Sản phẩm, dịch vụ cung cấp chưa phong phú, đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh tại việt nam (Trang 67)

2.5 Một số nguyên nhân chính hạn chế năng lực cạnh tranh của ngânhàng

2.5.5. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp chưa phong phú, đa dạng

Các NHLD chỉ tập trung phục vụ các khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu nên các sản phẩm của các ngân hàng này cũng chỉ xoay quanh các sản phẩm ngân hàng truyền thống như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đồng tài trợ, bảo lãnh ngân hàng, thanh toán truyền thống. Đa số các NHLD đều bỏ ngõ thị phần khách hàng cá nhân, nơi mà các nước đang phát triển như Việt Nam thì lại là thị phần vô cùng rộng lớn. Các sản phẩm dành cho cá nhân của NHLD cũng chỉ là sản phẩm thuần túy, các sản phẩm như tiết kiệm linh hoạt, các sản phẩm thẻ hay khuyến khích khách hàng sử dụng Internet Banking lại chưa được quan tâm nhiều

2.5.6 Chưa chú trọng hoạt động xúc tiến và truyền thơng, thương hiệu cịn ít được biếtđến đối với cơng chúng , chưa có một chiến lược hay định hướng phát triển cụ thể

Các NHLD chưa xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu, đưa hình ảnh ngân hàng mình đến với khách hàng. Khi được hỏi về các ngân hàng liên doanh, đa số cá nhân cũng như doanh nghiệp đều cảm thấy xa lạ và đôi khi xảy ra nhầm lẫn. cụ thể như ngân hàng Indovina thường bị nhầm lẫn với công ty Indochina mặc dù cả 2 kinh doanh những mặt hàng hoàn toàn khác nhau. Mặc dù xét về thời gian tồn tại thì so với các NHTM thì các NHLD khơng hề thua kém với bề dày kinh ngiệm lên đến hơn 20 năm.

Nguyên nhân là do các NHLD khơng có các chương trình quảng bá thương hiệu, đưa hình ảnh của ngân hàng mình đến với khách hàng. Ngay cả đến các

Website của ngân hàng liên doanh cũng được thiết kế rất sơ sài, không gây được ấn tượng cho khách hàng.

Kết luận chương 2:

Các ngân hàng liên doanh được hình thành từ đầu những năm 1990 với mong muốn là ngân hàng tiên phong thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, do những lựa chọn đối tác chiến lược lúc bấy giờ chưa thật sự đúng đắn, các nước đối tác liên doanh có nền kinh tế cũng không hẳn quá nổi bật. mặc dù trong suốt thời gian hoạt động của mình, các ngân hàng liên doanh cũng có đạt được những kết quả tích cục. Tuy nhiên, những kết quả ấy vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng như mong muốn ban đầu. Sự tăng trưởng nguồn vốn và tín dụng của các ngân hàng liên doanh còn chậm chạm, khả năng sinh lời thấp, khả năng cạnh tranh với các nhóm ngân hàng khác cũng là vấn đề cần phải được bàn luận nhiều hơn, khả năng quản lý tài sản củng như cơ cấu quản lý còn nhiều bất cập. Để cho các ngân hàng liên doanh thật sự có khả năng cạnh tranh với các nhóm ngân hàng khác cần có một sự cải cách tồn diện từ hình thức ngân hàng đến số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ trong tương lại. Hoặc như định hướng cải cách ngân hàng trong đền án tái cấu trúc, sẽ thay đổi hình thức ngân hàng liên doanh thành hình thức khác phù hợp với tình hình kinh tế trong hiện tại để tăng cường khả năng cạnh tranh của nhóm ngân hàng này.

