Các nghiên cứu về tham nhũng và FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động chênh lệch tham nhũng lên nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu á thái bình dương (Trang 30 - 36)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2 Các nghiên cứu liên quan

2.2.1 Các nghiên cứu về tham nhũng và FDI

Trong nghiên cứu của mình, Hosseini (1994) nhấn mạnh rằng chính yếu tố thể chế mới có ảnh hưởng quan trọng trong hoạt động đầu tư quốc tế. Tương tự với quan điểm này, nghiên cứu Mudambi và Navarra (2002) cho rằng vấn đề thể chế có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động đầu tư cũng như chi phí giao dịch và khả năng điều hành quản lý trong hoạt động đầu tư quốc tế. Theo đó, nghiên cứu Brouthers (2013) đã đưa thêm biến thể chế vào mơ hình OLI với mục đích mở rộng lý thuyết chi phí giao dịch bằng cách mở rộng và tăng cường lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu Wei (2000a, 2000b); Peng và cộng sự (2008) cho

rằng tham nhũng được xem như là một bộ phận, là một thành phần quan trọng cấu thành nên vấn đề thể chế ở mỗi nước. Cho nên, sự tồn tại hay sự thiếu vắng tham nhũng nằm ở vấn đề thể chế bao gồm ở cả hai dạng thể chế chính thức và thể chế phi chính thức. Hay trong nghiên cứu Holmes và cộng sự (2012, trang 3) cho rằng vấn đề thể chế được xây dựng, thiết kế nhằm thực hiện theo một chủ đích riêng nào đó. Cá nhân, con người trong quá trình xây dựng cấu trúc hệ thống, các quy tắc và tiêu chuẩn dần hình thành và hệ thống hóa thể chế một cách chi tiết và khá đầy đủ. Theo nghiên cứu của North (1990) cho rằng sự hình thành và phát triển thể chế chính thức lẫn thể chế phi chính thức được hiện thực hóa có nguồn gốc xuất phát từ phong tục tập quán và các chuẩn mực xã hội dần dần trở thành các hệ thống quy phạm và quy định. Hơn nữa, nghiên cứu Holmes và cộng sự (2012, trang 4) cho rằng “… thể chế chính thức phản ánh, thể hiện và củng cố nền văn hóa của một nước biểu hiện qua tình hình dân số”.

Nghiên cứu Dunning và Lundan (2008, trang 579), North (1990) đã nhấn mạnh “… bất cứ vấn đề gì có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định của cá nhân, bao gồm giáo dục, tập quán xã hội và hệ thống tơn giáo tín ngưỡng có khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn thể chế ở mỗi nước”. Nghiên cứu Svensson (2005) lập luận rằng tham nhũng được xem là kết quả phản ánh về mặt thể chế, pháp lý,

kinh tế, văn hóa và chính trị của một nước. Hay nghiên cứu của Murphy và cộng sự (1993) nhấn mạnh rằng chính hành vi tham nhũng dần dần được thể chế hóa và trở thành hoạt động bình thường. Theo đó, tham nhũng ở cấp địa phương không chỉ được xác định từ thể chế chính thức và sự cưỡng chế của luật pháp. Tham nhũng được chấp nhận và phổ biến ở các chuẩn mực xã hội khơng chính thức. Nghiên cứu của Ufere và cộng sự (2012) khi tiến hành nghiên cứu các hành vi hối lộ của các doanh nhân ở Nigeria, một nước bị chi phối bởi hệ thống luật pháp gắn chặt các chuẩn mực xã hội, các quy tắc, các quan hệ thường xuyên. Nhìn chung, hành động cho và nhận hối lộ được xem là một thói quen, hành vi diễn ra phổ biến và thường xuyên. Hơn nữa, các hành vi và thói quen này khơng cần địi hỏi quá nhiều kỹ năng, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngồi đã trang bị cho mình kiến thức luật pháp, các chuẩn mực xã hội tạo ra những tấm lá chắn bảo vệ tốt nhưng không dễ bị phát hiện. Nghiên cứu Eden và Miller (2004) cho rằng chi phí phát sinh trong q trình thiết lập và duy trì tính hợp pháp lại đặt các cơng ty đa quốc gia vào tình thế cạnh tranh bất lợi so với các công ty nội địa. Hay nghiên cứu Anechiario và Jacobs (1996) cho thấy các cơng ty nội địa sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận hay thực hiện hành vi hối lộ dễ dàng hơn so với cơng ty nước ngồi. Điều này có thể lý giải, các công ty nội địa đã quá quen thuộc với cơ chế quản lý, các thủ tục hành chính cũng như đã hình thành và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các cơ quan Nhà nước. Do đó, cơng ty nội địa dễ dàng và nhanh chóng tiến hành thực hiện các hành vi hối lộ. Trong khi đó, các cơng ty đa quốc gia cịn khá lạ lẫm trong mơi trường đầu tư mới cũng như cần phải có thời gian dài để tiếp thu và thích nghi. Cho nên, khi nghiên cứu phân tích tác động tham nhũng ở nước nhận đầu tư đến nguồn vốn FDI, điều quan trọng địi hỏi các cơng ty đa quốc gia ln ln phải xây dựng, thiết kế các chính sách, chiến lược nhằm đối phó tham nhũng ở nước đầu tư và thực hiện tái triển khai các chính sách, chiến lược, các kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được vào nước nhận đầu tư để giảm thiểu các chi phí khơng đáng có sẽ xảy ra.

