thành tích cao tỉnh An Giang
Vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang hình thành từ 04 tuyến: năng khiếu trọng điểm, năng khiếu tập trung, tuyển trẻ và đội tuyển tỉnh, các đơn vị chủ lực thực hiện từ công tác tuyển chọn đến huấn luyện đào tạo lực lượng vận động viên: Trường nghiệp vụ thể dục thể thao (nay là Trường Năng khiếu Thể thao) và Trung tâm Thể thao tỉnh (nay là Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao), Trung tâm bóng đá. Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, công tác xây dựng lực lượng thể thao thành tích cao được thực hiện theo kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 06/12/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang giai đoạn 2011 -2015 và Quyết định 1131/QĐ-UBND ngày 22/07/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trường Năng khiếu thể thao, 2014).
Theo Trường năng khiếu thể thao (2014), VĐV thể thao thành tích cao tỉnh An Giang có những mặt thuận lợi và khó khăn sau:
• Thuận lợi
Được sự quan tâm đầu tư của Lãnh đạo tỉnh, Ban giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao, Ban giám hiệu Trường Năng khiếu thể thao. Sự phối hợp rất tốt trong công tác chuyên môn giữa các huấn luyện viên trưởng, các trưởng bộ môn thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao với các huấn luyện viên của Trường Năng khiếu thể thao.
Công tác quản lý VĐV được các huấn luyện viên thực hiện rất tốt: Lãnh đạo phòng huấn luyện thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao và Trường Năng khiếu thể thao thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các huấn luyện viên, vận động viên chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị, có ý thức, trách nhiệm cao trong huấn luyện và thi đấu. Các huấn luyện viên các mơn khi lên lớp đều có kế hoạch, giáo án huấn luyện và thay phiên nhau trực học văn hóa cùng với phịng giảng dạy
văn hóa. Các VĐV thì hăng say, nhiệt tình và quyết tâm cao trong tập luyện cũng như trong thi đấu.
• Khó khăn – hạn chế
Đầu tư chương trình năng khiếu trọng điểm đạt hiệu quả chưa cao ở 1 số mơn như: võ cổ truyền, Silat, thể hình, trong năm khơng có vận động viên thu tuyển về năng khiếu tập trung. Cơ sở vật chất cịn thiếu ở các mơn như điền kinh khơng có đường chạy, các môn võ thiếu địa điểm tập luyện...Hiệu quả trong cơng tác tuyển chọn chưa cao, do đó tỷ lệ đào thải vận động viên trong năm còn quá nhiều.
1.5. Tổng quan về các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao và q trình hình thành nên các Chính sách
1.5.1. Các chính sách
Hiện nay vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang được hưởng các chế độ, chính sách sau:
Chế độ tiền cơng tập luyện: được áp dụng theo Quyết định số 32/2011/QĐ- TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu.
Chế độ dinh dưỡng đặc thù: được áp dụng theo Quyết định số 34/2012/QĐ- UBND ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao của tỉnh An Giang.
Các chế độ khi tham gia tập huấn, thi đấu: Đối với VĐV khi được cử tập huấn thì khơng được hưởng thêm tiền ăn nhưng khi thi đấu thì được hưởng tiền ăn chênh lệch giữa chế độ dinh dưỡng đối với VĐV trong thời gian tập trung tập luyện và trong thời gian thi đấu (được quy định tại bảng 3.1 và 3.2 của nghiên cứu này). Đối với tiền thuê phòng nghỉ khi tập huấn và thi đấu được hưởng theo quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được xây dựng ổn định 03 năm một lần, trường
hợp có phát sinh hoặc thay đổi chế độ thì được bổ sung hoặc chỉnh sửa bằng văn bản.
Chế độ khen thưởng: được áp dụng theo Thông tư Liên tịch số 149/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH-BVHTTDL ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Thương binh Lao động Xã hội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu; Quyết định số 393/QĐ- UBND ngày 03 tháng 03 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc quy định mức thưởng bằng tiền đối với các vận động viên, huấn luyện viên của địa phương lập thành tích tại các giải thi đấu thể thao. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các giải thưởng môn cá nhân quy định tại Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
Chính sách ưu đãi: được thực hiện theo Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành chính sách ưu đãi đối với các vận động viên thể thao đạt thành tích cao tỉnh An Giang.
