CHƢƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu và chọn biến
Nghiên cứu quyết định chọn mẫu là 10 quốc gia đang phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Lào, Hàn Quốc, Philippine, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 2003 – 2013. Với lý do chính là các nước nhận được nguồn vốn FDI lớn trong giai đoạn phân tích. Hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quả và tính chính xác kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập nguồn dữ liệu từ các tổ chức có uy tín trên thế giới. Nó bao gồm 6 nguồn chính: Hội nghị Liên Hiệp Quốc tế về Thương mại và Phát triển ( UNCTAD), Quỹ Di Sản (HF), Liên Hiệp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), ….
Bên cạnh đó, để xem xét tác động bất cân xứng yếu tố tham nhũng đến việc thu hút nguồn vốn FDI, tác giả tiến hành phân chia mẫu dữ liệu thành hai nhóm chính là nguồn vốn FDI từ các nước đầu tư có mức tham nhũng cao đến các nước nhận đầu tư có mức tham nhũng thấp và nhóm cịn lại từ các nước đầu tư có mức tham nhũng thấp đến các nước nhận đầu tư có mức tham nhũng cao.
Trên cơ sở các nguồn dữ liệu thu thập trên, tác giả trình bày khái quát các biến sử dụng trong mơ hình cũng như nguồn thu thập số liệu. Các biến bao gồm 4 nhóm chính: biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát và biến giả.
Biến phụ thuộc
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (biến LNFDI) chảy vào các nước
đang phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003 - 2013 được sử dụng như là biến phụ thuộc trong mơ hình. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI song phương giữa hai nước thu thập được tính theo đơn vị là triệu USD với các giá trị tương đối lớn. Do đó, tác giả tiến hành lấy logarit tự nhiên các số liệu đã thu thập này với mục đích vừa làm giảm sự biến động số liệu và mặt khác nhằm làm cho số liệu muốt hơn. Đây cũng chính là ưu điểm lấy logarit tự nhiên mà các nghiên cứu thường sử dụng để khắc phục các biến thu thập có giá trị tương đối lớn, Judge và cộng sự
(2011); Godinez và Liu (2014). Các số liệu về nguồn vốn FDI song phương giữa hai cặp quốc gia được thu thập từ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD, 2014).
Biến độc lập
Tham nhũng (biến THAMNHUNG), hiện nay các nước trên thế giới vẫn chưa
tìm được tiếng nói chung trong việc xem xét và đo lường mức độ tham nhũng. Một trong hai hình thức chủ yếu áp dụng trong việc đánh giá tham nhũng của các nước trên thế giới như sau:
Một là thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi. Nó liệt kê chi tiết về các chỉ số cảm nhận tham nhũng của người dân, cơng chức và cả nhà đầu tư. Tuy nhiên hình thức này bị giới hạn bởi ảnh hưởng các yếu tố như vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế, giới tính, trình độ học vấn, văn hóa hay khác biệt trong thể chế chính trị,…
Hai là hình thức thống kê số liệu liên quan các vụ án, những vụ bê bối hối lộ hay thậm chí là số lượng cán bộ nhân viên quan chức bị bắt, khởi tố và xét xử liên quan đến hành vi tham nhũng,… Tuy nhiên hình thức này đã và đang tồn tại một số hạn chế nhất định như các hành vi tham nhũng nhưng không bị phát hiện hay thậm chí ranh giới để phân biệt và phát hiện giữa có tham nhũng và khơng có tham nhũng là rất khó đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới đã đưa ra ba chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tham nhũng một nước bao gồm: chỉ số về nhận thức tham nhũng, chỉ số đánh giá thực tế tham nhũng và cuối cùng là chỉ số tự đánh giá tham nhũng.
Đầu tiên là chỉ số cảm nhận tham nhũng: đây là chỉ số khơng chỉ có Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) mà còn cả Tổ chức Tư vấn Chính trị và Rủi ro kinh tế (PERC) thực hiện và công bố hàng năm trong các báo cáo thường niên của mình. Theo đó, chỉ số này áp dụng cho các đối tượng khảo sát là công dân, nhà đầu tư tại
các nước. Thơng qua bảng câu hỏi đóng mở nhằm thực hiện khảo sát lấy ý kiến liệu tình trạng tham nhũng trong khu vực cơng ở nước đó như thế nào?
