CHƢƠNG 3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu cắt ngang nhằm đánh giá tác động của đặc điểm cá nhân, yếu tố di truyền, môi trƣờng gia đình và lối sống lên nguy cơ thừa cân và béo phì của trẻ bằng cách sử dụng các số liệu chiều cao, cân nặng và thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát.
3.3.2. Cỡ mẫu
Một nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự về thừa cân và béo phì ở học sinh tiểu học tại Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm học 2008 – 2009 xác định tỷ
lệ thừa cân là 20,8% và béo phì là 7,7%. Qua lý thuyết xác suất, để xác định cỡ mẫu tính tỷ lệ dùng trong nghiên cứu với độ tin cậy là 95% ta có Z bằng 1,96, sai số cho phép ε là 0,05 và tỷ lệ điều tra trƣớc p là 1,96.
n = 𝑍
2.𝑝(1−𝑝) 𝜀2
Cỡ mẫu tính đƣợc sẽ là 316 trẻ. Lấy tỷ lệ bỏ cuộc là 10% (số cha mẹ khơng trả lời phiếu khào sát) thì cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu là 347 trẻ.
3.3.3. Kỹ thuật lấy mẫu
Nghiên cứu chia làm hai giai đoạn bao gồm điều tra trực tiếp vào ngày sinh hoạt khu phố (18/1/2015 và 1/2/2015) tại trƣờng THCS Nguyễn Du Quận Gò Vấp TPHCM bằng cách yêu cầu những cha mẹ có trẻ trong độ tuổi từ 7 – 11 tuổi đƣa trẻ cùng tham gia để lấy các dữ liệu nhân trắc về trẻ và phỏng vấn các thông tin liên quan từ cha mẹ hoặc ngƣời nuôi dƣỡng trẻ thông qua bảng câu hỏi đƣợc gửi về cho cha mẹ trẻ.
Điều tra trực tiếp bằng phƣơng pháp nhân trắc là việc đo những biến đổi các kích thƣớc cơ thể và các mơ cấu trúc trên cơ thể ở các lứa tuổi và mức độ dinh dƣỡng khác nhau (Jelliffe, 1966). 1) Xác định tuổi của trẻ để có thể đánh giá đúng sự phát triển của trẻ. Tuổi của trẻ đƣợc tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ và phân loại theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO 1995). 2) Xác định cân nặng của cơ thể trẻ bằng cách sử dụng cân điện tử PRO100 (độ chính xác 0,1kg), kết quả ghi với một số lẻ, đơn vị đo cân nặng là kg. Trẻ đƣợc tiến hành cân theo số phiếu nhận đƣợc và trong một phòng trống đƣợc mƣợn trong khuôn viên của trƣờng nơi diễn ra hoạt động khu phố vào buổi sáng chủ nhật (18/1/2015 đối với khu phố 9 và 1/2/2015 đối với khu phố 6). Khi cân trẻ mặc quần áo và trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả. Cân đƣợc đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng số 0. Cân đƣợc kiểm tra và chỉnh trƣớc khi sử dụng, sau khi cân khoảng 20 trẻ sẽ kiểm tra và chỉnh cân lần nữa. Trẻ đƣợc hƣớng dẫn đứng giữa bàn cân, hạn chế cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lƣợng phân đều cả hai chân. 3) Xác định chiều cao của trẻ bằng thƣớc đo Microtoise (độ chính xác 1mm), kết quả đƣợc ghi với một số lẻ. Sau khi cân trẻ đƣợc tiến hành
đo chiều cao. Trẻ đƣợc yêu cầu bỏ giày, đi chân không, đứng quay lƣng vào thƣớc đo. Đảm bảo có năm điểm chạm trên bề mặt thƣớc: chẩm, vai, mơng, bắp chân và gót chân. Mắt nhìn thẳng theo một đƣờng thẳng nằm ngang và hai tay để sát bên mình. Kết quả đƣợc ghi vào bảng thông tin của từng trẻ: lớp, tuổi, giới tính, cân nặng và chiều cao. 4) Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu là các đối tƣợng trẻ bị gù, vẹo cột sống bẩm sinh và mắc các bệnh mãn tính.
Sử dụng bộ câu hỏi đã đƣợc thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về môi trƣờng gia đình của trẻ, hoạt động vui chơi, ăn uống của trẻ khi ở nhà. Bảng câu hỏi đƣợc đánh mã số cùng với mã số mà trẻ sử dụng khi cân và đƣợc gửi cho cha mẹ của trẻ và đƣợc thu lại vào chủ nhật ngày 25/1/2015 và ngày 8/2/2015. Đối với yếu tố di truyền thừa cân – béo phì sử dụng các câu hỏi về thơng tin phụ huynh học sinh hoặc ngƣời nuôi dƣỡng trực tiếp nhƣ mối quan hệ với trẻ, giới tính, tuổi (tính theo năm sinh), chiều cao ( tính theo đơn vị centimet), cân nặng (tính theo đơn vị kilogram). Đối với mơi trƣờng gia đình của trẻ đƣa ra các câu hỏi về nghề nghiệp, trình độ của cha mẹ, tình trạng hơn nhân của cha mẹ trẻ, điều kiện kinh tế của hộ gia đình (mức sống của gia đình, sử dụng các thiết bị điện), số trẻ dƣới 18 tuổi trong gia đình.
Đánh giá mức tiêu thụ lƣơng thực – thực phẩm giàu năng lƣợng trong khẩu phần của trẻ bằng cách áp dụng phƣơng pháp hỏi số lần sử dụng của trẻ đối với những loại thực phẩm trong một tuần. Kết quả đƣợc tính ra mức tiêu thụ lƣơng thực thực phẩm, giá trị dinh dƣỡng của khẩu phần các thức ăn giàu năng lƣợng trong một tuần bằng cách dùng “Bảng thành phần dinh dƣỡng thực phẩm Việt Nam năm 2007”. Đánh giá thói quen hoạt động tĩnh của trẻ thơng qua việc đo lƣờng thời gian xem truyền hình, chơi game, chơi máy tính của trẻ trong một ngày. Đánh giá vận động hàng ngày của trẻ bằng cách đo lƣờng năng lƣợng mà trẻ hoạt động thể thao trong một tuần thông qua phƣơng pháp hỏi số lần tham gia hoạt động những môn thể thao của trẻ trong tuần. Kết quả đƣợc dùng để tính mức tiêu hao năng lƣợng của trẻ thông qua các hoạt động thể lực dựa vào các mức độ nhƣ sau: nặng (đá banh và tập võ) tiêu tốn 200 kcal/30 phút, trung bình (bơi lội, đi xe đạp, nhảy múa và cầu lông) tiêu tốn 150 kcal/30 phút, nhẹ (đi bộ và làm việc nhà) tiêu tốn 100 kcal/30 phút.