Biện pháp chống chuyển giá tại Trung Quốc:

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp chống chuyển giá tại việt nam (Trang 74 - 77)

III. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG CHUYỂN GIÁ 1 Biện pháp chống chuyển giá trên thế giới:

2. Biện pháp chống chuyển giá tại một số quốc gia: 1 Biện pháp chống chuyển giá tại Mỹ:

2.2 Biện pháp chống chuyển giá tại Trung Quốc:

Chuyển giá luôn là một vấn đề được quan tâm ở Trung Quốc. Là một quốc gia có tình trạng chuyển giá tương đối phức tạp, Trung Quốc đã không ngừng có những thay đổi, điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, đặc biệt là những quy định về việc định giá chuyển giao. Những quy định mới này được đưa ra nhằm đảm bảo tính nhất quán trong quản lí và thi hành việc định giá chuyển giao trên toàn Trung Quốc. Và với khung quy định chính thức về định giá chuyển giao này, các công ty đang hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc cần phải xem xét lại và quản lí tốt vấn đề chuyển giá, cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.

Trước năm 2008, ở Trung Quốc tồn tại song song hai hệ thống thuế - một cho những doanh nghiệp trong nước và một cho những doanh nghiệp nước ngoài. Một cuộc khảo sát năm 2005 đã cho thấy hai hệ thống thuế đó đã tạo nên một mức chênh lệch thuế suất thực tế gần khoảng 10% giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Ngày 16 tháng ba năm 2007, Trung Quốc đã ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới (được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2008) cùng với bản hướng dẫn thi hành chi tiết. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cả trong nước lẫn nước ngoài. Trong đó có đề cập tới các biện pháp chống việc tránh thuế, cụ thể là ở Chương 6 - những điều chỉnh thuế đặc biệt. Đây là một trong những chương phức tạp nhất của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bao gồm nhiều vấn đề nhưng tập trung nhất là về việc định giá chuyển giao, kiểm soát chặt chẽ giao dịch của các bên liên quan.

Ngày 9 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Quản lí thuế Trung Quốc cũng đã ban hành thông tư Guo Shui Fa [2009] No.2 về các biện pháp thực hiện những điều

chỉnh thuế đặc biệt, tập trung chủ yếu vào vấn đề định giá chuyển giao. Thông tư Guo Shui Fa [2009] No.2 điều chỉnh những phạm vi chủ yếu sau:

• Nghĩa vụ khai báo về các giao dịch của các bên liên quan. • Các yêu cầu về giấy tờ, chứng tờ kèm theo.

• Kiểm toán về việc chuyển giá. • Các thỏa thuận định giá trước.

Trong thông tư có định nghĩa các bên liên quan bao gồm:

• Một doanh nghiệp sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 25% số cổ phiếu của một doanh nghiệp khác.

• Một doanh nghiệp thứ ba sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tổng cộng trên 25% số cổ phiếu của hai doanh nghiệp khác.

• Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn với khoản vốn vay vượt quá 50% vốn của doanh nghiệp, hoặc 10% trở lên tổng số các khoản nợ của doanh nghiệp.

• Một doanh nghiệp chỉ định hơn một nửa số quản lý cấp cao của một doanh nghiệp khác (bao gồm Hội đồng quản trị và tổng giám đốc), Hoặc hơn một nửa của cấp quản lý doanh nghiệp (bao gồm Hội đồng quản trị và các tổng giám đốc) cũng phục vụ như là quản lý cao cấp tại doanh nghiệp khác.

• Một doanh nghiệp có việc hoạt động mua và bán hàng, cung cấp và nhận dịch vụ được kiểm soát bởi một doanh nghiệp khác.

Căn cứ vào định nghĩa trên, các doanh nghiệp ở Trung Quốc đánh giá và xác định rõ các mối quan hệ của mình để tránh việc không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của mình.

Thông tư Guo Shui Fa [2009] No.2 đã hệ thống hóa chín mẫu đơn kê khai giao dịch của các bên liên quan trong thông tư Guo Shui Fa [2008] No.114 được ban hành trước đây. Hằng năm, các doanh nghiệp có bên liên quan phải lập và đệ trình đơn kê khai giao dịch của các bên liên quan để cơ quan thuế có thể xác định mức thu nhập hàng năm của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để tính thuế. Đơn kê khai giao dịch của các bên liên quan đòi hỏi một lượng lớn thông tin được cung

cấp một cách chính xác theo mẫu quy định sẵn của Cơ quan Quản lí thuế Trung Quốc.

