Tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại việt nam (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ LẠM PHÁT

2.2. Sự hình thành Bộ ba bất khả thi tại Việt Nam

2.2.2. Tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định

Kể từ khi bắt đầu đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh

trong cơ chế tỷ giá, tuy nhiên nếu xét về bản chất thì những điều chỉnh này đều

xoay quanh chế độ neo tỷ giá. Tỷ giá VND/USD gần như được mặc định là tỷ giá

neo và ngân hàng nhà nước là cơ quan cơng bố tỷ giá. Trên nền tảng chính sách neo

tỷ giá, trong những giai đoạn nền kinh tế biến động mạnh do tác động bên trong

cũng như bên ngoài, ngân hàng nhà nước đã đưa ra những điều chỉnh về biên độ tỷ

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

giá và tỷ giá dựa trên tỷ giá liên ngân hàng trung bình của ngày làm việc hôm trước

do ngân hàng nhà nước công bố cộng thêm biên độ giao động để thích nghi với

những tác động đó. Sau đó chế độ tỷ giá lại quay trở về cơ chế tỷ giá cố định hoặc neo tỷ giá có điều chỉnh (cụ thể là vào những giai đoạn có biến động bất thường như

giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1999, khủng hoảng kinh tế thế giới

2008 - 2009, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh tỷ giá sang các cơ chế có biên độ rộng hơn, và được thu hẹp lại khi khủng hoảng kết thúc). Dựa trên hệ thống phân loại của IMF thì cơ chế tỷ giá ở Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2014 có thể được tổng kết như sau:

Bảng 2.1: Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian.

Mốc thời

gian Cơ chế áp dụng Đặc điểm tỷ giá thực tế (de facto)

1997 – 1998

Neo tỷ giá với

biên độ được điều

chỉnh (Crawling bands)

- Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại so với

OER được nới rộng từ +/- 1% lên +/- 5%

(02/1997) và từ +/- 5% lên +/- 10% (13/10/1997) và sau đó được điều chỉnh xuống không quá 7% (07/08/1998).

- OER được điều chỉnh lên 11,800

VND/USD (16/02/1998) và 12,998VND/USD (07/08/1998).

1999 - 2000

Cơ chế tỷ giá neo

cố định (Conventional

fixed peg arrangement)

- OER được công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hơm trước

- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm xuống không quá 0.1%..

- OER được giữ ổn định ở mức 14,000 VND/USD.

2001 – 2007

Cơ chế neo tỷ giá

có điều chỉnh (Crawling peg)

- OER được điều chỉnh dần từ mức 14.000

VND/USD năm 2001 lên 16,100 VND/USD năm 2007.

- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh lên mức +/- 0.25% (từ

01/07/2002 đến 31/12/2006) và +/- 0.5% năm

2007.

2008 – 2010

Neo tỷ giá với

biên độ được điều

chỉnh (Crawling bands)

-OER được điều chỉnh dần từ mức khoảng 16,100VND/USD vào đầu năm 2008 lên 16,500 (06/2008 đến 12/2008), 17,000 VND/USD ( từ 01/2009 đến tháng 11/2009), 17,940 VND/USD (từ 12/2009 đến 01/2010), 18,544 VND/USD (từ 02/2010 đến 17/08/2010), 18,932 (từ 18/08/2010 đến 10/02/2011)

- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh nhiều lần lên mức +/- 0.75% (từ 23/12/2007 đến 09/03/2008), +/- 1% (từ 10/03/2008 đến 25/05/2008) +/- 2% ( từ 26/05/2008 đến 05/11/2008), +/- 3% (từ 06/11/2008 đến 23/03/3009), +/- 5% (từ 24/03/2009 đến 25/11/2009), +/- 3% (từ 26/11/2009 đến 25/11/2009 đến 10/02/2011) 2011 - 2014

Cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh

(Crawling peg)

- OER được điều chỉnh dần từ mức 18,932

đầu năm 2011 lên 20,693 (Từ 11/02/2011 đến

23/12/2011), 20,828 (từ 24/12/2011 đến 27/06/2013), 21,036 (từ 28/06/2013 đến 18/06/2014), 21,246 (từ 19/06/2014 đến thời

điểm thực hiện luận văn).

- Biên độ giao động tại các ngân hàng

thương mại được giữ nguyên ở mức +/- 1%

văn)

“Nguồn: Võ Trí Thành ( 2000) , Nguyễn Trần Phúc ( 2009), theo tìm hiểu của tác giả và các quyết định về tỉ giá của NHNN”

Biểu đồ 2.7: Tỷ giá VND/USD bình quân hàng năm (từ 1997 đến 2014)

“Nguồn WB”

Nhìn vào biểu đồ 2.10 ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng tỷ giá chính thức

VND/USD có xu hướng ổn định qua các năm và đi theo một chu kỳ rõ rệt gồm hai giai đoạn: Khi xảy ra khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, VND mất giá khá mạnh;

Khi kết thúc suy thoái, nền kinh tế đi vào ổn định thì tỷ giá lại được neo giữ cứng nhắc theo đồng USD.

Giai đoạn đầu của chu kỳ tương ứng với các giai đoạn mà nền kinh tế có biến động mạnh: Từ năm 1997 đến năm 2000 là quá trình chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á; Từ năm 2008 đến năm 2009 là quá trình chịu tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Đi cùng với sự biến động mạnh của tỷ giá ở các giai đoạn này là sự chênh lệch mạnh giữa tỷ giá tự do và tỷ giá chính thức.

Giai đoạn sau của chu kỳ tương ứng với thời điểm mà nền kinh tế đi vào hoạt động ổn định như giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007 . Gắn liền với giai đoạn này là cơ

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

chế neo giữ tỷ giá theo đồng USD tương đối cứng nhắc. Và đây cũng là giai đoạn

mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng ổn định và theo sát với tỷ giá chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại việt nam (Trang 39 - 43)