Tỷ suất lợi nhuận các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 40 - 44)

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ ROA và ROE trung bình ngành năm 2012 và 2013

Nguồn: NHNN Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng trong năm 2013 lợi nhuận ngành ngân hàng nhìn chung giảm. Trong đó ngoại trừ lợi nhuận rịng sau thuế của ngân hàng Sacombank và BIDV thì lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết đều giảm. Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước thì lợi nhuận lũy kế 11 tháng năm 2013 đạt 29,500 tỷ

đồng, tăng 3.2% so với năm 2012. Tuy nhiên nếu so sánh với năm 2010 và 2011 thì lợi nhuận này chỉ bằng 53%-56%. Trong đó, có đến 17% các tổ chức tín dụng thua lỗ trong năm 2013. Cụ thể, hơn 100 đơn vị hoạt động có lãi thì có đến hơn một nửa bị lợi nhuận giảm so với năm 2012. Hệ số phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA, ROE đều giảm so với năm 2012 lần lượt là 0.13% và 1.13%.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ ROA năm 2012 và 2013 phân theo loại hình ngân hàng

Nguồn: NHNN

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ ROE năm 2012 và 2013 phân theo loại hình ngân hàng

Nguồn: NHNN Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2011, phần lớn các ngân hàng TMCP

đều có ROA và ROE cao hơn so với ngân hàng TMNN. Tuy nhiên điều này lại ngược lại trong năm 2012 và 2013.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng giảm về mức 2%-3% khi lãi suất áp dụng cho các khoản vay ở mức thấp, trong khoảng 7%-11%. Trong khi đó tín dụng tăng trưởng không đủ mạnh để bù đắp sự sụt giảm về NIM. Do đó, mặc dù nhiều ngân hàng đã tập trung tăng cường hoạt động đầu tư trái phiếu để tăng thêm thu nhập lãi, nhưng thu nhập lãi vẫn tăng trưởng rất yếu, thậm chí tăng trưởng âm.Cụ thể mức giảm NIM tại một số ngân hàng như sau: MB Bank giảm 0.82% xuống 3.8%; ACB giảm 1.14% còn 3.9%; Vietcombank giảm 0.39% xuống 2.6%; Eximbank giảm 1.33% xuống còn 1.8%, Viettinbank giảm 0.49% xuống cịn 3.6%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Một phần nguyên nhân là do khó khăn chung của nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp sa sút, phá sản. Thêm vào đó là do lãi suất giảm mạnh, trong đó lãi suất cho vay giảm 2.3%, giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động (giảm 1.8%) khiến cho thu nhập từ lãi cho vay giảm 12% so với năm 2013 (theo phân tích của VCSC). Mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay thấp, chỉ còn khoảng 1% – 1.5%/năm đối với doanh nghiệp và 2% - 2.5% đối với cá nhân. Trong khi đó việc nợ xấu gia tăng cùng với việc phân nợ xấu theo thông tư 02 khiến nợ xấu tăng vọt. Do đó tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tăng cao, kéo theo lợi nhuận giảm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ngành ngân hàng Việt Nam qua hơn 23 năm phát triển đã tăng trưởng về số lượng, tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu.

Tăng trưởng tín dụng nhìn chung giảm trong những năm vừa qua. Ngược lại với tăng trưởng tín dụng giảm thì tăng trưởng huy động lại tăng trong những năm gần đây. Từ năm 2012 đến nay thì nhiều ngân hàng nằm trong tình trạng dư vốn huy động tuy nhiên không đẩy mạnh được dư nợ tăng cao.

vào bất động sản bị phá sản, nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ cũng là lúc nhiều ngân hàng tại Việt Nam bị nợ xấu tăng cao.

Do kinh tế khó khăn, nợ xấu tăng cao, lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy

động, nên tỷ suất lợi nhuận giảm trong những năm gần đây. Năm 2013 tỷ suất lợi

nhuận giảm so với năm 2012, nhiều doanh nghiệp có tăng trưởng tỷ lệ thu nhập lãi thuần âm (-) trong năm 2013.

CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 40 - 44)