4.1.1 Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Ngân hàng thực hiện tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tăng vốn điều lệ bằng cách:
Phát hành thêm cổ phần. Để thực hiện điều này ngân hàng cần đưa ra kế hoạch cụ thể và có lộ trình chia cổ tức cho cổ đơng thích hợp. Bởi lẽ việc phát hành thêm cổ phần trong giai đoạn ngân hàng đang gặp khó khăn trong như hiện nay không hề dễ dàng, nhất là đối với các ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên nếu ngân hàng đưa ra kết hoạch phát triển trong thời gian tới và có kế hoạch chia lợi nhuận phù hợp khi phát triển thì có thể khuyến khích các cổ đơng đầu tư thêm cho ngân hàng.
Tăng lợi nhuận giữ lại bằng cách trả ít cổ tức hơn cho cổ đơng. Trong giai đoạn
khó khăn ngân hàng có thể tăng vốn chủ sổ hữu bằng cách chia ít cổ tức hơn cho cổ đông. Tuy nhiên ngân hàng cần có cam kết sẽ chia cổ tức hợp lý trong giai đoạn phát triển của ngân hàng nhằm khuyến khích các cổ đơng hiện hữu.
Một cách khác để tăng vốn chủ sở hữu ngân hàng là giảm quy mơ tín dụng hoặc bán chứng khốn trong danh mục đầu tư, sau đó dùng tiền thu được đẩ giảm tài sản nợ. Tuy nhiên tín dụng được xem là nguồn thu chính của ngân hàng, nên việc giảm quy mơ tín dụng sẻ dẫn đến giảm lợi nhuận. Chính vì vậy cách này thường ít được ngân hàng sử dụng và khơng được khuyến khích trong giải pháp đưa ra nhằm nâng cao khả năng sinh lợi ngân hàng.
4.1.2 Tăng tỷ lệ cho khách hàng vay (tăng trưởng tín dụng)
Nguồn thu nhập chính của ngân hàng thường là thu nhập từ hoạt động cho vay. Vì vậy khi tăng tỷ lệ cho vay sẽ giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngân hàng có thể thúc đẩy cho vay bằng cách:
nghiệp đầu tư, đối với các phương án đầu tư được thẩm định là có tính khả thi. Trong giai đoạn đầu của dự án, khách hàng thường chưa thu được dòng tiền lớn và phải bỏ chi phí đầu tư nhiều. Vì vậy việc ân hạn vốn và lãi sẽ giúp khách hàng chủ động hơn trong việc đầu tư giai đoạn ban đầu và khuyến khích khách hàng mạnh dạn đầu tư cho dự án tốt.
Có những sản phẩm ưu đãi đối với các ngành nghề nhà nước đang khuyến khích và ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.
Cho phép khách hàng được vay 100% giá trị tài sản đảm bảo. Hiện nay mỗi ngân hàng đều có bộ phận định giá riêng của mình. Giá ngân hàng thẩm định thường được điều chỉnh theo khung ngân hàng và thấp hơn giá thị trường. Mặt khác, giải pháp này được đưa ra khi ngân hàng có khả năng thẩm định khách hàng tốt, nguồn thu của khách hàng đủ để đảm bảo cho nghĩa vụ vay của khách, khơng làm dẫn đến nợ q hạn. Khi đó việc nới rộng tỷ lệ sẽ giúp tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Đơn giản hóa thủ tục cho vay. Hiện nay một số ngân hàng đã xây dựng được quy trình cho vay và quy trình phê duyệt thống nhất và hiệu quả như ACB. Tuy nhiên một số ngân hàng cịn có quy trình cho vay và phê duyệt q nhiều cấp, khiến cho thời gian giải quyết chậm trong khi người đi vay có nhu cầu thanh toán nhanh. Mặt khác một số ngân hàng đòi hỏi phải xuất trình hóa đơn hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa mới được phép giải ngân trong khi nhiều khách hàng giao dịch đặt hàng mua bán qua điện thoại.
4.1.3 Quản lý rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn không những làm giảm lợi nhuận của ngân hàng mà còn đẩy ngân hàng vào khả năng mất vốn do nợ khơng có khả năng thu hồi. Do đó quản lý tốt rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn. Ngân hàng có thể quản lý rủi ro tín dụng bằng cách:
quyền tùy vào mức cấp tín dụng, ngoại lệ sản phẩm… Đối với các mức cấp lớn và hồ sơ lớn cần những cấp thẩm quyền phê duyệt cao hơn và có hội đồng tín dụng cùng bàn bạc và phân tích để đưa ra quyết định thống nhất và hiệu quả.