Mặt khác, khi quyết định lựa chọn nước nhận đầu tư, các công ty đa quốc gia cần phải tuân thủ các quy định về môi trường pháp lý, chấp nhận các ràng buộc về thể chế. Hơn nữa, công ty đa quốc gia cũng phải đo lường, dự báo trước các tác

động hay tiên liệu trước các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra ở nước nhận đầu tư. Nghiên cứu của Anderson và Gatignon (1986); Buckley và Casson (1998) cho thấy cơng ty đa quốc gia ngồi việc gánh chịu các chi phí được tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất. Họ cịn phải gánh chịu thêm các chi phí chìm khác như chi phí thủ tục hành chính nhằm duy trì mối quan hệ với bên nhận đầu tư. Hay nghiên cứu của Eden và Miller (2004) lập luận rằng các chi phí liên quan đến nghĩa vụ nợ của nhà đầu tư nước ngoài xuất phát từ sự khác biệt về thể chế và ba nhân tố chính trong lý thuyết chiết trung.

Hiện nay, tình trạng tham nhũng ở các nước diễn ra ngày càng phổ biến, biểu hiện phức tạp và tồn tại mọi nơi, dưới mọi hình thức. Theo đó, tham nhũng gây tác động khơng nhỏ đến q trình phát triển kinh tế vĩ mô cũng như ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống chính trị xã hội của một nước. Đặc biệt, các hệ lụy cũng như các hậu quả tham nhũng đem lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách phát triển kinh tế, hệ thống luật pháp đối với bất kỳ các nước trên thế giới. Hơn nữa, tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đạo đức của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, những người được xem là nắm giữ cán cân công lý, cầm cân nảy mực và thi hành luật pháp.

Sự hình thành, tồn tại và phát triển tham nhũng thường xuất hiện gắn liền với khu vực công. Một nơi mà các cơ quan kinh tế chính trị, xã hội Nhà nước thơng qua việc thực hiện quản lý và điều hành nền kinh tế chính trị xã hội. Hơn nữa, chính các hành vi tham nhũng của đội ngũ cán bộ công nhân viên Nhà nước lợi dụng các chức vụ, quyền hạn nhằm trục lợi cho bản thân được thực hiện một cách liên tục và diễn ra trong một thời gian dài. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển hệ thống kinh tế chính trị xã hội một nước. Tương tự với quan điểm này, nghiên cứu Chen và

cộng sự (2010) cho rằng tham nhũng xảy ra trong khu vực công sẽ tác động và phá hủy dần dần đến tính thống nhất, tồn vẹn trong hệ thống kinh tế, văn hóa và xã hội. Hiện nay chưa có một báo cáo thống kê số liệu chính thức các thiệt hại mà tham nhũng đã và đang gây ra cho các nước. Tham nhũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách phát triển kinh tế vĩ mơ cũng như ảnh hưởng xấu đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Theo đó, tham nhũng làm giảm hiệu quả hoạt động, ảnh hưởng và bóp méo chính sách cơng, làm chậm q trình truyền dẫn thơng tin, tác động làm giảm nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà quốc gia nhận được và gia tăng tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Theo thời gian, tình trạng tham nhũng diễn ra ngày càng càng tinh vi và biểu hiện dưới các hình thái khác nhau, đặc biệt ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chưa bao giờ, các tin tức tham nhũng được đem ra mổ xẻ và lan truyền rộng rãi qua các kênh truyền thông và báo đài xảy ra ở các nước trong thời gian gần đây.

