Tình hình chuyển giá của các DN FDI:

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp chống chuyển giá tại việt nam (Trang 39 - 45)

2. Tình hình chuyển giá Việt Nam 1 Bối cảnh Việt Nam:

2.2.2. Tình hình chuyển giá của các DN FDI:

Sau hơn 20 năm mở cửa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động và hiện đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực kinh tế này cho ngân sách quốc gia lại khác hẳn. Đó là một kết quả đáng thất vọng. Tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp FDI càng phổ biến và nghiêm trọng trong những năm đầu mở của kêu gọi đầu tư, khi mà luật pháp chưa được chuẩn bị tốt để có thể bắt kịp với sự gia tăng nhanh chóng của FDI cũng như trình độ quản lý của các cơ quan quản lý về thuế so với trình độ quản lý của các doanh nghiệp FDI các nước.

Trong 6 tháng đầu năm năm 2005 trong 1.450 doanh nghiệp FDI được khảo sát thì đã có đến 1.260 doanh nghiệp kê khai làm ăn thua lỗ, chiếm đến 87% các doanh nghiệp được khảo sát. Các doanh nghiệp làm ăn có lãi chỉ có 190 doanh nghiệp tương đương khoảng 13% các doanh nghiệp được khảo sát. Đứng trước những con số thống kê trên cho thấy được tình hình nghiêm trọng của hành vi chuyển giá các doanh nghiệp FDI. Tính đến tháng 12 năm 2005 đã có 116 doanh nghiệp liên doanh chuyển sang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài và tổng số vốn đầu tư lên đến 1,3 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu của việc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp này là do thua lỗ kéo dài và bên phía liên doanh Việt

Nam không còn đủ khả năng tài chính để tiếp tục hợp tác kinh doanh vì vậy phải bán phần vốn của mình lại cho đối tác.

Trong năm 2006, hầu hết các nguồn thu ngân sách đều tăng, chỉ có nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) là thấp hơn dự toán ngân sách tới 7%. Thống kê của Cục Thuế TPHCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Đây hoàn toàn không phải là kết quả bất thường so với những năm trước đó, nên khó đổ lỗi cho hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Thống kê tháng 10.2009 của Cục Thuế TP.HCM cho biết con số doanh nghiệp báo lỗ liên tục trong 3 năm trở lên nhưng vẫn tiếp tục hoạt động là 3.282, với tổng số lỗ 3 năm (2006 - 2008) là trên 22.638 tỉ đồng.

Trong số 1.254 doanh nghiệp FDI nộp hồ sơ báo cáo thuế năm 2008, có đến 708 doanh nghiệp báo lỗ (chiếm 61,35%), nhiều nhất tập trung ở doanh nghiệp đến từ châu Á, đứng đầu là Hàn Quốc (chiếm 30% trên tổng số doanh nghiệp báo lỗ), tiếp đến là Singapore (12,57%), Nhật (9,04%), Đài Loan (7,49%)... hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ chế tạo, truyền thông, may mặc, da giày...

Bảng 2.2: Tình hình khai lỗ tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM

Năm Số doanh nghiệp được khảo sát

Sốdoanh nghiệp FDI

kê khai lỗ Tỷ Lệ (%)

1996 451 310 68,7%

1997 510 358 70,2%

1999 395 281 71,1%

2000 352 235 66,8%

2001 704 545 77,4%

Thông qua số liệu trong bảng trên, chúng ta có thể thấy được 71,1% các doanh nghiệp được khảo sát đã kê khai lỗ. Vậy trong số các doanh nghiệp này, có bao nhiêu doanh nghiệp lỗ thiệt và bao nhiêu doanh nghiệp nào lỗ giả (thực hiện các hành vi chuyển giá hay gian lận trong kê khai thuế).

Số các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ qua các năm:

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Khi doanh nghiệp báo lỗ thì đương nhiên không nộp thuế thu nhập và nhiều loại thuế khác. Do cơ chế quy định doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm nên ngành thuế không làm được gì nếu không phát hiện được sự trốn thuế. Nhưng sự thật mà ai cũng thấy rất vô lý khi doanh nghiệp này khai báo lỗ .

