Thiết lập phương trình hồi quy và phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 61 - 63)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.1 Thiết lập phương trình hồi quy và phương pháp thu thập số liệu

Do các NHTM niêm yết Việt Nam và các NHTM Pakistan có nhiều điểm tương đồng như tổng tài sản tương đối nhỏ so với các NHTM trên thế giới, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn tăng trưởng nóng của nền kinh tế đã dẫn đến áp lực nợ xấu tăng nhanh. Do đó, dựa vào bài nghiên cứu của tác giả Muhammad Farhan Malik, Amir Rafique (2013) để làm cơ sở để thiết lập phương trình hồi quy. Bên cạnh đó, luận văn cịn dựa trên phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các NHTM niêm yết Việt Nam, xem xét mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của các nhân tố, cùng với việc tham khảo các bài nghiên cứu trên thế giới để đưa vào thêm bốn nhân tố: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu_CAR, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động_TLTM, tốc độ tăng trưởng nợ_LG, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội_GDPG. Ngồi ra, có sự thay thế nhân tố tỷ lệ lãi suất chính sách tiền tệ_MIR (Monetary Policy Interest Rate) thành nhân tố lãi suất bình quân liên ngân hàng_IRB (Interest Rate on Interbank transactions). Nguyên nhân thay đổi là do lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thể hiện rõ hơn trạng thái thừa vốn, thiếu vốn của các NHTM, từ đó tác động đến việc dự trữ tài sản thanh khoản của các ngân hàng, trước hết là tác động đến tỷ lệ trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Hơn nữa, lãi suất liên ngân hàng thay đổi liên tục và NHNN sẽ tổng hợp và cơng bố vào mỗi buổi sáng, nhân tố có sự biến động sẽ cho kết quả tốt hơn trong mơ hình hồi quy. Trong khi lãi suất chính sách tiền tệ được lấy là lãi suất cơ bản của NHNN, lãi suất cơ bản có khi duy trì trong nhiều năm, nhân tố khơng có

52

sự biến động được đưa vào sẽ ảnh hưởng đến việc xác định tác động của các biến trong mơ hình.

Bài nghiên cứu của tác giả Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad (2011) đã đề cập đến nhân tố CAR là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến tỷ lệ “tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản” tại các NHTM Pakistan. Bên cạnh đó, từ những phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến trạng thái tiền mặt tại các NHTM niêm yết Việt Nam thì CAR là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Tỷ lệ nàycó thể xác định được khả năng của các ngân hàng trong việc thanh tốn các khoản nợ có thời hạn, và đối mặt với các loại rủi ro trong quá trình hoạt động. Vì thế luận văn đã đưa nhân tố CAR vào phương trình hồi quy.

Do đặc điểm hoạt động của các NHTM Việt Nam, tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản Có của các ngân hàng. Các khoản tín dụng được xem là tài sản kém tính thanh khoản nhưng tạo ra doanh thu cao. Vì vậy, sự gia tăng trong các khoản tín dụng đồng nghĩa với việc gia tăng tài sản kém tính thanh khoản và giảm tài sản có tính thanh khoản cao đối với ngân hàng. Trong bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến “tài sản thanh khoản trên tổng tài sản” tại các NHTM Ethiopia của tác giả Tseganesh Tesfaye (2013) đã đưa nhân tố tốc độ tăng trưởng nợ_LG vào mơ hình nghiên cứu. Dựa trên những cơ sở đó, luận văn đã đưa vào nhân tố tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động_TLTM và nhân tố tốc độ tăng trưởng nợ_LG vào phương trình hồi quy.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội đại diện cho tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã chứng minh bối cảnh kinh tế vĩ mơ có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và quyết định đầu tư. Bài nghiên cứu của tác giả Pavla Vodova (2011), tác giả Tseganesh Tesfaye (2013) đã đề cập đến nhân tố GDP nhằm đại diện cho tác động của nhân tố vĩ mơ trong mơ hình. Nhận thấy tầm quan trọng của GDP đối với hoạt động của các NHTM, luận văn đã đưa nhân tố này vào phương trình hồi quy với mục tiêu xem xét tác động của nhân tố vĩ mô đến trạng thái tiền mặt của các NHTM niêm yết Việt Nam.

Phương trình hồi quy có dạng như sau:

Yit = β0 + β1 TAit+ β2 ETAit + β3 CARit + β4 TLTMit + β5 LGit + β6 NPLit + β7 ROAEit+ β8 GDPGt+ β9 INFt+ β10 IRBt + εit.

53

Trong đó:

Yit: trạng thái tiền mặt tại các NHTM niêm yết i vào thời điểm t.

Các biến độc lập bao gồm: Quy mô ngân hàng_TA, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản_ETA, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu_CAR, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động_TLTM, tốc độ tăng trưởng nợ_LG, tỷ lệ nợ xấu_NPL, tỷ suất sinh lợi trên VCSH bình quân_ROAE, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội_GDPG, tỷ lệ lạm phát_INF, lãi suất bình quân liên ngân hàng_IRB.

TA được xác định bằng cách lấy logarit của tổng tài sản, việc điều chỉnh này sẽ đưa biến có giá trị rất lớn về giá trị tương đồng với những biến khác trong mơ hình, làm giảm biến động của dãy số liệu và tốt hơn cho mơ hình hồi quy.

ETA, TLTM, LG, ROAE được tính tốn từ số liệu của báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của các NHTM niêm yết Việt Nam.

CAR, NPL do các NHTM niêm yết công bố trên báo cáo thường niên và báo cáo tài chính đã được kiểm tốn.

INF được công bố từ Tổng cục thống kê Việt Nam. GDPG được tính tốn dựa trên số liệu GDP do Tổng cục thống kê Việt Nam cơng bố. Trong đó, GDP dùng chỉ tiêu danh nghĩa tức là không loại trừ biến động giá do lạm phát. Nguyên nhân là do trong luận văn đã có nhân tố INF để thể hiện sự biến động giá cả.

IRB được xác định bằng cách lấy trung bình cộng của các lần thay đổi lãi suất liên ngân hàng trong năm do NHNN công bố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)