Lạm phát mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại việt nam (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ LẠM PHÁT

1.4. Lạm phát mục tiêu

1.4.1. Khái niệm

Mishkin (200,2001) đã đưa ra định nghĩa khá rõ ràng về lạm phát mục tiêu. Theo

Ông, lạm phát mục tiêu bao gồm 5 yếu tố: Công bố ra công chúng mục tiêu lạm

phát định lượng trong trung hạn; cam kết thể chế nhằm ổn định giá cả như một mục

tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ; chiến lược thông tin bao gồm nhiều biến số (khơng chỉ có tổng cung tiền hay tỷ giá hối đoái) được sử dụng trong việc thiết lập cơng cụ chính sách; tăng tính minh bạch của chiến lược chính sách tiền tệ thơng qua việc thông báo với công chúng và thị trường về kế hoạch, mục tiêu, những quyết định của ngân hàng Trung ương; và tăng trách nhiệm giải trình.

Andrea Schaechter, Mark Stone và Mark Zelmer (2000) cho rằng, lạm phát mục tiêu chủ yếu sử dụng dự báo như một hướng dẫn trung gian đối với chính sách tiền

tệ và vận hành chính sách trong một khuôn khổ minh bạch để làm tăng tính trách nhiệm.

Klass Schmidt – Hebbel và Matias Tapia (2002) cho rằng khn khổ điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu phụ thuộc vào 4 yếu tố: mục tiêu lạm phát là cái neo cho CSTT; sự độc lập của ngân hàng Trung ương đặt lạm phát mục tiêu; khả

năng dự báo và đối phó với lạm phát; và mức độ minh bạch và tính chịu trách

nhiệm về CSTT.

Takatoshi Ito và Tomoko Hayashi (2003) cho rằng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu cần đảm bảo sự kết hợp về thể chế và điều hành: mục tiêu lạm phát phải được công bố công khai; cần có cam kết ổn định tỷ giá; điều hành chính sách tiền tệ sử dụng dự báo lạm phát làm mục tiêu hoạt động; cần có sự giải thích rõ ràng về

CSTT; xác định rõ ràng trách nhiệm của ngân hàng Trung ương.

Geoffrey Heenan, Mareel Peter và Scott Roger (2006) cho rằng tính minh bạch là yếu tố trung tâm trong hầu hết các khía cạnh của việc thiết kế và hoạt động của khn khổ lạm phát mục tiêu. Có ba yếu tố liên quan mật thiết tới tính minh bạch,

đó là: thỏa thuận thể chế về sự hỗ trợ lạm phát mục tiêu (bao gồm tính độc lập của ngân hàng Trung ương, trách nhiệm giải trình, thỏa thuận về việc đưa ra quyết định); thiết kế lạm phát mục tiêu; và chính sách truyền thơng của ngân hàng Trung ương.

1.4.2. Lợi ích và những bất lợi khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu

Mishkin (2000,2001) cho rằng lợi ích của khn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu bao gồm: cho phép ngân hàng Trung ương tập trung vào các khía cạnh

trong nước và phản ứng với các cú sốc tác động lên nền kinh tế; khn khổ này có

thể hoạt động tốt mà khơng cần phải có mối quan hệ ổn định giữa cung tiền và lạm phát; công chúng và thị trường có thể hiểu rõ hơn mục tiêu mà ngân hàng Trung

ương theo đuổi, do đó tính minh bạch và trách nhiệu giải trình sẽ tăng. Những bất

lợi của khn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu bao gồm: Khuôn khổ tiền tệ này khá khắt khe, chỉ tập trung vào một mục tiêu và có thể làm tăng tính bất ổn của nền kinh tế qua việc không hướng đến mục tiêu tăng trưởng và việc làm; khuôn khổ lạm phát mục tiêu càng làm cho trách nhiệm giải trình kém đi vì lạm phát rất khó

kiểm sốt và độ trễ chính sách dài; khuôn khổ lạm phát mục tiêu không giúp loại bỏ

được tính lấn át của chính sách tài khóa; khn khổ lạm phát mục tiêu địi hỏi tính

linh hoạt trong tỷ giá hối đoái, thế nhưng tỷ giá hối đối linh hoạt có thể làm tăng tính bất ổn tài chính.

