Thống kê mô tả các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ công và tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 32 - 37)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.1. Thống kê mô tả các biến

0 200 400 600 800 1,000 1990 1995 2000 2005 2010 DTPOP (USD) 0 100 200 300 400 1990 1995 2000 2005 2010 DTGDP (%)

Đồ thị 4.1. Sự phân bố tỷ lệ nợ công trên GDP và tỷ lệ nợ công trên dân số.

Qua đồ thị 4.1 ta thấy, trong giai đoạn 1986-1992, gánh nặng nợ công trên đầu người tăng cao đạt mức 355,47 USD năm 1992, tương ứng tỷ lệ nợ công trên GDP cũng đạt mức kỷ lục 359,56% năm 1990. Gánh nặng nợ công trên đầu người xoay quanh mức kỷ lục rồi đột ngột giảm xuống mức 160,47 USD trong năm 2001 để rồi quay đầu tăng mạnh cho đến năm 2013 đạt mức 863,94 USD, mức kỷ lục trong suất giai đoạn nghiên cứu. Trong khi đó, mức nợ cơng trên GDP quay đầu giảm mạnh xuống mức 35,17% năm 2002 và dao động quanh mức này cho đến năm 2013 đạt mức 45,22%. Điều này cho thấy mặc dù nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn sau tăng cao nhưng kèm theo đó tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam cũng mạnh mẽ, có thể đảm bảo được gánh nặng nợ cơng. Hay nói cách khác, nợ cơng Việt Nam cho đến hiện nay vẫn nằm trong giới hạn an tồn.

Theo Bản tin nợ cơng số 2 xuất bản tháng 10/2013 của Bộ Tài chính, đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam là 55,7% GDP. Trong đó, nợ Chính phủ chiếm 43,3%, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 11,6% và nợ của chính quyền địa phương chiếm 0,8%. Số liệu này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế (dưới 65% GDP).

Bộ Tài chính cũng như thành viên Chính phủ nhiều lần khẳng định nợ công chưa chạm trần. Nhưng tại các hội thảo khoa học, nhắc tới nợ công Việt Nam, các chuyên gia đều không khỏi lo ngại. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân, Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng nếu tính đủ, nợ cơng Việt Nam phải lên tới gần 100% GDP.

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tổng nợ cơng và nợ bình qn Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất. Đứng đầu khu vực là Singapore với khối nợ trên 302 tỷ USD, theo sau là Indonesia với hơn 263,8 tỷ USD. Singapore cũng là nước có nợ trên GDP lớn nhất (94,7%). Thấp nhất lại là Indonesia với chỉ 25,4%.

Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ cơng xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ cơng đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương

đương 54,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ cơng trên trung bình.

Ngồi ra, cũng theo The Economist, mức nợ cơng tính trên đầu người của Việt Nam hiện nay nếu so sánh với Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan thì khơng phải là cao. Tuy nhiên, nếu so mức nợ cơng bình quân đầu người của Việt Nam các giai đoạn trước thì chắc chắn mức nợ cơng tính trên đầu người của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.

Thực hiện xử lý dữ liệu từ các số liệu thu thập được bằng phần mềm Eview 6.0 ta được bảng thống kê mô tả các biến theo bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình.

Sample: 1986 2013

Mean Median Maximum Minimum Std. Dev. Skewness Kurtosis

gt 12,08859 13,82288 82,57191 -7,582385 25,79212 -0,786697 7,828452 gdppt 639,5467 443,0045 1910,533 97,15789 509,1757 1,141232 3,243407 dtgppt 91,38920 44,88741 359,5642 0,522343 96,23555 1,561977 4,413395 gcft 1,257847 2,071422 37,50060 -4,648254 15,70460 -0,378632 5,241525 popgt 1,516953 1,430764 2,491328 1,043913 0,467111 0,820532 2,535191 totgt 6,470799 1,894387 166,3521 -3,517200 32,82308 4,258113 21,73597 litgt 2,799705 2,845055 18,47672 -1,136104 7,361364 0,297984 2,581491 irt 23,18036 11,45000 144,0000 6,240000 31,24050 2,633459 9,591574 giot 101,0134 103,0159 162,9145 18,95049 41,79177 -0,366017 2,341666 bdtgdpt -3,887844 -3,867583 0,553110 -7,240000 2,247056 0,058604 2,110746

(Nguồn: tác giả sử dụng phần mềm Eviews6 để tính tốn)

Qua bảng 4.1 ta có thể nhận xét về thị trường biểu hiện qua các biến của mơ hình như sau:

- Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2013 đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 12%. Trong đó, tốc độ tăng cao nhất là 82,6%. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu nói riêng, nền kinh tế tồn cầu nói chung; đồng thời với chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ của Chính phủ và những diễn biến phức tạp của lãi suất, hệ thống tài chính ngân hàng nên tăng trưởng kinh tế đã chịu tác động tiêu cực. Do đó, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này đạt mức thấp nhất tại mức -7,6%.