1.5.2. Q trình hình thành các Chính sách
Nhằm giúp các VĐV yên tâm trong quá trình tập luyện và thi đấu, cố gắng phấn đấu trong sự nghiệp của mình, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương đã ban hành nhiều chính sách quy định về các chế độ đối với VĐV thể thao thành tích cao như sau:
Về chế độ dinh dưỡng đặc thù
Liên Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thơng tư Liên tịch số 149/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 07 tháng 11 năm 2011 về Hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao (Thơng tư liên tịch này thay cho Thơng tư liên tịch số 127/2008/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Liên Bộ Tài
chính và Bộ Văn hóa, Thơng tin, Thể thao và Du lịch về Hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao).
Căn cứ Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao của tỉnh An Giang, ngày 04 tháng 10 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND về việc ban hành chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao của tỉnh An Giang.
Về chế độ tiền công và tiền thưởng khi thi đấu
Ngày 03 tháng 03 năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang căn cứ Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu để ban hành Quyết định số 393/QĐ-UBND về việc quy định mức thưởng bằng tiền đối với các vận động viên, huấn luyện viên của địa phương lập thành tích tại các giải thi đấu thể thao (giải khu vực).
Đến ngày 06 tháng 6 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu như tiền công, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho VĐV, HLV trong quá trình tập luyện và thi đấu, chế độ thưởng bằng tiền cho VĐV, HLV khi đạt thành tích (Quyết định này thay cho Quyết định số 234/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu).
Đến tháng 09 năm 2012 Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư Liên tịch số 149/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH-BVHTTDL ngày 12 tháng 09 năm 2012 về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu (Thông tư liên tịch này thay cho Thông tư liên tịch số 34/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH-UBTDTT ngày 09/4/2007 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ủy ban Thể dục Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao).
Về chế độ tập huấn và thi đấu
Chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với VĐV khi tập huấn và thi đấu được áp dụng theo Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao của tỉnh An Giang.
Tiền thuê phòng nghỉ khi tập huấn và thi đấu được áp dụng theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Năng khiếu thể thao và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao. Do khơng có văn bản nào của Nhà nước quy định cụ thể về mức chi tiền thuê phòng nghỉ khi tập huấn và thi đấu nên tại hai điểm nghiên cứu phải đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ mức chi tiền thuê phòng nghỉ khi tập huấn và thi đấu, mặc dù khoản chi này không thuộc vào phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị do đó là nội dung chi khơng thường xuyên.
Về Chính sách ưu đãi khác
Tất cả các chính sách, chế độ đã được nêu nhằm tạo điều kiện cho vận động viên được đảm bảo các chế độ trong thời gian tập luyện và thi đấu nhưng chưa đề cập đến các chính sách ưu đãi về lâu dài cho VĐV đạt thành tích xuất sắc như: đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trợ cấp ưu đãi, nhà ở…, nhất là sau khi
nghỉ thi đấu. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức lấy ý kiến các Sở, Ngành có liên quan và tổng hợp ý kiến trình Hội đồng nhân dân tỉnh. Đến ngày 10 tháng 07 năm 2009, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND về việc ban hành chính sách ưu đãi đối với vận động viên thể thao đạt thành tích cao; Căn cứ Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 10 tháng 07 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 09 năm 2009 về việc ban hành chính sách ưu đãi đối với vận động viên thể thao đạt thành tích cao tỉnh An Giang.
Đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi này là VĐV đạt thành tích cao tại các kỳ đại hội: Đại hội thể thao thế giới (Olympic), Đại hội thể thao Châu Á (ASIAD), Đại hội thể thao toàn quốc… Các VĐV sẽ được ưu đãi về tiền thưởng, quy hoạch đào tạo và trợ cấp 100% học phí học đại học hoặc sau đại học, ưu tiên bố trí cơng tác trong ngành thể dục thể thao hoặc nếu có nguyện vọng sẽ được giới thiệu công tác ở ngành khác.