1.4.3. Kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng và thực hiện lạm phát

mục tiêu

Andrea Schaechter, Mark R.Stone và Mark Zelmer (2000) nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu của các nước công nghiệp và các

nước thị trường mới nổi và đưa ra nhận định là những nền tảng để áp dụng lạm phát

mục tiêu toàn phần được thiết lập thành cơng bao gồm: Vị thế tài chính vững mạnh và ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc; hệ thống tài chính phát triển tốt; độc lập về

công cụ ngân hàng Trung ương và một chỉ thị nhằm đạt ổn định giả cả; sự am hiểu

dựng dự báo lạm phát; và tính minh bạch của chính sách tiền tệ nhằm thiết lập trách nhiệm giải trình và sự tín nhiệm.

Mishkin (2004) đã chỉ ra những khó khăn của các nước có nền kinh tế chuyển đổi

và mới nổi để thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là: các định chế tài khóa yếu kém; các định chế tài chính yếu kém; mức độ tin cậy thấp của các định

chế tiền tệ; tình trạng đơ la hóa; tính dễ bị tổn thương của các nước này trước sự dừng lại đột ngột của các dòng vốn vào.

Gosmez, Uribe và Vargas (2002) nghiên cứu về việc thực hiện lạm phát mục tiêu tại Colombia cho rằng: Colombia bắt đầu thực hiện lạm phát mục tiêu và năm 1991 và hiễn pháp cũng như luật định thiết lập một khuôn khổ luật pháp phù hợp với mục tiêu ổn định giá cả. Với khuôn khổ luật pháp này, ngân hàng Trung ương độc lập đáng kể và mục tiêu của ngân hàng Trung ương là ổn định giá cả. Theo đó ngân hàng Trung ương phải công bố mục tiêu lạm phát mỗi năm một lần và được yêu cầu đệ trình một báo cáo ra Quốc hội hai lần mỗi năm. Nói chung để thực hiện được lạm

phát mục tiêu thì điều kiện tối thiểu phải được đáp ứng đó là một ngân hàng Trung

ương độc lập, cơ chế tỷ giá hối đối linh hoạt, trách nhiệm giải trình và tính minh

bạch cao, báo cáo lạm phát hàng quý giải thích những quyết định chính sách tiền tệ. Jonas và Mishkin (2003) tổng kết những kinh nghiệm lạm phát mục tiêu tại ba quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi là Cộng hịa Séc, Ba Lan và Hungary đã chỉ ra rằng: Các quốc gia này thường chệch khỏi mục tiêu lạm phát vì các nền kinh tế chuyển đổi thường chịu các cú sốc nhiều hơn và do đó chệch khỏi mục tiêu lạm phát xảy ra thường xuyên hơn so với các nền kinh tế phát triển. Nhưng việc giảm dần tỷ lệ lạm phát tiến triển rất khả quan và chiến lược chính sách tiền tệ hướng vào lạm phát mục tiêu đem lại nhiều lợi ích hơn là những bất cập.

1.5. Các nghiên cứu về tác động của bộ ba bất khả thi lên lạm phát

Chinn, Ito,2008b, Aizenman,Chinn, Ito,2011a, Aizenman, Ito 2012, chỉ ra rằng: tỷ giá càng ổn định thì giá trị đồng tiền và giá cả hàng hóa ổn định, giảm đi sự bất ổn

và giúp tăng trưởng kinh tế. Tỷ giá càng ổn định có thể làm gia tăng hoặc giảm lạm

giảm giá hoặc bị biến động. Tùy thuộc vào nới lỏng tiền tệ hay thắt chặt tiền tệ, thời gian và mức độ quan trọng mà độc lập tiền tệ có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ lạm phát,

tăng trưởng tỷ lệ GDP thực, biến động lạm phát và biến động sản lượng đầu ra.