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÁC NGÂN HÀNG LIÊN DOANH TẠI VIỆT NAM

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây, sau đó là q trình cải cách hệ thống ngân hàng đang diễn ra.Việc thanh lọc các ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tạo ra một trật tự mới chặt chẽ hiệu quả hơn trong ngành ngân hàng.Việc tái cơ cấu ngành ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển tốt hơn. Xu hướng phát triển hiện nay mà ngành ngân hàng hướng đến là thu gọn số lượng các ngân hàng, định hướng rõ ràng vai trị của các nhóm ngân hàng trong nền kinh tế. Do đó, để phát triển và tồn tại trong môi trường ngành ngân hàng hiện nay, các NHLD cần có những thay đổi nhanh chóng và phù hợp. Tùy theo thỏa thuận giữa các bên đối tác mà có sự thay đổi trong cơ cấu sở hữu (chuyển hẳn về hình thức NHNNg hay NHTMCP) cũng như cần có những mục tiêu và định hướng phát triển cụ thể để khẳng định vai trị của mình trong nền kinh tế.

3.1 Những cơ hội và thách thức cho các ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng liên doanh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. các ngân hàng liên doanh nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới vừa trải qua một cơn bạo bệnh.Hiện tại tuy đã qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng vẫn chưa thể hồn toàn hồi phục.Vấn đề nợ xấu vẫn là một bài tốn nan giải, gói cứu trợ bất động sản 30.000 tỷ đồng vẫn chưa thể phát huy tác dụng do vấn đề thủ tục, và khó khăn cho người có nhu cầu khi tiếp cận, vấn đề quan trọng khác là lòng tin của người dân vẫn chưa được phục hồi, sự bất ổn của các chỉ tiêu giá cả, thị trường vàng và thị trường ngoại tệ cũng ảnh không nhỏ đến hoạt động của ngành ngân hàng.

Dù vậy, với những gì mà Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã và đang thực hiện, tin rằng hệ thống ngân hàng nói riêng và các ngân hàng liên doanh nói riêng sẽ có một mơi trường cạnh tranh hoạt động nhộn nhịp trong thời gian tới.

3.1.1 Những cơ hội phát triển cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay. đoạn hiệnnay.

Khủng hoảng kinh tế đi qua và bắt đầu giai đoạn phục hồi đang mở ra cho hệ thống ngân hàng những cơ hội phát triển nhất định

Thứ nhất: các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ bắt đầu có hiệu quả, các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động mặc dù vẫn còn rụt rè, thận trọng. Tuy vậy, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy một tương lai khả quan cho nền kinh tế. Dư nợ tín dụng tăng nhanh trong thời gian đầu năm 2014 là dấu hiệu tốt cho ngành ngân hàng nói chung.Thêm vào đó, việc tái cấu trúc ngân hàng đã thanh lọc được các ngân hàng yếu kém, vấn đề nợ xấu được giải quyết về cơ bản.

Thứ hai: không chỉ kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hồi phục mà kinh tế thế giới cũng dần ổn định. Việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn FDI đã quay lại với Việt Nam là điều đáng mừng, nhất là đối với hệ thống ngân hàng. Nền kinh tế và hệ thống ngân hàng ln có mối quan hệ đồng hành tương hỗ, kinh tế phát tiển thì hệ thống ngân hàng mới có cơ hội phát huy vai trị điều tiết vốn của mình.Tương tự như vậy, kinh tế cũng chỉ phát triển khi hệ thống ngân hàng thật sự vững mạnh.Ngân hàng chính là cầu nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Điều này có thể thấy rất rõ ở các nước kinh tế phát triển như Mỹ, các nước Châu âu, Nhật Bản ta có thể nghĩ ngay đến hệ thống ngân hàng, chứng khoán phố Wall, thị trường tiền tệ Châu Âu hay hệ thống ngân hàng và chứng khoán Tokyo.