Ngoài ra, theo quy định, các doanh nghiệp còn phải chuẩn bị và xác nhận các chứng từ định giá chuyển giao nếu các giao dịch với các bên liên quan của doanh nghiệp vượt quá 200 triệu nhân dân tệ (tương đương 29 triệu đô la Mỹ) đối với giao dịch mua bán hàng hóa, và 40 triệu nhân dân tệ (tương đương 4 triệu đô la Mỹ) đối với các giao dịch khác. Đối với các doanh nghiệp có thực hiện các thỏa thuận định giá trước, các doanh nghiệp có cổ đông nước ngoài chiếm dưới 50%, các doanh nghiệp chỉ giao dịch với các bên liên quan là các doanh nghiệp trong nước thì không yêu cầu chứng từ định giá chuyển giao.

Các quy định về phương pháp định giá chuyển giao được đưa ra cũng tương tự như các hướng dẫn của OECD:

• Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price)

• Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method) • Phương pháp giá vốn cộng Lãi (Cost Plus Method). • Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method)

• Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transactional Net Margin Method)

Quy trình kiểm toán cũng được Cơ quan Quản lí thuế quy định cụ thể. Trong năm 2008, các sở thuế Trung Quốc chính thức bắt đầu thực hiện kiểm toán chuyển giá ở 174 công ty, và kết quả là có 152 trường hợp phải điều chỉnh thuế với tổng số điều chỉnh thuế là 1,24 tỷ nhân dân tệ trên tổng số thu nhập phải điều chỉnh là 15,55 tỷ nhân dân tệ. Vì vậy, trong năm 2010, Cơ quan Quản lí thuế đã đưa ra mục tiêu kiểm toán cụ thể dựa trên những thông tin được kê khai bởi các công ty trong đơn kê khai giao dịch của các bên liên quan. Những công ty có những đặc điểm được liệt kê dưới đây sẽ được lựa chọn để tiến hành kiểm toán:

• Có các giao dịch giá trị lớn và phức tạp với các bên liên quan.

• Lỗ dài hạn, tỷ suất sinh lợi thấp và có mẫu hình lợi nhuận hoặc thua lỗ ổn định.

• Tỷ suất sinh lợi thấp hơn các công ty khác trong cùng ngành, hoặc tỷ suất sinh lợi không phù hợp với khả năng hoặc rủi ro của công ty.

• Có giao dịch kinh doanh với các bên liên quan có thể tránh, trốn thuế. • Không chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết.

• Vi phạm rõ ràng các tiêu chuẩn giá thị trường.

Trung Quốc đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể đối với hành vi chuyển giá. Điều 60-73 của Luật quản lý thuế quy định rằng hành vi vi phạm luật có thể bị phạt tiền, và những vi phạm nghiêm trọng như trốn thuế, gian lận thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật thuế TNDN Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2008 các khoản thuế bị trả thiếu liên quan đến giao dịch giữa các bên liên kết sẽ phải chịu một khoản lãi phí. Khoản lãi suất này được tính bằng lãi suất cho vay cơ bản Nhân dân tệ của Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc cùng kì cộng 5% phí. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cung cấp được các tài liệu và thông tin liên quan khác theo quy định này thì 5% phí tăng thêm này có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn.

Trung Quốc cũng đã nới lỏng các quy định để tham gia vào các thỏa thuận giá trước. Do đó các doanh nghiệp sẽ được tham gia nhiều hơn. Để hội đủ điều kiện để trở thành ứng viên cho APA các công ty phải có tổng giá trị các giao dịch hằng năm với các bên liên quan lớn hơn 40 triệu Nhân Dân Tệ, đã chuẩn bị hoặc đã nộp hồ sơ hàng năm và nộp hồ sơ tài liệu đương thời theo quy định của pháp luật. Đồng thời công ty sẽ không tốn lệ phí khi nộp đơn cho APA.

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp chống chuyển giá tại việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w