3.3. CÁC KIẾN NGHỊ
3.3.2 Kiến nghị với khách hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Rủi ro thanh toán quốc tế có ngun nhân chính là từ những yếu kém trong nghiệp vụ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và họ chính là người chịu thiệt hại nặng nề từ những rủi ro đó.Từ đó cần phải:
Nâng cao năng lực quản trị của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp:
Sắp xếp đội ngũ quản lý hiện có tại doanh nghiệp sao cho hợp lý cả về cơ cấu lẫn trình độ chun mơn.Khi bố trí nhân lực cần chú ý đến năng lực, trình độ cũng như sở thích của nhân viên, phù hợp với sở trường của họ.
Đồng thời phải bố trí nhân sự triển vọng, có khả năng thay thế khi có nhu cầu thay đổi nhân sự.Ngoài ra bản thân chủ doanh nghiệp, ban giám đốc, các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho quản lý.Đội ngũ quản lý phải thường xuyên trao dồi trình độ ngoại ngữ bên cạnh trình độ chun mơn, đặc biệt là trong tình hình gia nhập kinh tế thế giới như hiện nay.
Nâng cao khả năng kinh doanh quốc tế và năng lực canh tranh quốc tế:
Trước khi tiến hành kinh doanh với một quốc gia nào đó, doanh nghiệp nên tiến hành tìm hiểu luật lệ, văn hóa, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế để có sự chuẩn bị chu đáo. Trong trường hợp không thể hiểu rõ được hết các vấn đề trên, đối với các hợp đồng có giá trị lớn, doanh nghiệp nên nhờ sự can thiệp của luật sư có bằng cấp quốc tế tư vấn tổng thể hoặc nhờ sự tư vấn của ngân hàng đặc biệt là ở điều khoản thanh toán.
Cần thận trọng trong việc lựa chọn đối tác nhất là những khu vực thị trường mới như các nước châu Phi, Trung Đông.Trường hợp cần thu thập thông tin về đối tác doanh nghiệp nên thông qua các nguồn thông tin tin cậy như ngân hàng, cơ quan đại diện của Việt Nam hay Phịng thương mại và cơng nghiệp việt nam
Đa phần các rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp khi xuất trình chứng từ thanh tốn theo thư tín dụng là xuất trình chứng từ trễ, lập chứng từ khơng theo u cầu của thư tín dụng dẫn đến bất đồng.Việc lập bộ chứng từ phụ thuộc vào trình độ của nhân viên lập chứng từ. Do đó cần tuyển người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để họ nắm rõ nghiệp vụ tín dụng chứng từ hơn, từ đó giảm rủi ro lập và giao chứng từ trễ.
Đồng thời phải có cơ chế thưởng phạt cũng như có chế độ đãi ngộ nhằm thu hút nguồn cán bộ có năng lực.
Thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt các rủi ro do ngân hàng khuyến cáo:
Trong hợp đồng kinh tế cần quan tâm đến các điều khoản về phương thức thanh toán, và đặc biệt là thông tin tài khoản người thụ hưởng, ngân hàng thụ hưởng.Trong quá trình giao dịch, khách hàng nên hạn chế sử dụng email để trao đổi hợp đồng hay các phụ lục bổ sung; nếu có, địa chỉ email nhận và gửi thư cần khớp đúng với các thông tin đã biết về đối tác; kiểm tra các thông tin trên hợp đồng và phụ lục, nếu nhận thấy có dấu hiệu giả mạo cần liên lạc trực tiếp, hoặc qua điện thoại có ghi âm để xác nhận thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cở sở vận dụng , nghiên cứu vấn đề lý luận về thanh toán quốc tế cũng như các rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế ở chương 1 và thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng BIDV ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cho ngân hàng BIDV đồng thời thực hiện kiến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước cũng như đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Đây là những giải pháp giúp cho ngân hàng BIDV nâng cao việc quản trị rủi ro trong thanh tốn quốc tế.
KẾT LUẬN
Đi đơi với sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế là hàng loạt các vấn đề rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, q trình hội nhập địi hỏi các quốc gia phải nâng cao cơng tác quản trị rủi ro thậm chí là khơng thể để xảy ra sai sót trong thanh tốn quốc tế. Cùng với mục tiêu tìm hiểu về hoạt động thanh tốn quốc tế cũng như quản trị rủi ro trong thanh tốn quốc tế từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế, bài luận đã đạt được một số mục tiêu nhất định. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như tiếp cận thực tiễn nên bài luận vẫn còn nhiều hạn chế.Học viên hy vọng bài luận có thể góp phần nhỏ bé vào cơng tác quản trị rủi ro của ngân hàng nói chung cũng như BIDV nói riêng nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất cho các bên liên quan trong q trình thanh tốn quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Xuân Trình, 1996.Giáo trình thanh tốn quốc tế.Hà Nội:Nhà xuất bản Lao động và Xã hội.
2. Lê Thị Phương Liên, 2008.Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Luận án tiến sĩ.Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà nội.
3. Lê Văn Tư,2005.Quản trị ngân hàng thương mại.Hà Nội:Nhà xuất Bản Tài Chính Hà Nội.
4. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Báo cáo thường niên các
năm 2010,2011,2012,2013.
5. Nguyễn Thị Thùy Nhung, 2012.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.Luận văn thạc sĩ
kinh tế.Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM
6. Nguyễn Văn Tiến, 2009.Giáo trình thanh tốn quốc tế và tài trợ ngoại
thương.Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
7. Nguyễn Văn Tiến, 2008.Cẩm nang thanh toán quốc tế. Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
8. Nguyễn Văn Tiến,2005.Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở. Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
9. Phan Thị Thanh Nhàn,2002.Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trong tiến trình thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.Luận văn thạc sĩ kinh tế.Trường Đại
Học Ngoại thương Hà Nội.
10. Trầm Thị Xuân Hương,2006.Thanh tốn quốc tế. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh.
11. Các Website:
www.tuoitre.com: Báo tuổi trẻ www.mof.gov.vn: Bộ tài chính
www.bidv.com.vn: Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam www.vneconomy.com.vn: Thời báo kinh tế Việt Nam