Chỉ số này có một số ưu điểm và lợi ích nhất định như việc khảo sát được tiếp cận đa chiều với nhiều đối tượng, dễ thực hiện cũng như không tạo ra nhiều áp lực cho đối tượng trả lời bảng câu hỏi. Thậm chí khơng cần phải phân vân, người trả lời đúng hay sai trong việc trả lời bảng khảo sát? Điều này cho phép chỉ số nhận thức tham nhũng sẽ phát họa một bức tranh tổng quát về tham nhũng từ góc độ xã hội gắn liền với các hành vi tham nhũng đã và đang chưa phát hiện.
Tuy nhiên chỉ số này vẫn tồn tại một số điểm yếu nhất định là việc lựa chọn ngẫu nhiên người được hỏi cũng như các vấn đề liên quan đến yếu tố chỉ trích và khích lệ được thiết kế và xây dựng trong nội dung bảng câu hỏi. Bên cạnh đó, chỉ số này dựa trên khảo sát là chủ yếu nên các kết quả thu thập mang tính chủ quan và kém tin cậy đặc biệt đối với các nước hạn chế nguồn thông tin. Hơn nữa, chỉ số cảm nhận tham nhũng này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: chế độ xã hội, hệ thống luật pháp và thậm chí đối với một số nước, hành vi này được xem là hành động bình thường trong quan hệ xã hội như là hành động biếu, cho hay quà tặng. Trong khi đó đối với một số nước khác, đây được xem là hành vi hối lộ, tiền thưởng, tiền ủng hộ hay thậm chí một số quốc gia cho đó là tiền tham nhũng. Ngồi ra, chỉ số này được xây dựng từ sự nhận thức của người dân nên khó có thể thay đổi cảm nhận trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, sự thay đổi của chỉ số CPI của một nước giữa hai năm liên tiếp dường như khơng thay đổi đáng kể. Ngồi ra, chỉ số này còn phụ thuộc đơn vị thực hiện cuộc khảo sát là các cơ quan Nhà nước hay là các công ty độc lập, nếu đối tượng được hỏi là cán bộ cơng chức thì kết quả trả lời sẽ khơng chính xác thậm chí kết quả thu được sẽ khác nhau. Tóm lại, CPI là chỉ số thường được đo lường cảm nhận tham nhũng hơn là đo lường một cách khách quan về mức độ tham nhũng của mỗi nước.
Thứ hai là chỉ số đánh giá tham nhũng (Gorodnichenko và Peter, 2007) dựa
giới. Nó được biết đến như là một hoạt động thống kê số liệu về vụ án điều tra, số bị can bị truy tố, số bị cáo bị buộc tội vì các hành vi tham nhũng cũng như việc phân loại công chức bị buộc tội, kết án trên số vụ án được phát hiện hoặc những thiệt hại do tham nhũng gây ra thơng qua nhiều hình thức như thanh tra, kiểm toán hay điều tra liên quan đến sai phạm trong công quỹ. Trong nghiên cứu của mình, Gorodnichenko và Peter (2007) cho rằng ngoài việc thu thập các số liệu trên còn bao gồm sự so sánh khoảng cách giữa mức thu nhập thực tế so với mức chi tiêu hàng tháng của cán bộ công chức so với mức thu nhập, chi tiêu hàng tháng của những người làm ở khu vực tư. Thậm chí, nó cịn là sự so sánh kết quả báo cáo của cơ quan Nhà nước với những báo cáo, đánh giá độc lập từ các tổ chức xã hội dân sự khác…
Chỉ số này cũng mang lại rất nhiều lợi ích và là cơng cụ hữu ích cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Nó có thể kiểm nghiệm được các giả thiết về tham nhũng như tần số, mức độ, sự biến đổi hay các khía cạnh khác liên quan đến hành vi tham nhũng. Hơn nữa, phương pháp đánh giá chỉ số này thực sự khách quan vì đây là số liệu của các vụ việc, sự kiện đang diễn ra trong thực tế.
