Theo kết quả bảng cho thấy các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời trung bình của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 – 2013 như sau: ROA trung bình là 1.11%, ROE trung bình đạt 11.66%, NIM trung bình là 3.05%. Nhìn chung khả năng sinh lời giữa các ngân hàng là không đồng đều, độ lệch chuẩn của ROA, ROE và NIM lần lượt là 0.77%, 8.62% và 1.51%. Một số ngân hàng nhỏ có vốn ít, lượng khách hàng chưa nhiều, hoạt động chưa hiệu quả nên các chỉ số sinh lợi khá thấp. Ngược lại, một số ngân hàng hoạt động khá tốt, tỷ suất lợi nhuận khá cao.
Bảng 3.2 Chỉ số lợi nhuận trung bình các ngân hàng nghiên cứu 2007-2013
Đánh giá tình hình hoạt động chung của các ngân hàng trong thời gian nghiên cứu thì năm 2008, 2011 và 2013 lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng bị giảm sút. Năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nên hoạt động ngân hàng có phần giảm sút. Đến năm 2012 và 2013 được xem là giai đoạn khó khăn chung cho ngành ngân hàng khi nền kinh tế chậm phát triển, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn và phá sản, kéo theo nợ xấu ngân hàng tăng cao, do đó làm lợi nhuận ngân hàng sụt giảm. Một loạt ngân hàng báo cáo không đạt chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra và thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí, giảm biên chế lao động. Tuy nhiên sau những nỗ lực cắt giảm chi phí đó thì lợi nhuận ngân hàng vẫn ở mức thấp so với những năm trước.
Tỷ số vốn (EQTA) bình quân của các ngân hàng là 13.32%, độ lệch chuẩn của EQTA là 8.93%. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản không đồng đều. Số liệu cao nhất là ngân hàng MDBank năm 2013 với EQTA đạt 61.41%, số liệu nhỏ nhất là ngân hàng MHB năm 2009 với EQTA chỉ 2.91%. Nếu xét tỷ lệ EQTA trung bình của các ngân hàng qua các năm thì tỷ lệ này khá ổn định, khơng biến động nhiều. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thì con số này tăng qua các năm. Một phần vốn chủ sở hữu tăng do quy định bắt buộc của ngân hàng nhà nước về vốn điều lệ tối thiểu, mặt khác các ngân hàng cũng đồng loạt tự nguyện xin tăng vốn nhằm mở rộng quy mô đảm bảo chỉ số vốn an toàn trong quá trình hoạt động.
Tỷ lệ cho vay (LOTA) có tỷ lệ trung bình là 52.83%, độ lệch chuẩn là 14.88%. Cho vay là hoạt động chính yếu của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ LOTA khá cao cho thấy các ngân hàng đều tập trung vào mảng tín dụng của mình nhằm đạt lợi nhuận từ cho vay. Ngân hàng có tỷ lệ tín dụng cao nhất là MHD trong năm 2009 (94.42%), tỷ lệ tín dụng thấp nhất là TienPhongBank tại năm 2008 (11.39%). Trong những năm gần đây do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị giảm sút, các doanh nghiệp không dám mạo hiểm đi vay để đầu tư mở rộng, phía ngân hàng thì cẩn trọng trong việc cấp tín dụng vì lo ngại nợ xấu nên
chính của các ngân hàng cho thấy tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng đã giảm và thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của chứng khoán đầu tư. Điều này phản ánh một sự dịch chuyển tương đối của nguồn vốn từ cho vay khách hàng sang chứng khoán đầu tư, chủ yếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh.
Bảng 3.3 Tỷ lệ LOTA của các ngân hàng nghiên cứu 2007-2013
Nguồn: tổng hợp theo số liệu nghiên cứu Tỷ lệ huy động vốn (DETA) trung bình của các ngân hàng khá cao (70.19%) Độ lệch chuẩn là 11.97%. Trong giai đoạn năm 2007 một số ngân hàng nhỏ tiền thân là ngân nông thôn như ngân hàng Quốc Dân (Navibank) hay MDBank có tỷ lệ huy động khá thấp. Trong giai đoạn 2010-2011 do áp lực lạm phát và quy định lãi suất trần nên các ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn. Cuối 2011 trước những thông tin về việc sáp nhập một số ngân hàng nhỏ làm tâm lý người gửi tiền bị sao động nên huy động vốn vẫn gặp khó khăn. Năm 2013 đến nay nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thừa tiền huy động nhưng không phát triển cho vay được.
Nguồn: tổng hợp theo số liệu nghiên cứu Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (PRTO) trung bình của các ngân hàng trong nghiên cứu là 1.17%. Tỷ lệ dự phòng rủi ro thấp nhất là 0.06% của Tiên Phong Bank năm 2008 và cao nhất là 4.77% của Tiên Phong Bank năm 2012. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng tăng qua các năm do nợ xấu cũng tăng cao. Trong năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao, con số này được dự đốn sẽ cịn tăng thêm khi thông tư 02 được áp dụng. Do đó tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng sẽ tiếp tục tăng theo.
