Tác động của hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của PVN đến các chủ thể là rất rõ ràng, chính vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách phù hợp đối với hoạt động đầu tư ngoài LVKDNC của các TCT, TĐKTNN.
Thứ nhất, nhằm tránh những tổn thất tiếp tục và chi phí để khắc phục trong tương lai, ưu tiên
hàng đầu của Chính phủ là phải nhanh chóng thối vốn ngồi LVKDNC của PVN và các tập đồn. Chính phủ và Quốc hội cần kiên quyết cấm TCT, TĐKTNN đầu tư ra ngoài LVKDNC.
Thứ hai, Nhà nước cần giảm tỷ lệ “tiền lãi nước chủ nhà” mà PVN được giữ lại, mặc dù Nghị
định 204/2013/NĐ-CP (2013) của Chính phủ có quy định mới về tỷ lệ này giảm còn 25% từ
năm 2013 nhưng vẫn là quá lớn. Khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho dầu khí đã tương đối đầy đủ như hiện nay thì cần giảm tỷ lệ này xuống; tạo ra ràng buộc ngân sách cứng đối với PVN.
Thứ ba, Chính phủ phải dừng cung cấp các khoản tín dụng chỉ định hoặc phải giám sát chặt
chẽ mục đích sử dụng của tín dụng chỉ định. Ngồi ra, Chính phủ khơng được bảo lãnh cho các TCT, TĐKTNN đi vay vốn, phải để cho các TCT, TĐKTNN tự đứng ra vay vốn và tự chịu trách nhiệm. Tổ chức tín dụng sẽ đánh giá rủi ro để quyết định cho vay; họ sẽ thay nhà nước thực hiện vai trò giám sát đối với các TCT, TĐKTNN.
Thứ tư, Chính phủ cũng như các địa phương phải xóa bỏ phân biệt đối xử giữa DNNN với DN
thuộc các thành phần kinh tế còn lại. Đặc biệt, trong các chính sách về hạ tầng, đất đai, tín dụng; DNNN khơng thể lấy “nhiệm vụ chính trị” để nhận sự ưu tiên hơn các DN khác trong việc tiếp cận các vấn đề trên.
Thứ năm, Chính phủ phải xác định đúng vai trị và vị trí của TĐKTNN; đặc biệt là làm sáng tỏ
khái niệm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; để các tập đoàn trở về đúng bản chất một DN, hoạt động theo cơ chế thị trường; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho lãnh đạo DN.
Thứ sáu, kinh nghiệm về kiểm sốt đầu tư ngồi LVKDNC của quốc tế cho thấy giám sát tài
chính là cốt lõi đem lại hiệu quả cho việc quản lý đầu tư. Cơ quan thực hiện giám sát tài chính bao gồm giám sát bên trong (ban kiểm soát), giám sát của nhà nước (cơ quan kiểm toán trực thuộc Quốc hội) và giám sát của xã hội (cơng ty kiểm tốn độc lập được chấp nhận) phải thực hiện đồng bộ, đảm bảo công khai, minh bạch, phi chính trị. Các DNNN bao gồm tập đồn, TCT 100% vốn nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động doanh nghiệp bao gồm cả thơng tin tài chính và phi tài chính. Các DN chưa niêm yết hoặc DN lớn cũng phải tuân thủ theo chế độ báo cáo và kiểm toán độc lập như các DNNN đã cổ phần hóa và niêm yết.