Cơ hội tiếp theo mà chúng ta thấy rõ là sau 6 năm gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biết tích cực. Tính tới thời điểm hiện tại, các ngân hàng nước ngoài đã được gỡ bỏ tất cả các rào cản về bảo hộ.Các ngân hàng nước ngồi có thể thực hiện tất cả các nghiệp vụ như mọi ngân hàng thương mại khác.Như vậy, đây là cơ hội để ngân hàng Việt Nam nhìn nhận lại thực lực của chính ngân hàng mình.Các ngân hàng nước ngồi với nguồn lực mạnh về tài chính, kinh nghiệm lâu năm cũng như bản lĩnh thị trường. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và cạnh tranh, các ngân hàng thương mại phải đầu tư,

đổi mới công nghệ, mở rộng các sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao trình độ quản lý, nguồn nhân lực. Ngồi ra, chính các ngân hàng nước ngồi sẽ là đối tác để các ngân hàng thương mại hợp tác, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng tiên tiến.

Một phần quan trong khơng thể khơng nhắc tới là khi có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các ngân hàng Việt Nam vươn ra thế giới. Hiện nay, các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam như Vietin Bank, Vietcombank.. đã mở chi nhánh của mình ở các nước để mở rộng hoạt động của mình như mở chi nhánh ở Lào, Đức..mở rộng thị trường khi mà thị trường trong nước có quá nhiều bất cập. Và để đạt được hiệu quả mong muốn thì các ngân hàng thương mại Việt Nam phải có một tiềm lực vững vàng.Đây cũng là cơ hội để các ngân hàng thương mại tự đánh giá lại khả năng của chính mình.

3.1.2 Những thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Những cơ hội luôn đi kèm với những thách thức mà khi vượt qua được sẽ tạo một đà phát triển bền vững cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Đầu tiên là các NHTM Việt Nam hiện nay có tiềm lực tài chính nhỏ bé, chất lượng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự hợp lý và chưa chun nghiệp, trình độ quản lý điều hành cịn thấp, cơng nghệ ngân hàng cịn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới. Các NHTM Việt Nam hiện nay chỉ có lợi thế về mạng lưới chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ và khách hàng rộng rãi, am hiểu về tập quán địa phương và môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là những lợi thế lâu dài, mang tính quyết định và sẽ mất dần đi khi lĩnh vực ngân hàng thực sự tự do hóa hồn tồn.Thêm vào đó là những vấn đề mà đến lúc này các

NHTM vẫn chưa giải quyết được đó là vấn đền nợ xấu và việc giái quyết các ngân hàng yếu kém vẫn chưa hoàn tất, vấn đề sở hữu chéo vẫn làm đau đầu nhà quản lý.

Thứ hai, hội nhập sẽ mang lại sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị

trường ngân hàng Việt Nam. Các NHTM nước ngoài hiện chỉ nắm giữ thị phần thiểu số trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ có ưu thế gần như tồn diện trong tương lai khi mà các quy định hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM và TCTD nước ngoài được nới lỏng dần để thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng. Như đã nói, các ngân hàng nước ngồi với tiềm lực kinh tế hùng hậu, kinh nghiệm lâu năm cũng như đội ngũ lãnh đạo cao cấp thật sự là mối đe dọa. Khi khách hàng có nhiều sự chọn lựa, tất nhiên, họ sẽ chọn ngân hàng nào có uy tín, tiềm lực mạnh, sản phẩm tốt, mà điều này thì các ngân hàng nước ngồi ln có ưu thế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì các ngân hàng nước ngồi có lợi thế hơn rất nhiều. Miếng bánh thị phần vốn nhỏ nay lại phải chia thêm cho nhiều người thì sự cạnh trah lại càng gay gắt.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là cơ chế thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam. Nếu như năng lực quản lý và lập pháp không theo kịp và khơng lường trước được sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch tài chính - ngân hàng, sẽ có 2 khả năng xảy ra: Hoặc là ngành ngân hàng mất khả năng kiểm soát dẫn tới khủng hoảng hoặc quốc gia sẽ tái áp dụng các hạn chế để duy trì kiểm sốt. Cả 2 trường hợp này đều có hại cho sự phát triển của ngành ngân hàng.