Nếu xét về mặt tổng thể, tham nhũng không chỉ ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI mà nó cịn ảnh hưởng đến các mặt, các vấn đề, các khía cạnh khác và thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến tồn bộ hệ thống kinh tế chính trị văn hóa xã hội của một nước. Đặc biệt, khơng thể phủ nhận những tác động tiêu cực của yếu tố tham nhũng làm gia tăng gánh nặng các chi phí liên quan cũng như gây khó khăn trong q trình thành lập cơng ty con của công ty đa quốc gia. Từ đó, cơng ty đa quốc gia gặp phải một số hạn chế như mở rộng, tìm kiếm thị trường mới và xây dựng, phát triển hệ thống giao dịch thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, các cơng ty đa quốc gia nhìn nhận, đánh giá và đối phó tham nhũng ở nước nhận đầu tư theo các chiều hướng hồn tồn khơng giống nhau. Ngồi yếu tố tham nhũng ở nước nhận đầu tư tác động trực tiếp lên nguồn vốn FDI cịn tồn tại vấn đề thể chế chính thức ở nước nhận đầu tư cũng tác động trực tiếp đến vấn đề thể chế ở nước đầu tư. Cuối cùng, nó tác động đến hành vi đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và tác động gián tiếp đến nguồn vốn FDI, nghiên cứu Holmes và cộng sự

Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm xem xét tác động của tham nhũng đến nguồn vốn FDI cho thấy đang tồn tại hai luồng ý kiến tranh luận trái chiều. Một ý kiến tranh luận cho rằng tham nhũng ở nước nhận đầu tư có tác động ngược chiều đối với nguồn vốn FDI. Theo đó nghiên cứu Cuervo-Cazurra (2006) cho rằng mức độ rủi ro và những chi phí liên quan đến tham nhũng ở nước nhận đầu tư sẽ góp phần ảnh hưởng đến hành vi quyết định đầu tư quốc tế của các nhà đầu tư nước ngồi. Theo đó, công ty đa quốc gia cần chú trọng đến việc chấp nhận rủi ro và phòng ngừa các loại rủi ro, xác suất xảy ra rủi ro cũng như các chi phí phát sinh ngồi dự kiến liên quan đến tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư như các chi phí hành chính và các chi phí khơng chính thức khác. Chính những điều này ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn nước nhận đầu tư của công ty đa quốc gia, Kwok và Tadesse (2006). Tương tự với quan điểm này, nghiên cứu của Judge và cộng sự (2011) cho rằng tham nhũng chính là nhân tố làm cản trở nguồn vốn FDI. Sự cản trở này bao gồm phí bơi trơn liên quan đến vấn đề tham nhũng ở nước nhận đầu tư bao gồm như chi phí hoa hồng, chi phí liên quan đến việc hối lộ cơ quan Nhà nước … sẽ làm gia tăng đáng kể gánh nặng chi phí hoạt động và kết quả nó tác động trực tiếp đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm.

Trái lại, ý kiến tranh luận cịn lại đã khơng thừa nhận mối quan hệ ngược chiều này mà cho rằng sự xuất hiện và tồn tại tham nhũng tuy là một điều trở ngại nhưng nó thật sự cần thiết. Nghiên cứu Meon và cộng sự (2011) nhấn mạnh rằng tham nhũng được xem như là một chất xúc tác, chất bôi trơn cho các giao dịch. Nó góp phần gia tăng đáng kể đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Hay nghiên cứu của Khanna và Palepu (2010) cho rằng khe hở thể chế đang tồn tại và diễn ra khá phổ biến ở các nền kinh tế đang phát triển. Tham nhũng góp phần đẩy nhanh q trình thương thảo ký kết hợp đồng, tiết kiệm thời gian trong các thủ tục hành chính phức tạp và rườm rà. Từ đó, các giao dịch được thực hiện một cách thuận lợi và nhanh chóng chính là nhờ tham nhũng. Cụ thể, nghiên cứu Huntington (1968) và Leff (1964) với giả thuyết bôi trơn cho rằng tham nhũng sẽ làm cải thiện đáng kể hiệu quả công việc

bằng cách làm giảm bớt những vướng mắc phát sinh xuất phát từ hoạt động thể chế yếu kém và thiếu năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Nhà nước.

Trong một số bài nghiên cứu về tham nhũng nổi lên thời gian gần đây như nghiên cứu của Rodriguez và cộng sự (2006) cho rằng các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển sẽ lựa chọn các nước đầu tư chủ yếu các quốc gia mới nổi, các nước đang phát triển hay các nền kinh tế chuyển đổi. Vì những lý do về lợi thế địa điểm, do các quốc gia này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ tiềm năng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động chênh lệch tham nhũng lên nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu á thái bình dương (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)