Nguồn: tác giả tính tốn từ mẫu nghiên cứu
TTCK Việt Nam đi vào hoạt động từ 7/2000 với 2 doanh nghiệp niêm yết, số lượng DN cũng đã tăng lên hàng năm (hình 3.1). Đến cuối năm 2014, đã có 702 doanh nghiệp niêm yết với giá trị vốn hóa thị trường đạt 1,156 tỉ đồng, tương đương 32% GDP. So với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động – theo số liệu của tổng cục thống kê) thì số lượng DN niêm yết chỉ chiếm 0.18% (702/400,000). Bên cạnh đó, theo Châu Đình Linh (2015) đã chỉ ra, đến hết tháng 6.2015, thị trường trái phiếu Việt Nam có tổng số dư chiếm 23.4% GDP. Trong đó, trái phiếu chính phủ chiếm 98,66% tổng lượng trái phiếu phát hành đến 6.2015, trong khi trái phiếu DN rất nhỏ. Từ các số liệu vừa trình bày, tác giả nhận thấy, nguồn vốn hỗ trợ thực sự cho doanh nghiệp đến từ thị trường chứng khốn cịn rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, thực trạng các DN tại Việt Nam chỉ ra một tình huống thú vị để thực hiện nghiên cứu. Với một thị trường tài chính kém phát triển, khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế. Các doanh
nghiệp hoạt động lại phụ thuộc vào phần lớn từ nguồn vốn của ngân hàng. Nhưng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Khi kênh tài chính chính thức gặp khó khăn, các kênh tài trợ khơng chính thức sẽ thay thế để tài trợ cho các doanh nghiệp khơng có điều kiện tiếp cận với các kênh tài trợ chính. Tín dụng thương mại, được xem như một kênh tài trợ khơng chính thức như vậy. Mối quan hệ thay thế, bổ sung giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đang tồn tại tại các DN Việt Nam? Bên cạnh đó, Việt Nam cũng trải qua giai đoạn khủng hoảng cùng với thế giới, và cũng trải qua những giai đoạn mà chính sách tiền tệ bị thắt chặt (được trình bày chi tiết dưới đây), thì mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng sẽ có nhiều thay đổi. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng xem xét mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng trước, trong và sau khủng hoảng.
o Khủng hoảng tài chính 2008, Việt Nam trải qua một giai đoạn với chính sách tiền tệ thắt chặt.
Khủng hoảng tài chính 2008 bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khốn thế giới khuynh đảo. Khi đó, mặc dù Việt Nam chưa có mối liên hệ trực tiếp với thị trường tài chính thế giới nhưng mức độ ảnh hưởng cũng rất lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính, và nối tiếp là suy thối kinh tế tồn cầu, đã khiến thị trường chứng khốn Việt Nam sụt giảm mạnh.
Đầu tiên, trên TTCK, trong năm 2008, VNINDEX – chỉ số đại diện cho các cổ
phiếu giao dịch tại HSX sụt giảm 70% giá trị (hình 2.2), HNXINDEX – chỉ số đại diện cho các cổ phiếu giao dịch tại HNX rơi xuống dưới mức xuất phát là 100 điểm. Theo số liệu của UBCK Nhà nước, cuối năm 2007, vốn hóa thị trường chiếm 40% GDP (30 tỷ USD). Hết năm 2008, giá trị vốn hóa thị trường hiện chỉ cịn 13 tỷ USD, tương đương 17% GDP. Trước sự sụt giảm mạnh của TTCK, các biện pháp hành chính cũng được các cơ quan chức năng sử dụng. UBCK Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh biên độ biến động giá chứng khoán, nhằm co hẹp mức sụt giảm của thị
trường. Chính phủ đã chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mua vào một lượng lớn cổ phiếu nhằm bình ổn thị trường…