Mơ hình quản trị rủi ro thanh tốn quốc tế tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 55)

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.2.2.1 Mơ hình quản trị rủi ro thanh tốn quốc tế tại BIDV

Tại BIDV Hội Sở Chính:

Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Căn cứ phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo ngun nhân thì có 02 loại rủi ro mà BIDV có thể chủ động hạn chế được đó là rủi ro nghiệp vụ và rủi ro tỷ giá.

Ngày 25/06/2012, Ban đã ban hành quy định về quản lý rủi ro ngoại hối số 1820/QĐ- QLRRTT1, trong đó quy định rất cụ thể các bước thực hiện quản lý rủi ro ngoại hối bao gồm đề xuất, thẩm định, phê duyệt, quản lý các công cụ đo lường rủi ro ngoại hối của BIDV nhằm quản lý rủi ro và quản trị tác nghiệp nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro ngoại hối của BIDV.Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp sẽ chịu trách nhiệm áp dụng, thực hiện các quy định, biện pháp công cụ để quản lý rủi ro thị trường , thực hiện đo lường giám sát và báo cáo rủi ro hằng ngày cũng như định kỳ; kiểm tra tính phù hợp và phát triển các phương pháp, công cụ trong quản lý rủi ro mới, rà soát các yếu tố khủng hoảng giả định nhằm đảm bảo cập nhật kịp thời với tình hình của thị trường; đầu mối tổng hợp và đề xuất các yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến chính sách, quy định, hạn mức, kiểm sốt ... trình cấp phê duyệt theo thẩm quyền.Giám sát, thực hiện báo cáo tuân thủ quy định cho các hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã được cấp có thẩm quyền thơng qua.Báo cáo cấp có thẩm quyền các trường hợp vượt hạn mức, phân tích nguyên nhân và kiến nghị biện pháp khắc phục đối với cá nhân/đơn vị quản lý giao dịch vượt hạn mức.Nghiên cứu đề xuất giải pháp công nghệ và phần mềm quản lý rủi ro ngoại hối cho hệ thống BIDV.

Ngày 01/08/2013, Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp ban hành quy định số 4555/QĐ-QLRRTT quy định quản lý rủi ro tác nghiệp. Ban QLRRTT&TN đầu mối thực hiện:Tổ chức triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả công tác QLRRTN trong hệ thống BIDV; Đề xuất, soạn thảo, trình ban hành các quy định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về QLRRTN;Tiếp nhận yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung các nội dung liên quan đến hệ thống chỉ tiêu sai/lỗi và dấu hiệu rủi ro chính, hạn mức cho phép tương ứng do các đơn vị đề xuất để nghiên cứu, cải tiến;Nghiên cứu, phát triển

các công cụ, phần mềm QLRRTN;Tổng hợp, báo cáo HĐQT, Tổng Giám đốc kết quả thực hiện công tác QLRRTN tồn hệ thống định kỳ hoặc khi có chỉ đạo của Ban Lãnh đạo

Tại Chi nhánh:

Phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh là đơn vị đầu mối tại chi nhánh triển khai các chính sách, quy trình, quy định, cơng văn hướng dẫn, văn bản chỉ đạo hướng dẫn về quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế từ ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp.Đồng thời phòng quản lý rủi ro cũng chịu trách nhiệm kiểm tra ,giám sát, báo cáo việc thực hiện quy trình, quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh.Tổng hợp các báo cáo định kỳ và các vấn đề có liên quan đến cơng tác quản lý rủi ro phát sinh tại chi nhánh. Từ báo cáo của các chi nhánh, hội sở chính sẽ xây dựng hệ thống cảnh báo cũng như phương án xử lý tình huống rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)