Năm Số doanh nghiệp được khảo sát Số doanh nghiệp khai lỗ Tỷ lệ % 1995 525 390 74,3% 1996 654 481 73,6% 1997 860 576 67% 1998 981 702 71,5% … 2003 525 390 74,3% 2004 654 481 73.6% 2005 1.450 1.260 87%

Hầu hết doanh nghiệp may mặc Việt Nam, dù phải nhập khẩu nguyên phụ liệu của nước ngoài đều làm ăn có lãi nhưng hơn 80% doanh nghiệp may mặc có vốn đầu tư nước ngoài lại báo lỗ. Các doanh nghiệp may mặc có vốn đầu tư nước ngoài có rất nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp Việt Nam như họ có các công ty mẹ ở chính quốc sản xuất nguyên phụ liệu, sợi bông dệt vải, các phụ liệu khác luôn sẳn sàng cung cấp cho các công ty con ở nước ngoài. Đã có trường hợp do thấy sự không bình thường ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngành thuế đã thực hiện kiểm tra chuyên ngành và phát hiện doanh nghiệp này tuy khai lỗ nhưng doanh thu và quy mô hoạt động tăng gấp 10 lần trong mấy năm gần đây. Cơ quan thuế đã phát hiện doanh nghiệp này không hề lỗ mà có lời. Mới đây, ngành thuế đã chọn làm việc với 20 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng lại báo lỗ, yêu cầu giải trình nguyên nhân vì sao lỗ mà vẫn duy trì hoạt động. Kết quả thật bất ngờ, 18 trong tổng số 20 doanh nghiệp đó buộc phải khai báo lại và khai báo có lời.

Và trước đó, năm 2007, năm hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với TPHCM không thu được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ những công ty này.

Có thể nói, thua lỗ là xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở TPHCM, mà trên cả nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối này (không kể dầu thô) khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia.

Còn theo thống kê của tỉnh Lâm Đồng, tình trạng báo lỗ của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh này rất tồi tệ, khi có đến 104/111 doanh nghiệp có báo cáo lỗ trong năm 2009. (Báo Đầu tư đã đề cập tại số báo 83, ra ngày 12/7/2010).

Riêng năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11,2% so với kế hoạch, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%. Có thể thấy, mức đóng góp cho ngân sách của doanh nghiệp FDI đã không tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và quy mô về giá trị sản xuất công nghiệp.

Điều này được chứng minh từ thực tế bởi phần lớn các DN trong khi báo cáo làm ăn thua lỗ tới cả chục năm qua nhưng đây cũng là thời gian họ liên tục phát triển cả về doanh thu, quy mô hoạt động lẫn mở rộng chiếm lĩnh thị trường.

Tỷ lệ thua lỗ cao bất thường của doanh nghiệp FDI không hẳn tại khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn do nhiều công ty thực hiện chính sách chuyển giá ra nước ngoài, nhằm trốn thuế ở Việt Nam.

Trên thực tế, vấn đề này đã được nhiều doanh nghiệp trong nước nghi ngờ từ cách nay hơn 15 năm, khi họ nhận thấy những dự án của nước ngoài có chi phí đầu tư ban đầu cao bất thường. Chẳng hạn như, cùng với số vốn đầu tư ban đầu như nhau, nhưng Công ty Pomina xây dựng được một nhà máy thép (thiết bị, công nghệ của Ý) có công suất lớn gấp đôi hai công ty FDI khác ở Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Cũng vậy, suất đầu tư của nhà máy dầu thực vật Bình An chưa tới một nửa những công ty liên doanh khác và có thể kể ra hàng loạt ví dụ khác trong các ngành bao bì, nhựa, sản xuất điện...

Ngoài việc khai quá mức vốn đầu tư ban đầu, hoạt động chuyển giá còn có thể thực hiện cả trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu và xuất thành phẩm. Họ không quan tâm đến chuyện lãi lỗ, mà chủ yếu đến Việt Nam để khai thác lợi thế về nhân công giá rẻ, còn hiệu quả kinh doanh chủ yếu được tính cho công ty mẹ ở nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp FDI dùng phương pháp chuyển giá để nâng khống chi phí đầu vào, giảm thiểu thu nhập thực tế để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ít đi. Tại những nước có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn Việt Nam, hoặc có ưu đãi cho thu nhập từ doanh thu xuất khẩu, thủ thuật này được khai thác tối đa. Cty “mẹ” ở nước ngoài và Cty “con” tại Việt Nam thông đồng tăng khống giá nguyên phụ liệu nhập khẩu hoặc lợi dụng các quy định “không tương thích” giữa Luật của Việt Nam và Luật của nước chủ nhà về chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị chiếm lĩnh thị trường Việt Nam để hạch toán vào chi phí hợp lý. Nhờ đó, Cty “con” lỗ ảo, còn Cty “mẹ” lời thật.

Hiện tượng chuyển giá, không chỉ làm ngân sách quốc gia bị thất thu một số tiền lớn, mà nó còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả nền kinh tế.

Tình trạng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo cáo thua lỗ đã kéo dài trong thời gian qua là do Việt Nam chưa có công cụ kiểm soát hữu hiệu hiện tượng chuyển giá, một trong nguyên nhân đằng sau sự thua lỗ này.

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp chống chuyển giá tại việt nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w