CHƢƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Các giả thiết nghiên cứu
Trong hơn hai thập kỷ gần đây, các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nguồn vốn FDI chủ yếu dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch. Thơng qua việc mở rộng lý thuyết chi phí giao dịch bằng cách bổ sung thêm biến thể chế hay yếu tố tham nhũng để xem xét tác động đến nguồn vốn FDI. Hơn nữa, tham nhũng tồn tại
ở vấn đề thể chế chính trị của mỗi quốc gia, nó tác động xấu đến chính sách cơng nói riêng và tồn bộ hệ thống kinh tế chính trị xã hội một nước. Hậu quả mà các hành vi tham nhũng mang lại những tổn thất to lớn đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đó, các cơng ty đa quốc gia phải tiến hành xây dựng, thiết kế các
chính sách, chiến lược nhằm đối phó tham nhũng tại nước nhận đầu tư.
Theo đó, các nghiên cứu thực nghiệm ln nhấn mạnh rằng chính yếu tố tham
nhũng của nước nhận đầu tư tác động ngược chiều đến nguồn vốn FDI. Tương tự với quan điểm này, nghiên cứu Rodriguez và cộng sự (2006); Kwok và Tadesse (2006); Judge và cộng sự (2011); Godinez và Liu (2014) đều cho rằng tham nhũng
có tác động làm cản trở nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Qua đó, tác giả đưa ra giả thuyết H1 như sau:
Giả thiết H1: Tham nhũng ở nước nhận đầu tư có mối tương quan âm đối với
nguồn vốn FDI chảy vào.
Đặc biệt khi xem xét sự di chuyển nguồn vốn FDI giữa hai nước có tình trạng tham nhũng khác nhau, một dòng chảy nguồn vốn FDI từ nước đầu tư có mức tham nhũng cao như theo số liệu công bố của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI, 2013) là
Malaysia có chỉ số cảm nhận tham nhũng cao ở mức 5 đầu tư vào Hàn Quốc có chỉ số cảm nhận tham nhũng thấp hơn là 5,5. Điều này được lý giải trong nghiên cứu của Cuervo-Cazurra (2006), các công ty đa quốc gia hoạt động trong môi trường
tham nhũng cao có trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm cũng như các áp lực khi đối phó tình trạng tham nhũng ở nước đầu tư. Do đó, các cơng ty đa quốc gia tiến
hành đầu tư vào các nước tham nhũng thấp sẽ tận dụng các lợi thế này vào nước nhận đầu tư và góp phần dịng vốn FDI gia tăng.
Trái lại, nguồn vốn FDI chảy từ nước đầu tư có mức độ tham nhũng thấp sang nước nhận đầu tư có mức độ tham nhũng cao sẽ sụt giảm một cách đáng kể. Cụ thể, cơng ty đa quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc dự đốn các tình huống xảy ra và cũng như các chi phí phát sinh do tình trạng tham nhũng ở địa phương nước nhận đầu tư gây ra và cũng như các yêu cầu tính hợp pháp trong việc đối phó tham nhũng. Đặc biệt là các cơng ty đa quốc gia có trụ sở chính ở nước có mức độ tham nhũng thấp hơn nước nhận đầu tư, tham nhũng của nước nhận đầu tư sẽ có nguy cơ tạo ra nhiều rủi ro hơn, tính khơng chắc chắn và từ đó gánh nặng chi phí sẽ tăng cao hơn. Nhìn chung, các chi phí liên quan đến việc cố gắng tách biệt công ty ra khỏi tham nhũng hay sự can thiệp của chính phủ ở nước nhận đầu tư thường rất tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
Tuy nhiên, mức độ rủi ro và tính khơng chắc chắn từ sự ảnh hưởng của tham nhũng ở nước nhận đầu tư sẽ tác động khác nhau đối với các công ty đa quốc gia. Theo nghiên cứu của Cuervo và Genc (2008) cho rằng các nhà đầu tư ở các nước có mức độ tham nhũng cao sẽ tận dụng tối đa các kiến thức, kinh nghiệm tích lũy có được để đối phó với tham nhũng như là một lợi thế cạnh tranh so với các nhà đầu tư khác khơng có các lợi thế này. Nghiên cứu của Buckley và cộng sự (2007) khi tiến hành nghiên cứu các công ty MNCs ở một số nước đang phát triển đã phát hiện ra rằng kinh nghiệm hoạt động ít hơn so với ý tưởng về điều kiện thể chế có thể được xem là một lợi thế sở hữu.
Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Cuervo và Genc (2008) nhấn mạnh đây chính là lợi thế sở hữu cho phép các công ty MNCs ở các nước đang phát triển hoạt động hiệu quả hơn so với các nước đang phát triển khác. Vì vậy, dựa trên các lợi thế nhất định này, cơng ty MNC có thể tiến hành lựa chọn nước nhận đầu tư có đặc điểm tương đồng về địa điểm, môi trường pháp lý tương tự như ở nước đầu tư để thực hiện hoạt động đầu tư quốc tế. Tóm lại, tham nhũng được xem như lợi thế về
địa điểm vừa khuyến khích vừa cản trở nguồn vốn FDI. Theo nghiên cứu của Habib và Zurawicki (2002) cho rằng các kỹ năng, kiến thức tích lũy trong việc quản lý và đối phó với tham nhũng được xem là một lợi thế cạnh tranh thậm chí các công ty này sẽ không bị ảnh hưởng bởi tham nhũng của nước nhận đầu tư.
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đã trình bày, tác giả lần lượt đưa ra các giả thiết H2 sau đây:
Giả thiết H2A: Chênh lệch tham nhũng mang dấu dương giữa mức độ tham nhũng ở nước đầu tư và nước nhận đầu tư thì nguồn vốn FDI chảy vào các nước nhận đầu tư có khuynh hướng giảm sút đáng kể.
Giả thiết H2B: Chênh lệch tham nhũng mang dấu âm giữa mức độ tham nhũng
ở nước đầu tư và nước nhận đầu tư thì nguồn vốn FDI chảy vào các nước nhận đầu tư có khuynh hướng gia tăng hơn.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nội dung chương bốn trình bày ngắn gọn thống kê mơ tả các biến, ma trận hệ số tương quan và kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong dữ liệu bảng nghiên cứu của 10 quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003 – 2013.
Sau đó, tác giả tiến hành kiểm định các giả thiết nghiên cứu nêu trong chương ba bằng cách chạy mơ hình hồi quy với kỹ thuật system GMM. Cụ thể, tác giả tiến hành chạy ba mơ hình hồi quy lần lượt thay thế một trong ba biến là THAMNHUNG, CLTHAMNHUNG1 và CLTHAMNHUNG2 khi xem xét tác động ba biến này đến việc thu hút nguồn vốn FDI ở 10 quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2013.
Cuối cùng, tác giả đưa thêm yếu tố điều kiện địa phương là biến giả Việt Nam vào mơ hình 1, 2 và 3 khi phân tích tác động yếu tố tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2013.
4.1 Mô tả biến và ma trận hệ số tự tƣơng quan giữa các biến
Bảng 4.1 trình bày ngắn gọn thống kê mô tả các biến thu thập được sử dụng trong mơ hình hồi quy đối với mẫu dữ liệu gồm 10 quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003 - 2013. Theo đó, thống kê mơ tả cho thấy biến FDI song phương giữa hai nước có giá trị trung bình ở mức 768 triệu USD, trong đó dịng vốn FDI song phương thấp nhất ở mức 0,49 triệu USD và cao nhất ở mức 147.594,9 triệu USD.
Hơn nữa, giá trị trung bình của chỉ số cảm nhận tham nhũng là 4,128 trong đó chỉ số cảm nhận tham nhũng cao nhất ở mức 1,9 và thấp nhất ở mức 8,0 của các nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình giai đoạn 2003 - 2013. Trong khi đó, giá trị trung bình của chỉ số cảm nhận tham nhũng các nước phát triển khu vực châu Mỹ La Tinh là 5,31 với sai số chuẩn là 1,94 (Godinez và Liu, 2014). Hay nghiên cứu Udenze (2014) cho thấy giá trị trung bình của chỉ số cảm nhận tham nhũng là 6.96 đối với các nước đang phát triển trong khu vực Sahara. Tóm lại, giá trị trung bình của chỉ số cảm nhận tham nhũng của 10 nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đều thấp hơn giá trị trung bình chỉ số cảm nhận tham nhũng ở các nước phát triển trong phạm vi các nghiên cứu trước đây.
