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của 6 ngân hàng giai đoạn 2012-2013
đvt: % 13,13% 10,23% 13,17% 14,03% 14,47% 13,00% 14,63% 9,65% 10,33% 12,60% 16,38% 12,00% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 18,00%
Vietcombank BIDV Vietinbank Techcombank Eximbank HSBC
2013 2012
(Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng giai đoạn 2012-2013)
Nhìn chung CAR các ngân hàng đều vượt mức 9% theo quy định của thông tư 13. Tuy nhiên dựa trên biểu đồ 2.11, nhóm NHTM CP và NH có 100% vốn đầu tư nước ngồi có tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu cao hơn nhóm NHTM CP NN mặc dù quy mơ tài sản của 2 nhóm này lại thấp hơn khá nhiều. Trong đó, Eximbank và Vietcombank có hệ số CAR suy giảm vào năm 2013, còn những ngân hàng khác vẫn tiếp tục gia tăng hệ số này. Thế nhưng, giai đoạn 2012-2013 Eximbank vẫn là ngân hàng có tỷ lệ CAR cao nhất trong cả 2 năm 2012 và 2013 tương ứng 16.38% và 14.47%.
Đối với BIDV thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức thấp nhất so với các ngân hàng còn lại lần lượt 9.65% và 10.23% cho năm 2012 và 2013. BIDV với quy mô tài
sản lớn nhưng tỷ lệ CAR lại thấp hơn các ngân hàng khác thì giảm khả năng đầu tư vào các tài sản sinh lời có rủi ro cao và giảm mức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (đặc biệt là những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm).
Chỉ tiêu hiệu quả
Tỷ lệ ROA và ROE