Bên cạnh đó, hình thức này tồn tại một số hạn chế xuất phát từ các cam kết chính trị chống tham nhũng trong thực tế cũng như tính phức tạp của tham nhũng, mức độ công khai của các hành vi và tính hiệu quả hay sự minh bạch của hệ thống điều tra, phát hiện, xét xử các hành vi tham nhũng tại nhiều nước trên thế giới. Do đó, nếu chỉ sử dụng duy nhất hình thức này thì rất khó để đưa ra cái nhìn đúng về mức độ tham nhũng các nước trên thế giới.
Ba là, chỉ số đo lường tham nhũng (WB) dựa trên tiêu chí tự đánh giá. Đây là hình thức khảo sát tương tự như chỉ số cảm nhận tham nhũng nên nhiều khi người ta dễ nhầm lẫn hai loại này là một. Để phân biệt chỉ số này rất đơn giản thông qua bảng câu hỏi khá đặc thù đi vào trọng tâm vấn đề được trải nghiệm cũng như tập trung vào từng đối tượng cụ thể như công chức, doanh nhân,… nhằm khảo sát môi trường kinh doanh: như bạn đã hối lộ bao nhiêu lần hoặc bạn phải trả thêm trung
bình bao nhiêu tiền trong những lần giao dịch với cơ quan Nhà nước để đi đến các giao dịch thành cơng. Nó khơng phải là những nhận thức kiểu “tôi thấy, tôi cảm thấy, họ nói như thế” như trong q trình sử dụng bảng câu hỏi khảo sát chỉ số CPI. Điểm yếu chính của hình thức này đó là tính một chiều của thông tin, không được kiểm định lại và thực sự vấn đề trải nghiệm chỉ xảy ra trong thời gian được hỏi và dù muốn dù khơng thì đây vẫn là hiện tượng cá nhân. Tuy nhiên, hình thức này cũng có ưu điểm đó là tạo ra một cơ hội, tấm gương phản chiếu trên cơ sở đó để các cơ quan công quyền và chính phủ các nước nhìn lại, khơng thể nói khơng có tham nhũng trong khu vực cơng Nhà nước khi mà trong mười nhà đầu tư thì có tới hơn sáu nhà đầu nói đã từng đi hối lộ để giải quyết công việc với cơ quan Nhà nước.
Tóm lại, để nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về chỉ số tham nhũng của một nước thì việc kết hợp các chỉ số thống kê khơng chỉ là nhận thức mà cịn là số liệu thực tế. Nếu làm được như vậy, chỉ số tham nhũng thu thập được xem như đánh giá chính xác nhất cũng như mang lại cái nhìn tồn diện và bao quát hơn khơng chỉ trong lĩnh vực phịng chống tham nhũng nói riêng mà cịn trong các khu vực cơng nói chung.
Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế một cách phổ biến. Với lý do chỉ số này đo lường một cách khách quan của các công dân, nhà đầu tư về mức độ cảm nhận tham nhũng thực tế ở mỗi nước (Judge và cộng sự, 2011; Godinez và Liu, 2014). Theo đó, chỉ số nhận thức tham nhũng của các quốc gia được công bố hàng năm trên website của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) giai đoạn 2003 - 2013. Chỉ số cảm nhận tham nhũng của các nước trên thế giới được tổ chức này sắp xếp từ 0 tương ứng với mức tham nhũng cao đến 10 tương ứng với mức khơng có tham nhũng hay tham nhũng sạch.
Chênh lệch tham nhũng (Godinez và Liu, 2014), tác giả sử dụng chênh lệch
tham nhũng giữa các nước đầu tư và nước nhận đầu tư từ bộ chỉ số cảm nhận tham nhũng từ Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI). Chênh lệch này được tính tốn về mặt số học bằng cách lấy chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước đầu tư trừ đi chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước nhận đầu tư. Kết quả từ phép tính trừ trên sẽ cho ra một trong hai kết quả mang hai dấu dương hoặc âm.