Ngoài ra, thời gian trung bình để tiến hành các thủ tục cần thiết thành lập công ty con phải mất 87 ngày ở mẫu dữ liệu nghiên cứu. Trong khi đó, thời gian nhanh nhất là 1 ngày và lâu nhất là 179 ngày để tiến hành các thủ tục cũng như quy trình cần thiết để thành lập một cơng ty con ở các nước đang phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2013.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
FDI 1688 767.74 5050.2 0.49 147594.9 THAMNHUNG 1688 4.1281 1.6393 1.9 8 CLTHAMNHUNG1 1688 2.8816 2.217 0 9 CLTHAMNHUNG2 1688 -0.464 1.1967 -9 0 HDI 1688 0.7204 0.1169 0.51 0.949 COSOHATANG 1688 30.137 27.994 1.5232 86.25 QUANLIEU 1688 87.323 53.878 1 179 GIAODUC 1688 32.534 20.078 1.8 98.37919 CSLUATPHAP 1688 53.662 21.4 3.6229 89.95216 TUDOKINHTE 1688 58.661 11.259 5.3 73.3 LAMPHAT 1688 3.6913 3.3374 -1.343 18.678 GDP 1688 1339.9 1972.4 4.217 9469.125 THATNGHIEP 1688 4.1039 2.3003 0.7 11.9 DUMMY 1688 0.0166 0.1278 0 1
Ghi chú: FDI: logarit của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; THAMNHUNG: chỉ số cảm
nhận tham nhũng ở nước nhận đầu tư; CLTHAMNHUNG1: chênh lệch dương giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước đầu tư và nước nhận đầu tư; CLTHAMNHUNG2: chênh lệch âm giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước đầu tư và nước nhận đầu tư; HDI, COSOHATANG, QUANLIEU, GIAODUC, CSLUATPHAP, TUDOKINHTE, LAMPHAT, GDP, THATNGHIEP, DUMMY: lần lượt là chỉ số phát triển con người, cơ sở hạ tầng, chỉ số quan liêu, chỉ số giáo dục, chỉ số luật pháp, chỉ số tự do kinh tế, tỷ lệ lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp của nước nhận đầu tư và biến giả Việt Nam.
Nguồn: Kết quả tính tốn từ Stata
Bảng 4.2 thể hiện ma trận hệ số tương quan giữa các biến được sử dụng trong mơ hình hồi quy. Từ kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến cho thấy hệ số tương quan giữa các biến khá cao. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu
Hơn nữa, các hệ số tương quan giữa các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong đó, hệ số tương quan âm -0,0155 giữa hai cặp biến LNFDI và THAMNHUNG nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy mối tương quan ngược chiều hay có thể hiểu dịng vốn FDI bị cản trở bởi ảnh hưởng của chỉ số cảm nhận tham nhũng ở nước nhận đầu tư (Kwok và Tadesse, 2006; Judge và cộng sự, 2011; Godinez và Liu, 2014).
Bên cạnh đó, chênh lệch tham nhũng 1 đại diện cho chênh lệch mang dấu dương giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước đầu tư thấp hơn so với nước nhận đầu tư có mối quan hệ cùng chiều với dòng vốn FDI với hệ số tự tương quan là 0,2076 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Chênh lệch tham nhũng 2 đại diện cho chênh lệch mang dấu âm giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước đầu tư cao hơn chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước nhận đầu tư cũng có mối quan hệ cùng chiều đối với dòng vốn FDI với hệ số tự tương quan 0,2757 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Từ những kết quả này gợi ý chênh lệch tham nhũng mang dấu dương hay âm giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư đều tác động cùng chiều đến nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2013. Hay nói cách khác sự khác biệt tồn tại trong chênh lệch tham nhũng giữa hai nước đầu tư và nhận đầu tư đều thu hút nguồn vốn FDI, đặc biệt chênh lệch tham nhũng mang dấu âm giữa nước đầu tư cao hơn nước nhận đầu tư sẽ thu hút đáng kể nguồn vốn FDI.
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Chú thích: * thể hiện mức ý nghĩa ở 1%.
