Về hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 48 - 50)

1.3 .3Các tiêu chí đánh giá sự phát triển các dịch vụ NHBL

2.2 Thực trạng hoạt động NHBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

2.2.2.2 Về hoạt động huy động vốn

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%. Cịn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn, ngoại trừ ở ngân hàng ACB sụt giảm do xảy ra khủng hoảng hồi quý 3, huy động vốn năm qua tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng trên dưới 100% so với năm 2011. Nhóm các ngân hàng quốc doanh được xem là nhóm có tốc độ tăng trưởng huy động vốn khá cao, cụ thể như sau:

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2011 2012 2013 Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB

Bảng 2.6: Huy động vốn của các ngân hàng

Đvt: tỷ đồng

Ngân hàng 2011 2012 Tăng trưởng

2012 - 2011 2013 Tăng trưởng 2013-2012 Agribank 505.792 540.000 7% 634.505 18% Vietinbank 420.212 460.082 9% 511.670 11% BIDV 244.838 331.116 35% 339.135 2% Vietcombank 241.700 303.942 26% 334.259 10% ACB 234.503 159.500 -32% 150.988 -5%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng”

Đây là năm ngân hàng tốp đầu xét về giá trị huy động vốn. Ngân hàng Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với mức huy động đạt 540.000 tỷ đồng; Đứng thứ hai là ngân hàng Vietinbank với 460.082 tỷ đồng; ngân hàng BIDV và Vietcombank đứng thứ ba và thứ tư với giá trị huy động vốn lần lượt là 331.116 và 303.942 tỷ đồng; ngân hàng ACB đứng thứ năm với giá trị huy động là 125.233 tỷ đồng. Ngân hàng ABC là ngân hàng duy nhất bị giảm giá trị huy động vốn so với năm 2011 do bị “khủng hoảng” từ quý III/2012. Mặc dù lượng tiền gửi giảm song xét về tổng huy động vốn thì ACB vẫn duy trì được vị trí thứ năm của mình trong hệ thống.

Đvt: tỷ đồng

Đồ thị 2.4: Quy mô huy động vốn của các ngân hàng

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2011 2012 2013 Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB

Mặc dù xét về giá trị tuyệt đối, ngân hàng Vietcombank đứng thứ tư nhưng xét về tốc độ tăng trưởng so với năm 2011 thì Vietcombank lại đứng vị trí thứ hai với 26%, chỉ sau ngân hàng BIDV với 35%. Mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng trưởng của toàn hệ thống ngân hàng là 16%.

Thị trường tài chính ngân hàng ln diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong hệ thống. Các ngân hàng luôn nỗ lực củng cố và mở rộng thị trường thông qua việc xây dựng mạng lưới hoạt động dày đặc, triển khai các sản phẩm ngân hàng đa dạng và linh hoạt đồng thời cung cấp cho khách hàng những tiện ích tốt nhất nhằm duy trì vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, với những nỗ lực như vậy các NHTM cũng chỉ duy trì được vị thế hiện tại của mình mà ít tạo ra được những biến đổi lớn như giai đoạn trước đây.

Bảng 2.7: Thị phần huy động vốn của các ngân hàng năm 2013

Ngân

hàng Agribank Vietinbank BIDV Vietcombank ACB

Ngân hàng khác

Thị phần 14,4% 11,6% 7,7% 7,6% 3,4% 55,2%

“Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng”

Nhóm 5 ngân hàng này chiếm thị phần huy động vốn chủ yếu trong hệ thống với số dư huy động chiếm tỷ lệ gần 50% tồn hệ thống. Tính đến cuối năm 2013, thị phần huy động vốn của Vietcombank vẫn duy trì vị trí thứ tư trong toàn hệ thống ngân hàng, xếp sau Agribank, Vietinbank và BIDV vốn là những ngân hàng với vị thế được duy trì trong thời gian dài. Trong giai đoạn hàng loạt ngân hàng xem huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đồng thời cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng thì Vietcombank vẫn duy trì được thị phần của mình càng cho thấy được tiềm lực mạnh mẽ cùng khả năng nắm bắt thị trường và hơn hết là uy tín thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)