Đối với trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vị thế phụ nữ trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh tây ninh (Trang 33)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

4.1.2 Đối với trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong bản khảo sát có 8 mức khác nhau được sử dụng để xác định mức độ giáo dục cụ thể là: Không đi học (chiếm 5%), Tiểu học (chiếm 24%), Phổ thông cơ sở (chiếm 29%), Phổ thông trung học (chiếm 11%), Trung cấp (chiếm 9%), Cao đẳng (chiếm 6%), Đại học (chiếm 15%), khác (chiếm 1%). Thơng qua khảo sát có 29% phụ nữ nơng thơn (trong đó 5% phụ nữ khơng biết chữ và 24% đạt trình độ tiểu học), cho thấy trình độ học vấn thấp có thể do điều kiện kinh tế vùng nơng thơn khó khăn, họ phải bỏ học để tham gia các hoạt động để tạo ra thu nhập.

Hình 4.2 Trình độ học vấn của phụ nữ nông thôn

Nguồn: Số liệu điều tra (n= 123)

4.1.3 Quy mơ của hộ gia đình nơng thơn

Số lượng thành viên trong gia đình của phụ nữ nơng thơn trong khoảng 2, giá trị trung bình 1.59, và độ lệch chuẩn là 0.075. Quy mơ gia đình ở tỉnh Tây Ninh được chia thành ba nhóm, cụ thể: Quy mơ gia đình nhỏ (từ 2-4 người), Quy mơ gia đình trung bình (4-6 người) và quy mơ gia đình lớn (trên 6 người) trong gia đình. Tình hình quy mơ gia đình được thể hiện trong Hình 4.3. Quy mơ hộ gia đình nhỏ của phụ nữ ở nơng thôn chiếm tỷ lệ cao nhất (63%) và được xem là gia đình hạt nhân. Trong khi đó quy mơ hộ gia đình trung bình chiếm tỷ lệ 15% và có 22% quy mơ hộ gia đình lớn. Đa số phụ nữ nông thôn đều cho rằng đối với quy mơ hộ gia đình lớn thường họ có ít tự do và ít cơ hội của việc kiểm sốt các nguồn lực hộ gia đình. Đây có thể là ngun nhân quan trọng gây phá vỡ cấu trúc quy mơ gia đình lớn và tăng số lượng quy mơ các gia đình hạt nhân. Trong bối cảnh xã hội và văn hoá của tỉnh Tây Ninh, trong một gia quy mô lớn người đứng đầu đưa ra các quyết định các vấn đề trong gia đình thường là chồng hoặc bố chồng, và mẹ chồng. Cịn trong gia đình hạt nhân, thì vai trị của người phụ nữ trong việc qn xuyến gia đình quản lý các cơng việc được nâng cao hơn.

Hình 4.3 Quy mơ hộ gia đình của phụ nữ nơng thơn.

Nguồn: Số liệu điều tra (n= 123)

Theo Roy và Niranjan (2004) báo cáo rằng trong xã hội Ấn Độ, tuy người chồng là người đứng đầu gia đình, nhưng người vợ có vị trí quan trọng trong việc đưa ra các quyết định về các vấn đề liên quan trong gia đình. Điều này cho thấy ở các loại quy mơ hộ gia đình khác nhau thì có thể có một tác động khác nhau về địa vị của một người phụ nữ nơng thơn trong các gia đình.

4.1.4 Đất đai của hộ gia đình

Đất đai là một loại tài sản quan trọng nhất và có giá trị nhất của các hộ gia đình nơng thơn, vì các hộ gia đình ở nơng thơn đều phụ thuộc chủ yếu vào diện tích đất, một loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp. Trong mẫu nghiên cứu, bình quân đầu đất canh tác là rất thấp và diện tích đất nơng nghiệp được đặc trưng bởi canh tác hỗn hợp, bao gồm diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích đất trồng cây lâu năm, diện tích ao hồ ni trồng thủy sản, diện tích chuồng trại chăn ni tạo được nhiều hoạt động tạo thu nhập cho phụ nữ nơng thơn. Diện tích đất trồng cây lâu năm trong hộ của phụ nữ nông thôn được khảo sát tối thiểu là 0 m2 và tối đa là 150.000 m2 trung bình là 5.230,73 m2. Diện tích đất nơng nghiệp của hộ được phân thành bốn nhóm trên cơ sở diện tích đất trồng cây lâu năm thuộc sở hữu của gia đình: khơng diện tích đất trồng cây lâu năm (<0 m2), những hộ gia đình có diện tích

đất trồng cây lâu năm (từ 180 – 5.000 m2), những hộ gia đình có diện tích đất trồng cây lâu năm (từ 5.000- 20.000 m2), những hộ gia đình có diện tích đất trồng cây lâu năm (từ trên 20.000 ngàn m2). Trong lĩnh vực nghiên cứu chỉ có ba quy mơ hộ gia đình đã được trình bày, khơng có diện tích đất trồng cây lâu năm tập trung chủ yếu ở các hộ gia đình nhỏ.

