Mức độ thamgia các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vị thế phụ nữ trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh tây ninh (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn

4.2.1 Mức độ thamgia các hoạt động

Các hoạt động nào đã thu hút sự tham gia nhiều nhất tại địa bàn nghiên cứu. Mức độ tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập tính theo chỉ số tham gia và chia theo trình độ học vấn, huyện được trình bày trong Bảng 4.1. Các hoạt động tạo thu nhập trình bày trong bảng theo thứ tự có mức độ tham gia cao nhất đến thấp nhất theo chỉ số tham gia chung (cột số sau cùng trong bảng). Nhìn chung, phụ

nữ nông thôn tham gia hoạt động trồng cây dài ngày, rau xanh, hoa màu, làm thuê, làm công tương đối cao. Trong số các hoạt động trên trồng cây dài ngày có chỉ số tham gia cao nhất, lý do là vùng đất Tây Ninh thích hợp với việc trồng cây dài ngày do những loại cây này mang tính kinh tế cao đối với hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn, và địa bàn nghiên cứu cũng nằm trong khu vực trồng nhiều cao su.

Bảng 4.1 Chỉ số tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tạo thu nhập

Các hoạt động tạo thu nhập

Phân theo trình độ

học vấn Phân theo Huyện Chỉ số Chung Cấp 2 trở xuống Trung cấp trở lên Dương Minh Châu Tân Châu Tân Biên

Cây dài ngày 140 95 77 82 76 235

Rau xanh/hoa màu 110 95 61 76 68 205

Làm thuê, làm công 108 96 62 75 67 204

Heo 110 80 67 59 64 190

Cây ngắn ngày 101 86 68 66 53 187

Nuôi thủy sản 98 88 60 61 65 186

Tiểu thủ công nghiệp 102 81 63 56 64 183

Thu mua nông sản 86 79 50 57 58 165

Trâu, bò, dê 86 78 62 43 59 164 Gà, vịt 92 70 57 52 53 162 Buôn bán nhỏ lẻ 87 75 56 49 57 162 Vận chuyển, xe ôm 86 74 57 50 53 160 Dịch vụ nhỏ lẻ 81 63 51 48 45 144 Các hoạt động khác 67 47 49 28 37 114 Nuôi ong mật 50 36 35 23 28 86

Trong số các hoạt động tạo thu nhập thì việc trồng rau và hoa màu được phụ nữ nơng thơn tham gia đứng vị trí thứ 2. Lý giải cho hoạt động này, là tại sao phụ nữ lại tham gia trồng rau và hoa màu ở nông thôn nhiều vậy? Thực tế cho thấy rằng,

chỉ cần một mảnh vườn nhỏ trước nhà, hoặc sau nhà, những phụ nữ nơng thơn có thể trồng các loại rau và hoa màu ngắn ngày để bán kiếm thêm thu nhập hoặc để dùng trong các bữa ăn trong khi chi phí cho việc trồng rau mà phụ nữ nông thôn bỏ ra không nhiều.

Tham gia vào lực lượng lao động làm thuê, làm mướn là hoạt động xếp thứ 3, cho thấy phụ nữ có thể vượt qua những chuẩn mực và giá trị xã hội và tham gia nhiều hơn là người lao động tiền lương. Mức độ tham gia hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ trong kinh doanh nhỏ lẻ vẫn còn thấp so với kỳ vọng của nghiên cứu. Ngoài ra, hoạt động ni ong mật có sự tham gia thấp nhất không phải là vùng chuyên canh trong khu vực nghiên cứu.