Tỷ lệ chi phí ngồi lãi (NETA) trung bình chiếm khoảng 2.07% tổng tài sản. Tùy vào quy mơ của ngân hàng khác nhau mà chi phí ngồi lãi sẽ khác nhau. Trong chi phí này thì chi phí lương nhân viên chiếm một nửa số đó. Chi phí ngồi lãi của các ngân hàng tăng trong những năm gần đây. Nhưng bắt đầu từ năm 2012 thì một vài ngân hàng đã thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động của mình thơng qua cắt giảm chi phí lương nhân viên, cũng như cắt giảm những phòng giao dịch/chi nhánh hoạt động không hiệu quả.
Ngoài thu nhập từ hoạt động cho vay thuần túy thì các ngân hàng cịn đa dạng hóa hoạt động của mình để làm tăng thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (NIGI) trung bình trong giai đoạn phân tích là 21.44%. Một vài ngân hàng đã thu được lợi nhuận lớn từ thu nhập ngoài lãi do những thuận lợi từ thị trường như trường hợp của ACB vào những năm 2007 - 2009 (NIGI qua các năm lần lượt là 56.60%,36.65% và 43.25%). Tuy nhiên việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của
ngân hàng không phải lúc nào cũng giúp ngân hàng tăng thêm lợi nhuận. Như trường hợp ACB vào năm 2012 đã bị lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình, NIGI trong năm 2012 là -17.75%. Hay như trường hợp của ngân hàng Bản Việt (tiền thân là ngân hàng Gia Định) vào năm 2008 đã bị thua lỗ 44.785 triệu đồng do hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của mình, NIGI là -55.16%.
Thị phần tiền gửi của mỗi ngân hàng có sự khác biệt tùy vào quy mơ cũng như uy tín hoạt động của ngân hàng đó. Một số ngân hàng hoạt động lâu năm, có uy tín thanh khoản tốt thường có lượng tiền gửi của khách hàng lớn (NHTMCP Ngoại
Thương Việt Nam, NH TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NHTMCP Công
Thương Việt Nam…). Mặt khác một số ngân hàng nhỏ lẻ có uy mơ tiền gửi tương
đối thấp (NHTMCP Phát Triển Mê Công, NHTMCP Xây Dựng Việt Nam…). Quy mô ngân hàng (SIZE) không đồng đều. Bên cạnh một số ngân hàng có quy mơ lớn như Viettinbank, BIDV, Vietcombank thì vẫn có những ngân hàng hoạt động với quy mô tương đối nhỏ. Kể từ năm 2007 đến nay thì quy mơ của các ngân hàng đã tăng hơn gấp đôi, tuy nhiên quy mô vẫn thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia.
Tài sản cố định (FIXED) trung bình chiếm 1.63% tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản cố định thấp nhất là Oceanbank trong năm 2007 (0.10%) và cao nhất là ngân hàng Xây Dựng Việt Nam năm 2007 (10.93%). Theo báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2013 thì tỷ trọng tài sản cao nhất là SaiGonBank (5.80%) và thấp nhất là TienPhongBank (0.21%).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực trung bình trong giai đoạn từ 2007-2013 là -5.62%. Nguyên nhân là do lạm phát trong giai đoạn này co hơn so với tốc độ phát triển kinh tế. Từ những năm 2000, Chính phủ đã nới lỏng tín dụng và khích thích mở rộng đầu tư, đồng thời ký kết quan hệ trao đổi song phương Mỹ vào tháng 7/2000. Kết quả là tăng trưởng kinh tế tăng cao, kèm theo đó là lạm phát. Hơn nữa việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho một lượng lớn ngoại tệ đổ vào Việt Nam. Lúc này Ngân Hàng Nhà Nước đã thực hiện cung lượng VND để mua lượng ngoại tệ vào,
gây áp lực lạm phát tăng cao (12.6% vào năm 2007 và 19.89% vào năm 2008). Thêm vào đó khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, cụ thể là bội chi ngân sách lớn, nợ công tăng cao, thâm hụt cán cân vãng lai làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại (6.78% năm 2010, 5.89% năm 2011) mặc dù Chính Phủ đã có những biện pháp kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trượng kinh tế. Đi kèm với biện pháp kích cầu là lạm phát tăng cao (11.75% năm 2010 và 18.58% năm 2012). Năm 2012-2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế lần lượt là 5.03% và 5.42%. Nguyên nhân là do sự suy giảm tổng cầu do chính sách tiền tệ thắt chặt kiềm chế lạm phát của Ngân Hàng Nhà Nước từ năm 2011, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và phá sản, nền kinh tế trì trệ. Lạm phát năm 2012 và 2013 lần lượt là 6.81% và 6.04%.
Bảng 3.5 GDP, lạm phát và RGDP của Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Nguồn: Tổng cục thống kê Lạm phát bình quân trong gia đoạn này là 11.77%. Khá cao so với các đối tác và các nước trong khu vực. Lạm phát đạt đỉnh điểm vào năm 2008 với tỉ lệ lạm phát là 19.89%.