Diện tích đất trồng cây hàng năm của hộ được trình bày trong hình 4.4. Số liệu trong hình cho thấy hộ gia đình của phụ nữ trong mẫu nghiên cứu đa số khơng có diện tích trồng cây hàng năm (67%). Những người phụ nữ nơng thơn thường có tập qn canh tác trên diện tích đất vốn có của hộ mình hoặc làm th mướn cho các trang trại, đồn điền trong suốt cả năm. Họ có thể trồng các loại cây khác nhau cụ thể như: các loại rau, trái cây, cây cao su, cây mía, cây mì …, để phục vụ cho chính bản thân họ và buôn bán nhằm cải thiện hoạt động tạo thu nhập.

Hình 4.4 Diện tích đất trồng cây hàng năm

Nguồn: Số liệu điều tra (n=123)

4.1.5 Thu nhập từ các hoạt động của phụ nữ nơng thơn

Thu nhập bình quân trong tháng của phụ nữ trong ở ba huyện được khảo sát được mơ tả trong Hình 4.5. Thu nhập cao nhất là tại huyện Tân Biên là 4.2 triệu đồng/tháng, huyện Tân Châu là 3.66 triệu đồng/tháng, huyện Dương Minh Châu là 3.62 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập trung bình như trên cho thấy rằng đa số

những người phụ nữ nông thôn thuộc tầng lớp thu nhập thấp đến trung bình. Trong khi đó, tổng chi hàng tháng của hộ cao hơn nhiều, cụ thể: huyện Tân Biên là 6.4 triệu đồng/tháng, huyện Tân Châu là 5.88 triệu đồng/tháng, huyện Dương Minh Châu là 5.76 triệu đồng/tháng. Như vậy, thu nhập bình qn của phụ nữ nơng thơn ở ba huyện điều tra đóng góp một phần đáng kể vào tổng chi của chủ hộ trong tháng. Điều đó phần nào nói lên vai trị kinh tế của phụ nữ trong hộ gia đình nơng thơn.

Hình 4.5 Thu nhập bình qn tháng của phụ nữ nơng thơn

Nguồn: Số liệu điều tra (n=123)

4.1.6 Vai trò của phụ nữ trong việc vay vốn của hộ

Vay vốn để phục vụ sản xuất hoặc trang trải các chi phí khác trong hộ là điều khá phổ biến tại vùng nông thôn. Trong đề tài không nghiên cứu chi tiết về số tiền vay là bao nhiêu, mà chỉ chú trọng đến phụ nữ có vai trị như thế nào đến các quyết định về vay vốn của hộ khi cần thiết. Số liệu trong Hình 4.6 cho thấy người chồng đóng vai trị quyết định trong việc vay nguồn nào, sử dụng tiền như thế nào và chi tiêu cho số tiền vay đó. Đối với quyết định đi vay thì người chồng chiếm 58.54%, trong khi đó người vợ chiếm 41.6%, nhưng đối với việc vay từ nguồn nào hầu như người chồng là người quyết định tất cả, kể cả quyết định chi tiêu số tiền vay. Nói cách khác là người phụ nữ trong hộ chưa đóng vai trị quan trọng trong những quyết

định về vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay trong hộ.

Hình 4.6 Vai trị của phụ nữ trong việc vay vốn

Nguồn: Số liệu điều tra (n=123)

4.2 Hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn

Kết quả khảo sát các hoạt động phụ nữ tham gia để tạo thu nhập trong mẫu khảo sát rất đa dạng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về nguồn việc và điều kiện tham gia của phụ nữ vào các hoạt động này. Qua khảo sát sơ bộ tại địa bàn và tham khảo ý kiến của cán bộ phụ nữ tại 3 địa phương, có tất cả 15 hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ đưa ra để khảo sát. Cách phân tích các vấn về tham gia vào các hoạt động dựa theo các chỉ số được xây dựng theo phương pháp đề ra trong Chương 3. Mỗi phụ nữ trong mẫu được tính điểm theo các chỉ số dùng để đánh giá sự tham gia tương đối về các mặt hoạt động.