Ghi chú: LNFDI: logarit của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; THAMNHUNG: chỉ số
cảm nhận tham nhũng ở nước nhận đầu tư; CLTHAMNHUNG1: chênh lệch dương giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước đầu tư và nước nhận đầu tư; CLTHAMNHUNG2: chênh lệch âm giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước đầu tư và nước nhận đầu tư; HDI, COSOHATANG, QUANLIEU, GIAODUC, CSLUATPHAP, TUDOKINHTE, LAMPHAT, LNGDP, THATNGHIEP: lần lượt là chỉ số phát triển con người, cơ sở hạ tầng, chỉ số quan liêu, chỉ số giáo dục, chỉ số luật pháp, chỉ số tự do kinh tế, tỷ lệ lạm phát, logarit GDP, tỷ lệ thất nghiệp của nước nhận đầu tư và biến giả Việt Nam.
Hơn nữa, nhằm xác định có hay khơng có sự tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mơ hình hồi quy, tác giả tiến hành kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF- Variance Inflation Factor) như đề xuất trong nghiên cứu của Kenedy (1992), O’Brien (2007) khi kiểm tra dữ liệu bảng. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 4.3 cho thấy giá trị mean VIF = 3,02 << 10 tác giả có thể kết luận rằng khơng có sự hiện hữu hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mơ hình hồi quy.
Bảng 4.3: Hệ số phóng đại phương sai
Variable VIF 1/VIF
THAMNHUNG 10.22 0.097882 COSOHATANG 5.44 0.183749 HDI 5.09 0.196446 CSLUATPHAP 4.41 0.22654 LAMPHAT 2.12 0.472613 GIAODUC 1.76 0.567532 TUDOKINHTE 1.74 0.57345 CLTHAMNHUNG1 1.59 0.629847 CLTHAMNHUNG2 1.57 0.635109 QUANLIEU 1.48 0.674792 DUMMY 1.37 0.727519 GDP 1.32 0.759495 THATNGHIEP 1.16 0.86317 Mean VIF 3.02
Ghi chú: LNFDI: logarit đầu tư trực tiếp nước ngoài; THAMNHUNG: chỉ số cảm nhận tham
nhũng ở nước nhận đầu tư; CLTHAMNHUNG1: chênh lệch dương giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước đầu tư và nước nhận đầu tư; CLTHAMNHUNG2: chênh lệch âm giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước đầu tư và nước nhận đầu tư; HDI, COSOHATANG, QUANLIEU, GIAODUC, CSLUATPHAP, TUDOKINHTE, LAMPHAT, LNGDP, THATNGHIEP: lần lượt là chỉ số phát triển con người, cơ sở hạ tầng, chỉ số quan liêu, chỉ số giáo dục, chỉ số luật pháp, chỉ số tự do kinh tế, tỷ lệ lạm phát, logarit GDP, tỷ lệ thất nghiệp của nước nhận đầu tư và biến giả Việt Nam.
4.2 Kết quả thực nghiệm
Bảng 4.4 trình bày ngắn gọn các kết quả hồi quy system GMM chính, trong đó các mơ hình hồi quy 1, 2 và 3 tương ứng với các giả thuyết nghiên cứu H1, H2A, H2B. Hơn nữa, các kết quả hồi quy cho thấy các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%.
Kết quả hồi quy system GMM mơ hình 1 phân tích tác động chỉ số cảm nhận tham nhũng hay biến THAMNNHUNG ở nước nhận đầu tư đến việc thu hút nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2013 khơng bao gồm hai biến độc lập CLTHAMNHUNG1 và CLTHAMNHUNG2. Hệ số hồi quy -0,393 cho thấy nguồn vốn FDI chảy vào các nước này bị ngăn cản bởi tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư. Hay nói cách khác, nếu chỉ số cảm nhận tham nhũng tăng 1 đơn vị thì dịng vốn LNFDI chảy vào các nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương giảm 0,393 đơn vị. Chính điều này củng cố thêm giả thuyết H1 cho rằng chỉ số cảm nhận tham nhũng hay tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư tác động cùng chiều đối với tổng nguồn vốn FDI chảy vào. Hệ số hồi quy này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% với giá trị p_value < 0,1. Đồng quan điểm này, các nghiên cứu Kwok và Tadesse (2006), Judge và cộng sự (2011); Godinez và Liu (2014) cũng cho rằng chính tình trạng tham nhũng của nước nhận đầu tư là yếu tố làm cản trở dịng vốn FDI chảy vào quốc gia đó. Điều này các lý thuyết kinh tế có thể lý giải, chính tham nhũng ở nước nhận đầu tư làm gia tăng các gánh nặng chi phí liên quan đến việc đối phó với tham nhũng như chi phí hành chính, chi phí đối phó tham nhũng và các chi