Xây dựng thang đo, hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiệu quả. Hiện nay hầu như xếp hạng tín dụng khách hàng mà các nhân viên kinh doanh thực hiện đều mang tính chủ quan theo đánh giá của nhân viên. Nhân viên có thể bỏ qua những rủi ro mà khách hàng tiềm ẩn để xếp hạng tín dụng khách hàng tốt nhằm đạt được mục đích cấp tín dụng cho khách. Như vậy có thể gây ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho khách, từ đó góp phần gây ra nợ xấu cho giai đoạn về sau. Vì vậy việc xây dựng thang đo, hệ thống chấm điểm khách hàng cũng đóng vai trị quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng được đào tạo tốt, có khả năng thẩm định khách hàng tốt, khơng vì tư lợi cá nhân mà cho vay những khách hàng có khả năng bị nợ quá hạn. Nhân viên tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất và là đầu mối liên lạc giữa khách hàng và ngân hàng. Nhân viên tín dụng có khả năng thẩm định tốt sẽ góp phần làm tăng chất lượng hồ sơ tín dụng và giảm thiểu được rủi ro tín dụng.
4.1.4 Quản lý chi phí ngồi lãi
Ngân hàng có thể giảm chi phí ngồi lãi bằng cách:
Cơ cấu lại nhân sự. Hàng loạt ngân hàng hiện nay đang thực hiện giảm chi phí theo hướng này. Nhờ cắt giảm nhân sự phù hợp với quy mơ và tình hình hoạt động, doanh nghiệp có thể giảm một khoản lớn chi phí ngồi lãi do giảm được chi lương người lao động. Tuy nhiên ngân hàng cần tạo động lực làm việc cho nhân sự ở lại bởi lẽ việc cắt giảm lương và nhân sự hàng loạt sẽ gây tâm lý lo lắng cho người lao động, người lao động khơng có tâm huyết vào cơng việc gây giảm chất lượng nhân sự.
vào sáng thứ bảy. Hoạt động tại ngân hàng vào sáng thứ bảy chủ yếu là các giao dịch nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản, thu nợ…Ít phát sinh các giao dịch về tín dụng trong ngày thứ bảy. Mặt khác hoạt động ngân hàng trong ngày thứ bảy không mang lại hiệu quả cao. Do đó một số ngân hàng đã thực hiện cho các nhân viên kinh doanh, thẩm định nghỉ vào sáng thứ bảy, chỉ có bộ phận vận hành và một người thuộc ban Giám đốc đi làm ngày thứ bảy. Qua đó ngân hàng cắt giảm lương nhân viên và giảm được chi phí ngồi lãi.
Đóng của một số phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả. Một số phòng giao dịch có chi phí hoạt động khá cao nhưng thu nhập không đáng kể gây ra lãng phí chi phí hoạt động. Do đó ngân hàng cần xem xét cắt giảm các phịng giao dịch này nhăm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
4.1.5 Cân bằng giữa huy động và cho vay
Khi đầu ra cho vay gặp khó khăn, vốn huy động đang dồi dào thì ngân hàng nên hạn chế huy động tăng thêm bằng cách điều chỉnh lãi suất huy động, hạn chế các chương trình khuyến mãi về huy động. Đồng thời sở giao dịch của ngân hàng cần điều chỉnh chỉ tiêu huy động hoặc ra chủ trương đẩy mạnh tín dụng thay thế chỉ tiêu huy động đến các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng đó nhằm thống nhất hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng nên chăm sóc các khách hàng tiền gửi hiện hữu, tránh tình trạng khách hàng bỏ đi.
Bên cạnh đó ngân hàng cần xem xét tình hình kinh tế và nhu cầu tín dụng thực để có kế hoạch huy động vốn phù hợp.
4.1.6 Hạn chế mở rộng quy mô một cách ồ ạt
Trước đây, ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động ngày càng lớn thì lợi nhuận ngày càng nhiều. Nhưng hiện nay cạnh tranh ngân hàng ngày càng gay gắt, ngân hàng khơng cịn thu được nhiều lợi nhuận khi mở rộng quy mô như trước đây. Mặt khác việc mở rộng quy mô một cách ồ ạt khơng tìm hiểu sẽ càng làm tăng chi phí hoạt động và chi phí đầu tư tài sản cố định, từ đó làm giảm lợi nhuận chung của ngân
4.1.7 Đa dạng hóa hoạt động ngân hàng
Đối với ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất và đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận nhiều. Nhưng để giảm rủi ro trong hoạt động và tăng doanh thu, ngân hàng nên đa dạng hóa hoạt động của. Phát triển đa dạng hóa là xu hướng tất yếu của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn khó khăn, thu nhập từ tín dụng giảm sút, tuy nhiên ngân hàng vẫn có thể duy trì thậm chí tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách tăng thêm thu nhập ngồi lãi của mình. Ngân hàng có thể thực hiện đa dạng hóa như: phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ (chuyển tiển điện tử, thanh toán qua tài khoản, thanh toán qua thẻ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, bảo lãnh, bảo hiểm, tư vấn, giữ hộ tài sản…), đầu tư tài chính…