Tổng quan về lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại việt nam (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ LẠM PHÁT

1.2. Tổng quan về lạm phát

1.2.1. Các quan điểm về lạm phát

Luận thuyết “ lạm phát lưu thông tiền tệ”

Quan điểm này cho rằng việc đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên gây ra lạm phát. Lạm phát trong mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng cầu lưu

thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ xuất hiện khi số lượng tiền trong lưu thông

tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất.

Luận thuyết “ lạm phát cầu dư thừa tổng quát”

Các tác giả theo luận điểm tiền tệ ở Mỹ giải thích rằng “ Lạm phát là cầu dư thừa”

thường xuyên do phát hành tiền quá mức. Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát là

những vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực tiền tệ. Vì lưu thơng tiền tệ có ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự phát triển tích cực của nền kinh tế.

Những người theo luận điểm này coi sự gia tăng giá cả là lạm phát. Bất cứ thời kỳ

nào mà giá hàng hóa tăng khơng kể lâu hay mau, có tính chất chu kỳ hay đột xuất đều là thời kỳ của lạm phát.

Tuy có nhiều luận thuyết về lạm phát. Mỗi nhà kinh tế, mỗi trường phái đều đưa ra những luận thuyết khác nhau để giải thích về lạm phát. Nhưng tựu chung lại, chúng ta có thể hiểu lạm phát như sau:

Thứ nhất, lạm phát là sự dư thừa tiền trong lưu thông dẫn đến sự gia tăng trong giá cả hàng hóa.

Thứ hai, lạm phát là sự suy giảm trong sức mua của đồng tiền một cách quá mức. Sức mua của đồng tiền được đo lường bởi sự biến đổi nghịch đảo của mức giá chung.

1.2.2. Các loại lạm phát

1.2.2.1. Lạm phát vừa phải

Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng dưới hai con số.

1.2.2.2. Lạm phát phi mã

Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng với tốc độ hai hay ba chữ số.

1.2.2.3. Siêu lạm phát

Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng với tốc độ trên ba chữ số.

1.2.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát

1.2.3.1. Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu là lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng

vượt mức cung của xã hội, dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Khi tổng cầu tăng, tức có

nhiều người mua và sẵn sàng mua hàng hóa, trong khi đó lượng cung khơng tăng hoặc tăng ít hơn dẫn đến thị trường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Theo

quy luật cung cầu thì giá cả thị trường sẽ tăng lên, tức là xuất hiện lạm phát.

1.2.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy

Trong hồn cảnh sản xuất khơng tăng hoặc tăng ít trong khi chi phí tăng lên (Chi phí sản xuất tăng vượt mức tăng của năng suất lao động) thì sẽ sinh ra lạm phát chi

phí đẩy. Chi phí sản xuất tăng lên sẽ tạo áp lực đẩy giá bán sản phẩm tăng lên hay

có thể làm giảm mức cung hàng hóa của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)