Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1. Xây dựng danh mục đầu tư
Luận văn tiến hành xây dựng các danh mục đầu tư dựa trên thông tin về tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cơng ty của CEO cơng ty đó (gọi tắt là tỷ lệ sở hữu CEO) để kiểm tra xem chúng có cung cấp lợi nhuận bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 1/2008 - 12/2013 hay không. Danh mục đầu tư được tái cân bằng lại vào đầu mỗi năm t.
Các danh mục đầu tư được xây dựng dựa trên số liệu về tỷ lệ sở hữu của CEO và phân bổ theo hai phương pháp là:
○ Phân bổ theo tỷ trọng bằng nhau (gọi tắt là equal-weighted).
○ Phân bổ theo tỷ trọng vốn hóa thị trường (gọi tắt là value-weighted).
Các danh mục đầu tư vào cơng ty có tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của CEO cao (gọi tắt là các danh mục đầu tư Long) được sàng lọc theo bốn tiêu chí:
○ Hai tiêu chí là dựa vào các giới hạn sàn cố định cho tỷ lệ sở hữu của CEO đầu mỗi năm t. Bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ sở hữu của CEO là 5% và 10% như giới hạn
cố định và đầu tư vào tất cả các cơng ty trong đó có CEO sở hữu tỷ lệ cổ phiếu của cơng ty mình vượt quá ngưỡng này (Gọi là: Danh mục ≥5% và ≥10%).
○ Hai tiêu chí khác là dựa vào xếp hạng các cơng ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam hàng năm dựa trên tiêu chí tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cơng ty của CEO cơng ty đó từ cao đến thấp. Và sau đó đầu tư vào tất cả các cơng ty nằm trong 10%, và 20% cơng ty có tỷ lệ sở hữu của CEO cao nhất trên thị trường tại đầu mỗi năm t (gọi tắt: Danh mục top 10% và top 20%).
Mặt khác bài nghiên cứu cũng xây dựng thêm các danh mục đầu tư của các công ty mà CEO khơng có sở hữu cổ phiếu cơng ty mình hoặc có tỷ lệ sở hữu của CEO thấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam (gọi là các danh mục đầu tư Short). Các danh mục đầu tư này được sàng lọc dựa trên các tiêu chí tương tự như các danh mục Long:
○ Danh mục đầu tư bao gồm các cơng ty mà CEO khơng có sở hữu cổ phiếu cơng ty mình. (gọi tắt là danh mục 0%).
○ Hai tiêu chí khác cũng dựa trên xếp hạng các công ty trên thị trường chứng khốn Việt Nam hàng năm dựa trên tiêu chí tỷ lệ sở hữu cổ phiếu công ty của CEO cơng ty đó từ cao đến thấp. Và đầu tư vào các công ty nằm trong số 10% và 20% công ty có sở hữu của CEO thấp nhất trên thị trường tại đầu mỗi năm t. (gọi là danh mục bottom 10% và bottom 20%).
Để kiểm định tác động của sở hữu của CEO đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 1/2008 đến 12/2013 trong phân tích danh mục luận văn tiến hành hai phân tích:
Phân chỉ dựa trên các danh mục đầu tư Long gọi là phân tích danh mục Long-Only. Việc phân tích danh mục Long-Only sẽ kiểm tra xem liệu danh mục của các công ty
có tỷ lệ sở hữu của CEO cao có mang lại tỷ suất sinh lợi bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 1/2008 đến 12/2013 hay khơng.
Và phân tích dựa trên hai danh mục Long và Short gọi là phân tích danh mục Long- Short với Long là các cơng ty có sở hữu của CEO cao và Short là danh mục đại diện cho các cơng ty có tỷ lệ sở hữu của CEO thấp hoặc CEO không sở hữu cổ phiếu cơng ty mình. Phân tích danh mục Long-Short hướng đến việc làm rõ hai vấn đề:
○ Liệu các cơng ty có sở hữu của CEO cao có sinh ra một tỷ suất sinh lợi vượt trội hơn so với các cơng ty có tỷ lệ sở hữu của CEO rất thấp hay khơng.
○ Có tồn tại một thành quả thị trường kém của cổ phiếu các công ty sở hữu rất thấp và góp phần cải thiện tỷ suất sinh lợi danh mục đầu tư của các cơng ty sở hữu cao.
Trong phân tích Long-short, mỗi danh mục trong các danh mục Long sẽ có một danh mục đối ứng với nó trong các danh mục đầu tư bên Short.
○ Trong trường hợp danh mục Long là danh mục đầu tư ≥5%, ≥10%, thì danh mục Short là tất cả các cơng ty khơng có sở hữu của CEO (0%).
○ Trong trường hợp danh mục Long là các danh mục top 10% và top 20%, thì danh mục Short là các danh mục bottom 10% và bottom 20% tương ứng.