SỰ HÌNH THÀNH THẬN:

Một phần của tài liệu Phôi thai học bài giảng BS nguyễn dũng tuấn (Trang 73 - 76)

Theo thời gian và không gian, dải sinh thận sẽ lần lượt tạo ra tiền thận, trung thận hậu thận.

1. Tiền thận[8]:

− Ðầu tuần thứ 4, các đốt phôi cổ tạo nên các đốt phôi thận vùng cổ hay tiền thận.

Tiền thận chỉ phát triển đến mức độđốt phôi rồi tiêu đi.

− Như vậy, tiền thận là cấu trúc nguyên sơ không có chức năng, nó được xem như

là một sự lặp lại của quá trình tiến hoá. Ở một sốđộng vật cấp thấp, tiền thận có chức năng bài tiết (ví dụ: cá miệng tròn).

− Vào cuối tuần 4, khối trung bì trung gian từ vùng ngực, thắt lưng và xương cùng của phôi biệt hoá thành trung thận và chứa khoảng 40 cặp vi ống thận[10]. Các vi

ống xuất hiện từ trên xuống dưới: khi bên dưới hình thành thì bên trên tiêu đi. Cuối tuần 5, có khoảng 20 cặp vi ống.

− Các vi ống thận biệt hoá thành các đơn vị sinh niệu, về phía đầu có một cuộn

mạch ấn lõm vào tạo thành bao Bowman. Ðơn vị sinh niệu và bao Bowman gọi chung là tiểu cầu thận.

Cặp ống trung thận xuất hiện ban đầu ở vùng ngực, phía sau ngoài trung thận,

sau đó tăng trưởng xuống dưới, dính vào ổ nhớp. Lúc này, ống bắt đầu tạo lòng từ

dưới lên trên, biến ống từđặc thành ống trung thận có lòng.

− Các vi ống thận sau đó dính vào các ống trung thận, vì vậy đơn vị sinh niệu có

thểđổ vào ổ nhớp.

− Trung thận có tạo ra nước tiểu từ tuần 6 đến tuần 10, sau đó thì tiêu đi hoàn toàn

ở nữ, ở nam thì ống trung thận và một số vi ống thận tạo nên các cấu trúc quan trọng của đường sinh dục.

Hậu thận bắt đầu nảy mầm cuối tuần 5, từđoạn đuôi của dải sinh thận. Ởđoạn này, dải sinh thận không chia đốt và được gọi là mầm sinh hậu thận [12].

− Ðầu dưới các ống trung thận cho ra nụ niệu quản[13]. Sau đó, nụ niệu quản chia đôi

thành hai nhánh kích thích mầm sinh hậu thận phân thành hai thùy: trên và dưới. Nụ niệu quản tiếp tục phân chia, lần phân nhánh đầu tạo nên bể thận, 4 lần kế kết hợp thành đài thận lớn, các ống của 4 lần tiếp tạo ra đài thận nhỏ. Các ống của các thế hệ còn lại tạo nên các ống góp khác nhau, tổng cộng nụ niệu quản phân nhánh khoảng 12 - 13 thế hệ.

Do ống góp chia nhánh nhiều lần, mầm sinh hậu thận bịđẩy ra chung quanh các ống này và sau cùng bịđứt đoạn. Các tế bào trung mô họp thành từng đám nhỏ hình mũ gọi là mũ hậu thận, sau đó chúng biệt hoá thành túi thận. Các túi thận nhanh chóng trở thành vi ống thận có một đầu kín còn đầu kia thông với

ống góp. Ðầu kín có cuộn mao mạch ấn lõm vào trở thành bao Bowman. Ðoạn thông với ống góp dài dần và lần lượt tạo ra ống lượn gần, quai Henléống lượn xa.

− Như vậy, thận vĩnh viễn hình thành từ hai nguồn là nụ niệu quản và mầm sinh hậu thận. Ðoạn thân nụ niệu quản thành niệu quản, đoạn đầu thành bể thận, chúng phân chia cùng với mầm sinh hậu thận tạo ra nhiều thùy. Do đó, thận phôi thai có nhiều thùy, số lượng giảm dần theo thai kỳ, nhưng có thể thấy rõ ở trẻ mới sinh. Các thùy giảm dần do các nephron tăng trưởng kích thước (không tăng số lượng), tuy nhiên, trong vòng vài tháng sau sanh, ở vùng vỏ thận, một số mô trung mô chưa biệt hoá nên cũng có thêm một số nephron được hình thành.

4. Di chuyển của thận:

− Lúc đầu, thận nằm trong vùng chậu hông, phía trước xương cùng. Do ổ bụng lớn

thêm, phôi mất độ cong, thận từ từđi lên, đến tuần thứ 9 thì tới vị trí thận vĩnh viễn. Một số tác giả khác cho rằng thận đi lên là do nụ niệu quản lớn lên.

− Trong quá trình đi lên, lúc đầu rốn thận hướng về phía trước, sau đó do thận xoay

900 nên rốn thận dần dần hướng vào trong.

− Khi đi lên, thận được phân bố những nhánh động mạch ngày càng cao. Ban đầu là

động mạch chậu chung, về sau là các nhánh khác của động mạch chủ. Ðến tuần thứ 9, khi di chuyển sát đến tuyến thượng thận thì dừng lại và nhận một trong những nhánh cao nhất của động mạch chủ bụng (động mạch thận vĩnh viễn).

Một phần của tài liệu Phôi thai học bài giảng BS nguyễn dũng tuấn (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)