CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ LẠM PHÁT
2.2. Sự hình thành Bộ ba bất khả thi tại Việt Nam
2.2.3. Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt
Giai đoạn 1997 đến 2000 (Giai đoạn chính sách tiền tệ chịu tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á): Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực bằng việc gia nhập ASEAN, AFTA, APEC và đây cũng là giai đoạn mà khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra, nhằm hạn chế các tác
động bất lợi từ cuộc khủng hoảng cũng như đảm bảo mục tiêu tăng trường kinh tế,
chính sách tiền tệ ở giai đoạn này được điều hành theo hướng nới lỏng thận trọng
nhằm ổn định thị trường, giảm tác động của khủng hoảng, khuyến khích đầu tư và
duy trì mức độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Giai đoạn 2001 đến giữa năm 2007 (Giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ
nới lỏng thận trọng): Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đi qua và để lại những di chứng nặng nề không chỉ cho các con rồng Châu Á, ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam cũng không hề nhỏ, hiện tượng giảm phát đã có dấu hiệu xuất hiện vào năm 1999 thì đến năm 2000 đã trở thành hiện thực2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
1999 chỉ có 4.77%, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cực kỳ khó khăn
đã buộc ngân hàng nhà nước thực hiện một chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng để
vừa đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát ở mức khơng
q 5%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, tiếp tục ổn định hệ thống ngân hàng. Nhờ việc bám sát mục tiêu trên nên từ năm 2000 đến 2003, lạm phát được duy trì ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm3. Sang các năm tiếp theo nhằm đạt được mục tiêu tăng
trưởng kinh tế như đã đề ra, Ngân hàng nhà nước đã chủ động nới lỏng chính sách
tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn từ giữa năm 2007 đến nay (Giai đoạn chỉnh sách tiền tệ thay đổi
linh hoạt theo diễn biến thị trường): Đây là giai đoạn, ngân hàng nhà nước đã phải
2
sử dụng đồng bộ các công cụ của mình để tiến hành thắt chặt, mở rộng chính sách một cách hợp lý để đối phó với những bất ổn của nền kinh tế trong nước, cũng như những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới.
Trong thời gian từ giữa năm 2007 đến năm 2009, nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, ngân hàng nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý, theo đó các
cơng cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt và phối hợp hết sức chặt chẽ để giảm bớt tiền trong lưu thơng, đồng thời kiểm sốt tăng trưởng tín dụng. Với việc tăng cường sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để rút bớt tiền từ lưu thông về, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các mức lãi suất điều hành, đồng thời phát hành một
lượng lớn tín phiếu NHNN bắt buộc (năm 2008 ngân hàng nhà nước đã thực hiện điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc thêm 1%, lãi suất cơ bản từ 8.75% lên 12% sau đó
lên 14%/năm, tăng lãi suất tái cấp vốn từ 6.5% lên 7.5%, 13% và sau đó lên
15%/năm, lãi suất tái chiến khấu lần lượt tăng từ 4.5% lên 6%, 11% và cuối cùng là 13%/năm, đồng thời phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc)
Từ năm 2009 đến năm 2011, khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu diễn biến ngày càng phức tạp, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kinh tế trong nước đối diện với mn vàn khó khăn, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh
tranh của nền kinh tế ở mức thấp. NHNN đã chủ động nới lỏng chính sách tiền tệ và liên tiếp thực hiện các gói kích cầu có quy mơ lớn nhằm kích thích nền kinh tế và hỗ trỡ các doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể NHNN đã giảm lãi suất cơ bản xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn 7%/năm và lãi suất tái chiết khấu: 5%/năm, điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ mức 6% xuống còn 3%, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ mức 2% xuống còn 1%; triển khai đồng bộ các cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND theo quyết định số
định số 579/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 và công văn số 670/TTg-KTTH ngày 5/5/2009
của Thủ Tướng Chính phủ.
Bước sang năm 2011 và năm 2013, kinh tế tồn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng
cịn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Lạm phát
có xu hướng tăng mạnh trở lại, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ,
thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo an tồn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiềm chế tốc độ tăng
trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu vốn cho tín dụng theo hướng tập
trung vốn cho sản xuất, giảm tỷ trong dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất đồng thời
tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trần lãi
suất huy động đã tạo điều kiện cho việc giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay
Bước sang năm 2013, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các cơng cụ
của chính sách tiền tệ, chủ động điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kiểm sốt tiền tệ với chính sách lãi suất
được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến của lạm
phát. Tính chủ động của cơng cụ lãi suất trong việc truyền dẫn tín hiệu tới thị trường đã được cải thiện rõ rệt. NHNN đã thực hiện điều chỉnh giảm 3% lãi suất
cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm 1% đối với lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND. Đồng thời đến tháng 6 năm 2013, NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Đồng thời CSTT đã hướng dịng vốn tín dụng tập trung vào hỗ trợ các lĩnh vực
ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ….Và mục tiêu
cuối cùng của chính sách tiền tệ là chỉ tiêu lạm phát nằm ở mức thấp đã đạt được.
Lạm phát năm 2013 chỉ ở mức 6.6%.