4.2.1 Mức độ tham gia các hoạt động

Các hoạt động nào đã thu hút sự tham gia nhiều nhất tại địa bàn nghiên cứu. Mức độ tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập tính theo chỉ số tham gia và chia theo trình độ học vấn, huyện được trình bày trong Bảng 4.1. Các hoạt động tạo thu nhập trình bày trong bảng theo thứ tự có mức độ tham gia cao nhất đến thấp nhất theo chỉ số tham gia chung (cột số sau cùng trong bảng). Nhìn chung, phụ

nữ nơng thôn tham gia hoạt động trồng cây dài ngày, rau xanh, hoa màu, làm thuê, làm công tương đối cao. Trong số các hoạt động trên trồng cây dài ngày có chỉ số tham gia cao nhất, lý do là vùng đất Tây Ninh thích hợp với việc trồng cây dài ngày do những loại cây này mang tính kinh tế cao đối với hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn, và địa bàn nghiên cứu cũng nằm trong khu vực trồng nhiều cao su.

Bảng 4.1 Chỉ số tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập

Các hoạt động tạo thu nhập

Phân theo trình độ

học vấn Phân theo Huyện Chỉ số Chung Cấp 2 trở xuống Trung cấp trở lên Dương Minh Châu Tân Châu Tân Biên

Cây dài ngày 140 95 77 82 76 235

Rau xanh/hoa màu 110 95 61 76 68 205

Làm thuê, làm công 108 96 62 75 67 204

Heo 110 80 67 59 64 190

Cây ngắn ngày 101 86 68 66 53 187

Nuôi thủy sản 98 88 60 61 65 186

Tiểu thủ công nghiệp 102 81 63 56 64 183

Thu mua nông sản 86 79 50 57 58 165

Trâu, bò, dê 86 78 62 43 59 164 Gà, vịt 92 70 57 52 53 162 Buôn bán nhỏ lẻ 87 75 56 49 57 162 Vận chuyển, xe ôm 86 74 57 50 53 160 Dịch vụ nhỏ lẻ 81 63 51 48 45 144 Các hoạt động khác 67 47 49 28 37 114 Nuôi ong mật 50 36 35 23 28 86

Trong số các hoạt động tạo thu nhập thì việc trồng rau và hoa màu được phụ nữ nơng thơn tham gia đứng vị trí thứ 2. Lý giải cho hoạt động này, là tại sao phụ nữ lại tham gia trồng rau và hoa màu ở nông thôn nhiều vậy? Thực tế cho thấy rằng,

chỉ cần một mảnh vườn nhỏ trước nhà, hoặc sau nhà, những phụ nữ nơng thơn có thể trồng các loại rau và hoa màu ngắn ngày để bán kiếm thêm thu nhập hoặc để dùng trong các bữa ăn trong khi chi phí cho việc trồng rau mà phụ nữ nơng thơn bỏ ra không nhiều.

Tham gia vào lực lượng lao động làm thuê, làm mướn là hoạt động xếp thứ 3, cho thấy phụ nữ có thể vượt qua những chuẩn mực và giá trị xã hội và tham gia nhiều hơn là người lao động tiền lương. Mức độ tham gia hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ trong kinh doanh nhỏ lẻ vẫn còn thấp so với kỳ vọng của nghiên cứu. Ngoài ra, hoạt động ni ong mật có sự tham gia thấp nhất không phải là vùng chuyên canh trong khu vực nghiên cứu.

Mức độ tham gia phân theo huyện: Hình 4.7 cho thấy được đa số phụ nữ ở ba huyện Dương Minh Châu, huyện Tân Châu, huyện Tân Biên có chỉ số tham gia các hoạt động tạo thu nhập tương đối ngang nhau mặt bằng về ngành nghề cũng như về chăn ni. Nhìn chung thì đối với hoạt động trồng cây dài ngày chiếm 34.9% so với chỉ số hoạt động chung, trồng rau và hoa màu chiếm 37.1% so với chỉ số hoạt động chung, làm công và làm thuê chiếm 36.8% so với chỉ số hoạt động chung, thì huyện Tân Châu có nhiều hoạt động hơn các huyện khác. Lý giải cho điều này diện tích đất trồng cây lâu năm ở Tân Châu rất nhiều thường là các đồn điền cao su do đó hoạt động làm thuê, làm mướn của phụ nữ nơng thơn rất phổ biến.

