Phân tích tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 52 - 55)

Ta xem xét sự tương quan giữa các biến thông qua hệ số tương quan trong bảng số ma trận tương quan sau:

Bảng 3.6 Ma trận tương quan

Bảng ma trận tương quan thể hiện hệ số tương quan giữa các biến. Hệ số tương quan giao động từ 1 đến -1. Hệ số tương quan càng gần -1 và 1 thì tương quan càng mạnh.

Hệ số tương quan giữa ROA và ROE là +0.42, ROA và NIM là +0.53, ROE và NIM là +0.05 cho thấy các biến phụ thuộc này có quan hệ đồng biến với nhau.

Hệ số tương quan giữa ROA và các biến độc lập khác như sau: EQTA (0.49), LOTA (0.099), DETA (-0.28), PRTO (-0.20), NETA (-0.098), NIGI (-0.022), INDE (-0.31), SIZE (-0.28), FIXED (0.10), RGDP (-0.14), INFL (0.18).

Hệ số tương quan giữa ROE và các biến độc lập khác như sau: EQTA (-0.34), LOTA (0.08), DETA (0.0024), PRTO (0.053), NETA (-0.18), NIGI (0.12), INDE (0.44), SIZE (0.46), FIXED (-0.17), RGDP (-0.090), INFL (0.13).

Hệ số tương quan giữa NIM và các biến độc lập khác như sau: EQTA (0.56), LOTA (0.29), DETA (-0.28), PRTO (-0.008), NETA (0.098), NIGI (-0.56), INDE (-0.25), SIZE (-0.23), FIXED (0.18), RGDP (-0.09), INFL (0.057).

Hệ số tương quan giữa RGDP và INFL là -0.98 là khá cao, có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên do RGDP được tính bằng GDP – INFL. Mặc khác do GDP của Việt Nam khá ổn định ở mức 6.17%, khơng có biến động nhiều nên khi vẽ biểu đồ giữa RGDP và INFL giống như quan hệ nghịch. Thêm vào đó số liệu thu thập chỉ từ năm 2007 – 2013, chưa đủ dữ liệu để kết luận có đa cộng tuyến nên

trong bài nghiên cứu sẽ giữ cả hai biến RGDP và INFL.

Hệ số tương quan giữa INDE và SIZE là 0.98 là khá cao, có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Các ngân hàng có quy mơ lớn thì có khả năng huy động tốt hơn so với các ngân hàng nhỏ. Ta tiến hành kiểm tra đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF. Công thức: VIFj = 1/(1-Rj2), với Rj2là hệ số xác định khi biến thứ j được lấy làm biến phục thuộc để chạy hồi quy với các biến độc lập còn lại.

Chạy hồi quy phụ của biến độc lập SIZE theo các biến độc lập còn lại:

Bảng 3.7: Kết quả hồi quy biến SIZE theo các biến độc lập còn lại

VIFSIZE = 60.24 > 10 => Xảy ra đa cộng tuyến.

Chạy hồi quy phụ của biến độc lập INDE theo các biến độc lập còn lại:

VIFINDE = 63.29 > 10 => Xảy ra đa cộng tuyến.

Ta sẽ tiến hành kiểm tra để loại biến (loại biến SIZE hoặc INDE) ở từng mơ hình để khắc phục đa cộng tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 52 - 55)