CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Tóm lược kết quả chương 4
Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua khảo sát 123 mẫu đại diện cho phụ nữ vùng nông thôn tỉnh Tây Ninh ở 03 xã thuộc 03 huyện Dương Minh Châu, huyện Tân Châu và huyện Tân Biên, thì đa số phụ nữ đang trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ
cao (75.6%). Đa số phụ nữ có trình độ văn hóa thấp (dưới trung học cở sở chiếm 54%, (trong đó 5% phụ nữ khơng biết chữ và 24% đạt trình độ tiểu học).
Đối với lĩnh vực đất đai, các gia đình vùng nơng thơn sở hữu đất trồng cây lâu năm thấp (khơng có diện tích trồng cây hàng năm chiếm 67%). Đối với đất nơng nghiệp thì được canh tác hỗn hợp, bao gồm diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích đất trồng cây lâu năm, diện tích ao hồ ni trồng thủy sản, diện tích chuồng trại chăn ni, tạo được nhiều hoạt động tạo thu nhập cho phụ nữ nơng thơn.
Nhìn chung, phụ nữ nơng thơn có tham gia vào các hoạt động tham gia hoạt động tạo thu nhập, trong số các hoạt động phụ nữ nông thôn thường tham gia vào hoạt động trồng cây dài ngày, trồng rau xanh, hoa màu và làm thuê là chủ yếu.
Mức độ tự chủ và ý kiến quyết định các hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn chưa cao, họ chỉ biết tham gia các hoạt động tạo thu nhập, cịn ý kiến một số các hoạt động thì phụ thuộc vào quyết định của gia đình.
Khi tham gia hoạt động tạo thu nhập họ cảm nhận có được nhiều lợi ích trong cuộc sống, các lợi ích nhận được khi tham gia hoạt tạo thu nhập được phụ nữ nông thôn đánh giá cao là: chia sẻ cơng việc với thành viên trong gia đình đạt 217 điểm, tạo thêm nhiều mối quan hệ xã hội đạt 216 điểm, tăng thêm tự tin trong cuộc sống chiếm 212 điểm ngược lại các lợi ích được phụ nữ nơng thơn đánh giá thấp như: thoải mái tự do trong chi tiêu đạt 186 điểm và khác đạt 34 điểm.
Họ ít tham gia các tổ chức như nhóm tín dụng, nhóm kinh doanh, nhóm tương trợ xã hội, tổ đoàn kết sản xuất. Điều này cho thấy phụ nữ nông thôn tỉnh Tây Ninh không được tiếp cận nhiều đến các hoạt động bên ngồi, ít được các tổ chức tín dụng hỗ trợ, chưa có mơ hình liên kết sản xuất, cịn thụ động trong tìm kiếm nguồn vốn, trong sản xuất kinh doanh để được tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập.
Chỉ số hạn chế các hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn gồm: thiếu kiến thức và kỹ năng có mức cao nhất đạt 196 điểm, không đủ tiền để thực hiện các hoạt động đạt 188 điểm, thiếu chính sách hỗ trợ vốn đạt 184 điểm ngược lại các chỉ số hạn chế các hoạt động tạo thu nhập của phụ nữ nông thôn đánh giá thấp như:
ràng buộc của gia đình chồng/vợ đạt 131 điểm, khơng có những lớp huấn luyện nghề đạt 122 điểm, khác đạt 47 điểm. Như vậy, phụ nữ nông thôn cho rằng họ rất thiếu kiến thức và kỹ năng trong tham gia các hoạt động tạo thu nhập ở địa phương, đồng thời cịn có các yếu tố hạn chế khác như vừa khơng có tay nghề, vừa khơng có vốn để tham gia sản xuất, việc mua bán nhỏ, lẻ không nhiều, giá cả thị trường không ổn định v.v làm ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của cá nhân, hộ gia đình. Việc tiếp cận với các chính sách hỗ trợ vốn gặp nhiều khó khăn do chủ yếu phụ nữ ở vùng địa phương họ khơng có nghề ổn định, khơng có đất đai để thế chấp, họ ít tham gia vào các tổ hoạt động hội, đoàn, tổ sản xuất nên họ khó có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn.
Các yếu tố làm hạn chế vị thế phụ nữ ở địa phương là do hạn chế về trình độ, thiếu quan tâm của địa phương, khơng có vốn, khơng có nghề nghiệp, thiếu tự do để quyết định. Điều đó cho ta thấy ở phụ nữ nông thôn nhận thức về vị thế của phụ nữ trong gia đình, họ ln mong muốn được khẳng định mình từ việc học tập, lao động nhằm có nghề nghiệp ổn định, vừa mong muốn được lo cho cuộc sống gia đình, vừa muốn tham gia các hoạt động tạo thu nhập, vừa muốn được cùng người đàn ông quyết định các vấn đề trong gia đình, trong xã hội, họ mong muốn được bình đẳng giữa nam và nữ.