- Tổng thu nhập quốc nội bình quân đầu người trong giai đoạn này trung bình là 639 USD. Trong đó có thời điểm mức này đạt giá trị cao nhất là 1.910 USD và thấp nhất là 443 USD khi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu nói riêng và tồn cầu nói chung. Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Vương Đình Huệ - Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng kinh tế Việt Nam hiện tại đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (thấp).

- Tỷ lệ nợ công trên GDP tại Việt Nam đạt mức trung bình là 91,3% trong giai đoạn 1986-2013. Trong đó, có thời điểm tỷ lệ này đạt mức cao nhất 359,5% khi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu nói riêng và tồn cầu nói chung và đạt giá trị thấp nhật là 0,5%. Với mức nợ công trên GDP trong 05 năm gần đây chỉ xoay quanh mức 40%-50% cho thấy nợ công Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.

- Tốc độ tăng trưởng tích lũy tổng tài sản hay đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn này đạt trung bình 1,25%. Trong đó có thời điểm đạt mức cao nhất 37,5% và do tác động của khủng hoảng nợ cơng tồn cầu cũng như việc sử dụng không hiệu quả các khoản đầu tư (đặc biệt là đầu tư công) nên tỷ lệ này đạt mức thấp nhất tại -4,64%. - Tốc độ tăng trưởng dân số Việt Nam đạt mức trung bình 1,5% trong giai đoạn này. đạt mức tăng trưởng cao nhất là 2,5% và thấp nhất là 1,04%. Điều này cho thấy chính sách dân số Việt Nam được thực hiện khá tốt, qua đó góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống người dân.

- Tăng trưởng thế giới suy giảm kéo theo những khó khăn về xuất khẩu. Hầu hết các dự báo của các tổ chức thế giới đều thống nhất nhận định về một triển vọng ảm đạm hơn của tăng trưởng kinh tế tồn cầu, trong bối cảnh khủng hoảng nợ cơng châu Âu còn chưa thể giải quyết triệt để. Điều này dẫn đến tăng trưởng thương mại của Việt Nam giai đoạn này có lúc đạt mức -3,5%. Số liệu này cho thấy sự suy giảm mạnh sức cầu trong nền kinh tế và sự suy yếu năng lực sản xuất và nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên cũng có thời điểm mức tăng trưởng thương mại đạt mức cao kỷ lục 166,3%. Mức tăng trưởng thương mai trung bình trong giai đoạn này là 6,4%.

- Tốc độ tăng trung bình trong tỷ lệ người có trình độ trung học là 2,7%. Trong đó, có thời điểm đạt cao nhất với mức 18,4% và thấp nhất với mức -1,2%. Tỷ lệ này vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngày càng cao của đất nước để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Lãi suất danh nghĩa huy động của nền kinh tế trong giai đoạn 1986-2013 đạt mức trung bình là 23,18%. Trong đó có thời điểm đạt mức cao nhất lên đến 144%. Đây là thời điểm Việt Nam thực hiện chính sách lãi suất tiền gửi cao để huy động tiền gửi, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để bình ổn vĩ mơ và giảm thiểu tình trạng lạm phát, tạo tiền đề quan trọng để giảm lãi suất. Đồng thời với việc thanh khoản hệ thống ngân hàng đã có cải thiện, đồng thời để phòng ngừa giảm phát lãi suất huy động ngày càng giảm dần.

- Với việc gia nhập nền kinh tế thị trường, gia nhập WTO và ký kết các hiệp định thương mai song phương, đa phương, nền kinh tế Việt Nam có độ mở đạt giá trị trung bình 101%. Trong đó, lúc cao nhất tổng giá trị xuất nhập khẩu trên GDP đạt tới 162,9%. Điều này cho thấy tác động tích cực của việc mở cửa kinh tế đối với tăng trưởng.

- Là một nước đang phát triển, với nhiều nhu cầu chi tiêu trong giới hạn ngân sách, dẫn đến thâm hụt ngân sách là một thực trạng của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trung bình trong giai đoạn 1986-2013 là 3,88%. Trong đó, mức thâm

hụt cao nhất đạt mức 7,24%. Đây là giai đoạn Việt Nam bị tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ công và tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)