Kết quả mang dấu dương đại diện cho chỉ số nhận thức tham nhũng của nước đầu tư cao hơn chỉ số nhận thức tham nhũng của nước nhận đầu tư và được tác giả đặt tên là chênh lệch tham nhũng 1 viết tắt biến CLTHAMNHUNG1 và ngược lại ta có được chênh lệch tham nhũng 2 viết tắt biến CLTHAMNHUNG2. Trên cơ sở phân tích chênh lệch tham nhũng, tác giả có thể kiểm soát mức độ lớn trong chênh lệch văn hóa, vì theo nghiên cứu của Demirbag và cộng sự (2007) cho rằng chính chênh lệch này được xem như là chênh lệch thể chế. Hơn nữa, trong nghiên cứu của Zhao và cộng sự (2004) cho rằng phép đo lường này là phù hợp đối với các nghiên cứu tiến hành trong phạm vi các nước có sự tương đồng về văn hóa tự nhiên. Chênh lệch tham nhũng dao động từ 0 – 10.
Biến kiểm soát
Theo nghiên cứu Globerman và Shapiro (2003), các biến kiểm soát lần lượt được tác giả sử dụng bao gồm 9 biến: chỉ số phát triển con người, chỉ số luật pháp, quan liêu, chỉ số cơ sở hạ tầng, chỉ số giáo dục, chỉ số tự do kinh tế, tỷ lệ lạm phát, LNGDP và tỷ lệ thất nghiệp. Việc đưa các biến kiểm sốt này có liên quan mật thiết cũng như tác động khơng nhỏ đến nguồn vốn FDI ở nước đầu tư.
Chỉ số phát triển con người (biến HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự
phát triển con người trên ba phương diện chính là: thu nhập phản ánh mức sống được thể hiện dưới chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, tri thức phản ánh trình độ học vấn thể hiện qua chỉ số giáo dục và sức khỏe phản ánh độ dài cuộc sống thể
hiện qua tiêu chí tuổi thọ trung bình của nước nhận đầu tư. Chỉ số HDI được cung cấp bởi Tổ chức Liên Hiệp Quốc (UNDP, 2014).
Chỉ số pháp luật (biến CSLUATPHAP) để đo lường việc thực thi pháp luật,
quyền sở hữu và tội phạm của nước nhận đầu tư. Chỉ số luật pháp được lấy từ bộ số liệu của Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB, 2014).
Quan liêu (biến QUANLIEU) của nước nhận đầu tư căn cứ theo số ngày thực
hiện các quy trình, thủ tục trong việc thành lập một doanh nghiệp. Mức độ quan liêu lấy từ nguồn số liệu Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB, 2014).
Chỉ số cơ sở hạ tầng (biến COSOHATANG) đã được thu thập từ tỷ lệ người
sử dụng Internet ở nước nhận đầu tư. Nghiên cứu ODI (1997) cho rằng cơ sở hạ tầng nghèo nàn vừa là trở lại vừa là cơ hội tốt cho hoạt động đầu tư quốc tế. Chính cơ sở hạ tầng nghèo nàn là yếu tố cản trở chính đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi nhưng ngược lại nó cũng là cơ hội đầu tư tốt nếu chính phủ nước nhận đầu tư cho các công ty đa quốc gia tham gia vào lĩnh vực hạ tầng này. Nghiên cứu Jordaan (2004) cho rằng chính cơ sở hạ tầng phát triển tốt và có chất lượng cao làm tăng năng suất đầu tư thu hút được nguồn vốn FDI. Chỉ số cơ sở hạ tầng được lấy từ bộ số liệu được cung cấp bởi Ngân hàng Thế giới (WB, 2014).
Chỉ số giáo dục (biến GIAODUC) đạt được đo bằng tổng số học sinh ở độ
tuổi đại học được ghi danh vào đại học của nước nhận đầu tư. Chỉ số này được thu thập từ nguồn Ngân hàng Thế giới (WB, 2014).
Chỉ số tự do kinh tế (biến TUDOKINHTE) được sử dụng để đo lường các
biện pháp thương mại, tài chính, và chính sách tiền tệ của nước nhận đầu tư. Chỉ số này đại diện cho độ mở cửa thương mại, mức độ phát triển tài chính và chính sách nới lỏng tiền tệ. Chỉ số tự do kinh tế được công bố hàng năm bởi Quỹ Di Sản (Heritage Foundation, 2014). Biến này tác động tích cực đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp đồng nghĩa với chỉ số tự do kinh tế cao thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có chiều hướng gia tăng trong tương lai.
Tỷ lệ lạm phát (biến LAMPHAT) được đo bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng
năm trong chỉ số giá tiêu dùng của nước nhận đầu tư và được cung cấp bởi từ Quỹ