Dòng tiền vào càng lớn sẽ làm tăng tổng cung của các quỹ, giảm tỷ lệ cho vay, giúp nền kinh tế tăng trưởng và có thể làm tăng hoặc giảm tỷ lệ lạm phát hoặc biến động lạm phát. Tuy nhiên, khi dòng tiền lớn chảy ra đột ngột sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế, giảm giá trị đồng tiền, tổn thương mức tăng trưởng kinh tế và có thể làm tăng

hoặc giảm tỷ lệ lạm phát hoặc biến động lạm phát.

Gosh, A.,Gulde,A.,Ostry, J., (1997) chỉ ra rằng: các quốc gia có neo tỷ giá sẽ có tỷ lệ lạm phát thấp hơn và ổn định hơn, cung tiền chậm hơn và nhu cầu tăng trưởng tiền nhanh hơn.

Hutchison, Sengupta,Sighn (2010), khi nghiên cứu bộ ba bất khả thi tại Ấn Độ đã chỉ ra rằng: Mặc dù Ấn Độ đang sử dụng chính sách hội nhập tài chính từng phần và

cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng Ấn Độ vẫn chịu tác động của bộ ba bất khả thi. Đi đôi với việc hội nhập tài chính ngày càng tăng, Ấn Độ phải giảm đi mức độc

lập tiền tệ cũng như giới hạn bớt mức độ ổn định tỷ giá hối đoái. Hội nhập tài chính

cao đánh đổi bằng sự giảm đi độc lập tiền tệ cũng như ổn định tỷ giá hối đoái tác động đến lạm phát và biến động lạm phát.

YuHsing (2012) khi nghiên cứu về chính sách bộ ba bất khả thi tác động đến lạm

phát, tăng trưởng kinh tế và các bất ổn tại cộng hòa Séc phát hiện ra rằng: Tỷ giá

càng cố định giúp kinh tế tăng trưởng trong khi càng độc lập tiền tệ hoặc hội nhập

tài chính cao làm tăng trưởng kinh tế giảm đi. Tỷ giá cố định không tác động đến

lạm phát, biến động lạm phát và biến động sản lượng đầu ra. Độc lập tiền tệ cao hoặc hội nhâp tài chính cao làm tăng lạm phát và biến động lạm phát.

Yu Hsing (2013) khi nghiên cứu về chính sách bộ ba bất khả thi tác động đến lạm

phát, tăng trưởng kinh tế và các bất ổn tại Brazil phát hiện ra rằng: Tỷ giá cố định làm giảm tỷ lệ lạm phát. Độc lập tiền tệ làm giảm mức tăng trưởng kinh tế trong khi

đó hội nhập tài chính làm giảm tỷ lệ lạm phát, biến động lạm phát và biến động sản lượng đầu ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, tác giả đã nêu ra được nguồn gốc hình thành thuyết bộ ba bất khả thi

bắt nguồn từ mơ hình Mundell - FLeming, các mẫu hình bộ ba bất khả thi phổ biến qua các nghiên cứu của các nhà kinh tế học Yigang và Tangxian (2001), Hausmann (2000), Aizenman,Chinn, Ito (2008). Các chỉ số của bộ ba bất khả thi được nghiên cứu bởi Aizenman, Chinn, Ito (2008) và Hutchison,Senguta,Sighn (2010). Đồng thời nêu ra các luận thuyết về lạm phát cũng như nguồn gốc, phân loại và các tác

độn của lạm phát đối với nền kinh tế. Tiếp đến chỉ ra các nghiên cứu của các nhà

kinh tế học trên thế giới về tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó tác giả cịn cung cấp thêm nội dung chính sách lạm phát mục tiêu với những khái niệm, những lợi ích, cũng như bất lợi khi áp dụng chính sách này và kinh nghiệm của một số nước khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu để làm cơ sở cho việc đưa ra các phân tích nhận định và khuyến nghị đối với việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI ĐẾN

LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)