Hình 4.7 Chỉ số tham gia các hoạt động tạo thu nhập phụ nữ phân theo huyện

Đối với huyện Dương Minh Châu thì hoạt động chăn ni heo chiếm 35.3% so với chỉ số hoạt động chung, cây ngắn ngày chiếm 36.4% so với chỉ số hoạt động chung, chăn ni trâu, bị, dê chiếm 37.8% so với chỉ số hoạt động chung, chăn nuôi gà, vịt chiếm 35.2% so với chỉ số hoạt động chung, vận chuyển xe ôm chiếm 35.6% so với chỉ số hoạt động chung, các hoạt động khác chiếm 43% so với chỉ số hoạt động chung và nuôi ong mật chiếm 40.7% so với chỉ số hoạt động chung, được phụ nữ nông thôn trong huyện tham gia nhiều hơn hai huyện còn lại. Lý giải cho điều trên huyện Dương Minh Châu có hồ Dầu Tiếng và nhiều kênh đều thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày như: mía, mì, đậu phộng, lúa. Đây cũng là nguồn thức ăn dồi giàu cho các động vật ni như: heo, gà, vịt, trâu, bị ni để lấy sức cày do đó hoạt động chăn nuôi cũng phát triển nhiều hơn các huyện khác.

Đối với huyện Tân Biên, hoạt động tạo thu nhập mà phụ nữ nông thôn huyện Tân Biên tham gia nhiều là nuôi trồng thủy sản chiếm 34.9% so với chỉ số hoạt động chung, tiểu thủ công nghiệp chiếm 35% so với chỉ số hoạt động chung, thu mua nông sản chiếm 35.2% so với chỉ số hoạt động chung, và buôn bán nhỏ lẻ chiếm 35.2% so với chỉ số hoạt động chung.

Nhìn chung các hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nơng thơn ở ba huyện có sự tương đồng về ngành nghề nhưng do đặc tính của mỗi huyện thì mức độ tham gia các hoạt động thường xuyên có phần khác biệt tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi vùng.

Mức độ tham gia các hoạt động phân theo trình độ học vấn. Số liệu trong

Hình 4.8 cho thấy được phụ nữ có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống tham gia các hoạt động tạo thu nhập nhiều hơn so với nhóm có trình độ cao hơn. Ví dụ, đối với trồng cây dài ngày chiếm 60%, nuôi heo chiếm 58%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 56%, chăn nuôi gà, vịt chiếm 57% những con số này đều cao hơn so với phụ nữ nơng thơn có trình độ trung cấp trở lên.

Hình 4.8 Trình độ học vấn và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động

Phụ nữ nơng thơn có trình độ từ trung cấp trở lên thường xuyên tham gia hoạt động thu mua nông sản và chăn ni trâu, bị, dê….., cho thấy khơng có sự khác biệt lớn giữa phụ nữ có trình độ và nữ khơng có trình độ. Điều này lý giải là do vùng nông thôn tỉnh Tây Ninh phụ nữ tạo thu nhập thông qua các hoạt động trồng trọt, chăn ni, họ khơng có nghề nghiệp ổn định, họ khơng có việc làm, kinh doanh dịch vụ chưa phát triển, khu công nghiệp ở ba huyện trên chưa được đầu tư đúng mức.

4.2.2 Mức độ đóng góp ý kiến hình thành quyết định

Mặc dù tham gia nhiều vào các hoạt động tạo thêm thu nhập của hộ, nhưng một câu hỏi đặt ra là mức độ người phụ nữ có ý kiến để hình thành quyết định liên quan đến các hoạt động đó như thế nào? Ý kiến của phụ nữ là quan trọng, hay cùng bàn bạc với nhau trước khi quyết định, hoặc chẳng có thể đóng góp ý kiến được điều gì. Kết quả trong Bảng 4.2 trả lời cho câu hỏi này. Chỉ số chung về mức độ đóng góp ý kiến hình thành các quyết định về hoạt động tạo thu nhập được xếp từ cao đến thấp. Ý kiến đóng góp của phụ nữ vào hoạt động tạo thu nhập cao nhất ở ba hoạt động động nuôi thủy sản (223 điểm), chăn nuôi heo (221 điểm), và buôn bán nhỏ lẻ 200 điểm. Khi tham gia ba hoạt động trên ý kiến đóng góp của phụ nữ được xem là chủ yếu. Lý giải cho điều này, thông thường người chồng sẽ làm những công

việc nặng nhọc như: làm thuê, làm mướn, trong khi phụ nữ nông thôn thường sẽ ở nhà chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ lẻ, do đó việc chọn ni con gì, hoặc bán cái gì phụ nữ sẽ là người có ý kiến đóng góp ý kiến quan trọng nhất.

Bảng 4.2 Chỉ số mức độ đóng góp ý kiến hình thành quyết định

Các hoạt động tạo thu nhập

Phân theotrình độ

học vấn Phân theo Huyện Chỉ số Chung Cấp 2 trở xuống Trung cấp trở lên Dương Minh Châu Tân Châu Tân Biên Nuôi thủy sản 121 112 65 91 77 233 Heo 117 94 66 76 69 211 Buôn bán nhỏ lẻ 101 99 58 67 75 200

Tiểu thủ công nghiệp 96 90 61 58 67 186

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vị thế phụ nữ trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh tây ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)