Đây là chế độ ưu đãi cho cả q trình phấn đấu, đóng góp của VĐV. Chính sách ưu đãi này chỉ áp dụng đối với một số ít VĐV có thành tích đặc biệt xuất sắc nhằm động viên, khích lệ các VĐV tập luyện, thi đấu dành thứ hạng cao. Điều này khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT, sự động viên, ủng hộ và quyết tâm của tồn ngành TDTT cũng như ghi nhận q trình phấn đấu, cống hiến khơng mệt mỏi của đội ngũ VĐV thể thao thành tích cao.
1.6. Tổng quan về vận động viên thể thao thành tích cao tại Trường Năng khiếu thể thao và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Năng khiếu thể thao và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao
1.6.1. Trường Năng khiếu thể thao
• Chức năng và nhiêm vụ
Trường Năng khiếu thể thao An Giang là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang có chức năng, nhiệm vụ:
Tuyển chọn huấn luyện và đào tạo để phát triển năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực thể dục thể thao; Cử vận động viên tham gia thi đấu các giải thể thao trong nước, khu vực và quốc tế; Đảm bảo việc tổ chức giảng dạy chương trình văn hóa phổ thơng cho vận động viên các môn thể thao; Liên kết và tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ Huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài và cán bộ quản lý thể thao cơ sở.
• Quy trình tuyển chọn và đào tạo vận động viên
An Giang đã hình thành hệ thống tuyển chọn và đào tạo vận động viên
theo 04 tuyến bao gồm: năng khiếu trọng điểm; năng khiếu tập trung; tuyến trẻ và tuyến tuyển. Trong đó Trường Năng khiếu thể thao thực hiện tuyển chọn và đào tạo vận động viên theo 02 tuyến: năng khiếu trọng điểm và năng khiếu tập trung, nhằm tuyển chọn lực lượng vận động viên ở tuyến năng khiếu trọng điểm để bổ sung vào các nội dung và hạng cân cụ thể cho từng môn thi đấu, với tiêu chuẩn đề ra là VĐV được tuyển chọn vào đội năng khiếu tập trung phải đảm bảo đạt được các test tuyển chọn và có thử nghiệm qua q trình thi đấu tuyển chọn. Bên cạnh đó VĐV được tuyển chọn trong quá trình đào tạo huấn luyện phải đảm bảo xác suất cao trong việc đạt thành tích thể thao.
Để tạo nguồn VĐV, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo phát triển phong trào tập luyện TDTT trong học sinh thông qua Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, huyện, thị và tỉnh. Các lớp năng khiếu trọng điểm của các huyện, thị, thành phố, các lớp sinh hoạt hè. Bên cạnh đó Sở cũng tổ chức các giải thanh thiếu niên trẻ, vô địch tỉnh để phát hiện và tuyển chọn được nhiều VĐV năng khiếu có khả năng phát triển thể thao thành tích cao (Nguyễn Bích Thủy, 2011).
Về số lượng vận động viên năng khiếu tập trung tại Trường:
Năm 2011, số lượng VĐV năng khiếu tập trung tổng cộng là 145 VĐV, trong đó tập trung nhiều nhất là các môn: Xe đạp chiếm 13,8%, môn Bơi lội và môn Taewondo chiếm 13,1%, thấp nhất là các môn: Mauythai 0,7%, Cờ vua 1,4%,
Kickboxing 1,4%, Thể hình 2,1%. Năm 2012, số lượng VĐV tập trung bị giảm xuống chỉ còn 143 VĐV, giảm 2 VĐV (tương đương 1,4%) thuộc môn Bơi lội, các mơn cịn lại thì số lượng VĐV tập trung vẫn như năm 2011. Đến năm 2013, số lương VĐV tăng lên đột ngột, tổng cộng 157 VĐV, tăng so với năm 2012 là 14 VĐV (tương đương 9,8%), số VĐV tăng thuộc về các môn: Điền kinh tăng 6 VĐV, Xe đạp tăng 3 VĐV, Võ cổ truyền tăng 6 VĐV, Boxing tăng 5 VĐV…và ngưng đầu tư các mơn: Cầu lơng, Bóng bàn, Cờ vua. Các mơn có tỷ lệ VĐV tập trung tăng dần theo từng năm như: mơn Điền kinh, Xe đạp, Võ cổ truyền, Thể hình và các mơn có tỷ lệ VĐV tập trung giảm dần là: môn Bơi lội, Wushu, Karatedo.
Bảng 1.2: Số lượng vận động viên năng khiếu tập trung tại Trường