Mức độ tham gia phân theo huyện: Hình 4.7 cho thấy được đa số phụ nữ ở ba huyện Dương Minh Châu, huyện Tân Châu, huyện Tân Biên có chỉ số tham gia các hoạt động tạo thu nhập tương đối ngang nhau mặt bằng về ngành nghề cũng như về chăn ni. Nhìn chung thì đối với hoạt động trồng cây dài ngày chiếm 34.9% so với chỉ số hoạt động chung, trồng rau và hoa màu chiếm 37.1% so với chỉ số hoạt động chung, làm công và làm thuê chiếm 36.8% so với chỉ số hoạt động chung, thì huyện Tân Châu có nhiều hoạt động hơn các huyện khác. Lý giải cho điều này diện tích đất trồng cây lâu năm ở Tân Châu rất nhiều thường là các đồn điền cao su do đó hoạt động làm thuê, làm mướn của phụ nữ nông thôn rất phổ biến.

Hình 4.7 Chỉ số tham gia các hoạt động tạo thu nhập phụ nữ phân theo huyện

Đối với huyện Dương Minh Châu thì hoạt động chăn ni heo chiếm 35.3% so với chỉ số hoạt động chung, cây ngắn ngày chiếm 36.4% so với chỉ số hoạt động chung, chăn ni trâu, bị, dê chiếm 37.8% so với chỉ số hoạt động chung, chăn nuôi gà, vịt chiếm 35.2% so với chỉ số hoạt động chung, vận chuyển xe ôm chiếm 35.6% so với chỉ số hoạt động chung, các hoạt động khác chiếm 43% so với chỉ số hoạt động chung và nuôi ong mật chiếm 40.7% so với chỉ số hoạt động chung, được phụ nữ nông thôn trong huyện tham gia nhiều hơn hai huyện còn lại. Lý giải cho điều trên huyện Dương Minh Châu có hồ Dầu Tiếng và nhiều kênh đều thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày như: mía, mì, đậu phộng, lúa. Đây cũng là nguồn thức ăn dồi giàu cho các động vật ni như: heo, gà, vịt, trâu, bị ni để lấy sức cày do đó hoạt động chăn nuôi cũng phát triển nhiều hơn các huyện khác.

Đối với huyện Tân Biên, hoạt động tạo thu nhập mà phụ nữ nông thôn huyện Tân Biên tham gia nhiều là nuôi trồng thủy sản chiếm 34.9% so với chỉ số hoạt động chung, tiểu thủ công nghiệp chiếm 35% so với chỉ số hoạt động chung, thu mua nông sản chiếm 35.2% so với chỉ số hoạt động chung, và buôn bán nhỏ lẻ chiếm 35.2% so với chỉ số hoạt động chung.

Nhìn chung các hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nơng thơn ở ba huyện có sự tương đồng về ngành nghề nhưng do đặc tính của mỗi huyện thì mức độ tham gia các hoạt động thường xuyên có phần khác biệt tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi vùng.

Mức độ tham gia các hoạt động phân theo trình độ học vấn. Số liệu trong

Hình 4.8 cho thấy được phụ nữ có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống tham gia các hoạt động tạo thu nhập nhiều hơn so với nhóm có trình độ cao hơn. Ví dụ, đối với trồng cây dài ngày chiếm 60%, nuôi heo chiếm 58%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 56%, chăn nuôi gà, vịt chiếm 57% những con số này đều cao hơn so với phụ nữ nơng thơn có trình độ trung cấp trở lên.

Hình 4.8 Trình độ học vấn và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động

Phụ nữ nơng thơn có trình độ từ trung cấp trở lên thường xuyên tham gia hoạt động thu mua nông sản và chăn ni trâu, bị, dê….., cho thấy khơng có sự khác biệt lớn giữa phụ nữ có trình độ và nữ khơng có trình độ. Điều này lý giải là do vùng nông thôn tỉnh Tây Ninh phụ nữ tạo thu nhập thông qua các hoạt động trồng trọt, chăn ni, họ khơng có nghề nghiệp ổn định, họ khơng có việc làm, kinh doanh dịch vụ chưa phát triển, khu công nghiệp ở ba huyện trên chưa được đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vị thế phụ nữ trong các hoạt động sinh kế ở nông thôn tỉnh tây ninh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)