Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
5.1 Giải pháp hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận
5.1.2 Đối với kiểm toán viên
Để nhận diện được gian lận BCTC của công ty cổ phần niêm yết trong các báo cáo kiểm tốn thì cần tăng cường trách nhiệm của kiểm tốn đối với gian lận trong kiểm tốn Báo cáo tài chính, và đây cũng là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ xét cho đến cùng, một trong những mục tiêu quan trọng của kết quả kiểm tốn Báo cáo tài chính là phải nhằm góp phần ổn định thị trường chứng khốn, thơng qua việc xác nhận là các Báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không. Nếu mục tiêu này khơng đạt, sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm tốn sẽ
khơng cịn cần thiết. Có tính chất độc lập cao, lợi ích của kiểm tốn viên độc lập mang lại cũng phụ thuộc vào năng lực, uy tín của kiểm tốn viên.
Ngoài ra, cần thường xuyên đổi mới nội dung chương trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên mơn về kiểm tốn phù hợp với sự thay đổi của các quy định mới đề ra. Trước hết, đối với các trường đại học, học viện thuộc khối ngành kinh tế, nơi đào tạo căn bản bước đầu làm nền tảng tạo lập nghề kiểm toán, cung cấp nguồn nhân lực chun mơn cho các cơng ty kiểm tốn, cần thiết phải đổi mới một cách căn bản về nội dung, chương trình theo hướng gắn kết giữa lý luận với thực tiễn. Kết cấu giữa khối kiến thức cơ sở căn bản, cơ sở ngành và chuyên ngành phải phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và ngành nghề kiểm tốn nói riêng. Cần tăng cường các kiến thức về luật nói chung và luật chuyên ngành nói riêng, kiến thức chuyên ngành về kiểm toán, kiến thức ngoại ngữ, tin học, cũng như đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải được tăng cường khả năng thích ứng với thực tiễn. Các cơng ty kiểm tốn hàng năm, cần có kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Roman (2009) đã đưa ra một số lưu ý đối với các cơng ty kiểm tốn viên như sau:
- Hiểu rõ từng nghiệp vụ liên quan đến việc quản lý tài chính để đưa ra sự phán đốn hay nhận xét. Một ví dụ, các cơng ty có thể đề cập nhiều về lượng hàng hóa tồn trong kho, hơn là đưa ra một số liệu cụ thể về lượng hàng hóa thực tế được bán ra.
- Nắm được các phương pháp kế toán mà nhà quản lý lựa chọn và lý do tại sao lại chọn phương pháp đó, ví dụ như phương pháp tính giá vốn hàng bán, hay giá trị hàng tồn kho.
- Một điều khá là quan trọng, kiểm tốn viên cần có sự liên kết giữa sự lựa chọn các phương pháp kế toán và tiềm năng mang lại trong việc quản trị lợi nhuận.
Nếu kiểm tốn viên khơng tìm hiểu mối quan hệ này sẽ dẫn đến việc bỏ sót một số nguy cơ mà có thể xảy ra trong tương lai liên quan đến quản trị lợi nhuận.
Khi kiểm toán viên hiểu được từng nghiệp vụ, cũng như mục đích khi lựa chọn các phương pháp kế tốn này thì sẽ dễ dàng xác định được một cơng ty có thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận hay khơng.
Hiện nay trên thế giới có hai mơ hình kiểm tốn chất lượng từ hai phía:
- Thứ nhất là mơ hình của Mỹ và các nước nói tiếng Anh, thực hiện kiểm tra chéo. Theo đó các cơng ty kiểm tốn được tự chọn các cơng ty khác để kiểm tra cho cơng ty mình theo định kỳ 3 năm một lần. Cuộc kiểm tra bao gồm xem xét việc tuân thủ chuẩn mực kiểm tốn thơng qua hồ sơ kiểm tốn, các dịch vụ thực hiện. Mục đích kiểm tra chéo để đảm bảo các cơng ty kiểm tốn cung cấp dịch vụ kiểm toán và dịch vụ kế toán cho các cơng ty niêm yết phải có hệ thống kiểm sốt chất lượng hữu hiệu và đã tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp.
- Thứ hai là mơ hình ở Pháp và các nước Tây Âu sử dụng khoảng 1.000 KTV lấy từ các cơng ty kiểm tốn độc lập, sau đó có bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra và đề nghị họ tình nguyện mỗi năm làm việc cho các hiệp hội ít nhất 200 giờ để soát xét lại hồ sơ chất lượng kiểm toán của các KTV khác.
Hầu hết BCTC của các công ty niêm yết cơng bố đã được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn độc lập. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra bằng mơ hình nghiên cứu về quản trị lợi nhuận, phần lớn đều cho thấy các công ty đều thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Vì vậy đối với các cơng ty kiểm tốn, trước hết cần có sự nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu khách hàng khi bắt đầu kiểm tốn. Việc này cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho việc xét đốn các động cơ của khách hàng, qua đó biết được xu hướng điều chỉnh lợi nhuận của họ (tăng hay giảm lợi nhuận) bằng việc lựa chọn chính sách kế tốn, để từ đó thiết kế các thủ tục kiểm tốn thích hợp. Chẳng hạn như, một cơng ty niêm yết đã có kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ trong 2 năm trước đó thì sẽ có thể có động cơ thực hiện chính sách kế tốn làm tăng lợi nhuận, tránh lỗ trong năm nay để tránh bị hủy niêm yết theo quy
định, dựa vào thông tin này kiểm toán viên sẽ xây dựng được những thủ tục kiểm toán phù hợp và hiệu quả hơn.
Đối với kiểm tốn các ước tính kế tốn, cần thiết phải có sự tham gia của các kiểm tốn viên có kinh nghiệm và trình độ chun mơn cao. Ước tính kế tốn do bản chất ước tính chủ quan vốn có nên là một “công cụ” rất quan trọng và hữu hiệu mà các doanh nghiệp sử dụng để “điều chỉnh” LN, làm ảnh hưởng đến thơng tin được trình bày trên BCTC. Nhìn chung, các thủ tục chung để kiểm tốn các ước tính kế tốn đã được quy định khá rõ ràng trong VSA 540 – Kiểm tốn các ước tính kế tốn. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các ước tính, khơng phải kiểm tốn viên nào cũng có thể đảm bảo thực hiện tốt các thủ tục này. Do vậy, cần có sự phân cơng cho các kiểm tốn viên có kinh nghiệm và trình độ chun mơn cao thực hiện kiểm tốn các ước tính này.