II. PHÁT TRIỂN CỦA TIM:
3. Quá trình ngăn các buồng tim:
Quá trình ngăn ống nhĩ thất chung: cuối tuần thứ tư, trong lòng ống nhĩ thất xuất hiện một vách ngăn chia ống nhĩ thất thành hai buồng trái và phải. Ở mỗi bên, có sự
tăng sinh của trung mô tại chỗ rồi lại thoái biến một phần để tạo thành van ba lá [11]
bên phải (ngăn tâm thất và tâm nhĩ bên phải) và van hai lá [12]ở bên trái (ngăn tâm thất và tâm nhĩ bên trái).
Quá trình ngăn buồng nhĩ:gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu là quá trình hình thành vách nguyên phát [13] phát triển từ trên xuống dưới chia buồng nhĩ thành nhĩ phải và trái, trên vách có lỗ thủng được gọi là lỗ
nguyên phát [14]. Sau đó, lỗ nguyên phát được bịt kín bởi vách nguyên phát. Tuy
nhiên, trước khi lỗ nguyên phát bị bịt kín hoàn toàn thì phần trên của vách nguyên phát bị thoái hoá tạo thành lỗ thứ phát [15].
Giai đoạn tiếp theo là sự xuất hiện của vách thứ phátcũng phát triển từ trên xuống và nằm bên phải của vách nguyên phát. Vách thứ phát che dần lỗ thứ phát làm cho lỗ
này trở thành một khe hẹp có hướng từ phải sang trái và từ dưới lên trên và được gọi là lỗ bầu dục [16]. Trong lúc này, vách nguyên phát vẫn tiếp tục thoái hoá phần trên cao chỉđể lại phần dưới và trở thành van lỗ bầu dục.
Quá trình ngăn buồng thất: tâm thất phải (hành tim) và tâm thất trái (tâm thất nguyên thủy) được ngăn cách nhau bởi vách liên thất tạo thành từ: (1) khối trung mô phát triển từ vùng giữa hai cấu trúc này (tạo ra đoạn cơ của vách liên thất); (2) vách ngăn ống nhĩ thất; và (3) hành động mạch chủ.
Quá trình ngăn hành động mạch chủ (thân-nón động mạch):việc ngăn hành động mạch chủ nhằm mục đích tạo ra hai ống động mạch, trong đó ống bên phải (động mạch phổi) phải thông với hành tim (thất phải) và ống bên trái (động mạch chủ) phải thông với tâm thất nguyên thủy (thất trái). Quá trình ngăn này do sự hình thành của một vách ngăn xoắn.