Thứ tư, hội nhập đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân lực

khơng chỉ có chun mơn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu Luật thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mơ hình và chuẩn mực quốc tế. Trong khiđó nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên. Đây là một khó khăn lớn cho các NHTM Việt Nam.

Thứ năm, khả năng kiểm sốt tiền tệ cịn nhiều hạn chế của NHNN Việt Nam

trong điều kiện mở cửa thị trường tài chính ngân hàng cũng rất dễ gây ra những rủi ro hệ thống cho các NHTM Việt Nam. Để tránh được rủi ro này, công tác thanh tra, giám sát vĩ mô và giám sát từ xa của NHNN địi hỏi phải có năng lực lớn và dựa trên tiêu chuẩn thanh tra, giám sát quốc tế, điều mà NHNN Việt Nam chưa có được.

Một vấn đề lớn khơng thể không nhắc đến là khơi phục lịng tin của khách hàng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một bài tốn khơng hề đơn giản trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra sức ép ngày càng lớn hơn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong khi lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc về các NHTM nước ngoài. Sự cạnh tranh khơng chỉ diễn ra ở nước ngồi mà còn diễn ra ngay tại thị trường trong nước, nơi mà NHTM Việt Nam vẫn có nhiều ưu thế nếu biết tận dụng những ưu thế đó. Để có thể nắm vững ưu thế, tận dụng cơ hội và tăng khả năng cạnh tranh, các NHTM Việt Nam cần phải biết vị trí của mình, phải đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình dựa trên các chỉ tiêu đã đề cập, từ đó có những biện pháp cải thiện năng lực nội tại để nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình.

3.1.3 So sánh tương quan lực lượng giữa các nhóm ngân hàng tại Việt Nam.

3.1.3.1 Lợi thế của nhóm ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần

Đây là lực lượng đông đảo nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam, chiếm giữ phần lớn thị trường.

Các ngân hàng này có bề dày kinh nghiệm với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, thu hút được một lượng lớn khách hàng cá nhân, hô gia đình và doanh nghiệp.

Vì là ngân hàng địa phương nên nắm bắt được những đặc điểm kinh tế xã hội, phong tục tập quán và thói quen của từng vùng miền địa phương riêng biệt.Đây là một lợi thế để các ngân hàng này nắm bắt được tâm lý khách hàng và đưa ra các sản phẩm phù hợp.

Có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ của mình rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, cho phép mọi khách hàng dù ở bất cứ đâu vẫn có thể tiếp cận được các sản phẩm của ngân hàng.

Với mục tiêu là ngân hàng bán lẽ, các NHTM vẫn lấy mục tiêu khách hàng cá nhân làm đối tượng chính để phục vụ cho cơng tác hoạt động của mình.Với mục tiêu đó thì việc phân nhỏ thị trường là điều phù hợp với xu hướng kinh tế hiện nay.

3.1.3.2 Lợi thế của các ngân hàng nước ngoài.

Khi mà nền kinh tế phát triển thì sự gia nhập của các NHNN làm cho thị trường ngân hàng thêm nhộn nhịp nhưng đây sẽ là đối thủ đáng gờm cho cho các NHTM.

Thứ nhất, các NH nước ngồi có ưu thế hơn hẳn các NHTM nội địa về cơng nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, khả năng tiếp cận thị trường tốt. Không thể so sánh các NH nước ngoài với các NHTM ở mức độ đánh giá bên ngồi vì thực lực của các NH nước ngoài là rất lớn.Các sản phẩm và dịch vụ của các NH nước ngồi đa dạng khơng kém nhưng chất lượng dịch vụ thì có thể nói là vượt bậc hơn hẳn.Đối tượng khách hàng mà các NH nước ngồi hướng đến khơng phải là đối tượng số đơng mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh tại việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)