Các nghiên cứu về chênh lệch tham nhũng và FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động chênh lệch tham nhũng lên nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu á thái bình dương (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1.2 Các nghiên cứu về chênh lệch tham nhũng và FDI

Ngày nay cùng với tốc độ phát triển tồn cầu hóa, số lượng các cơng ty đa quốc gia không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển có mức độ tham nhũng cao. Thực tế cho thấy hệ thống mạng lưới công ty con ở các nước đang phát triển có mặt rộng khắp thế giới và trong mọi hoạt động thương mại quốc tế.

Trong nghiên cứu của mình, Dunning (1993); Driffield và cộng sự (2013) đã xây dựng mơ hình OLI bao gồm các biến kinh tế và các biến xã hội, trong đó biến kinh tế được tạo ra từ khoảng cách địa lý bao gồm: chi phí vận chuyển và thuế. Hay nghiên Zaheer (2002); Eden và Miller (2004) cho rằng các chi phí kinh tế phát sinh từ sự khơng quen biết, các rủi ro xuất phát từ các quan hệ xã hội và chi phí liên quan đến việc bị phân biệt đối xử mà công ty đa quốc gia phải đối mặt ở nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, trong nghiên cứu Calhoun (2002) khẳng định rằng chính sự phát triển của hệ thống cơng nghệ thơng tin và tồn cầu hóa sẽ làm giảm đáng kể các chi phí kinh tế này. Hay nghiên cứu của Zaheer (1995); Eden và Miller (2004) cho rằng chi phí kinh tế có liên quan đến rủi ro của các nghĩa vụ nợ nước ngồi. Theo đó, rủi ro liên quan đến nghĩa vụ nợ nước ngoài được xem xét và phân tích theo lý thuyết thể chế, bằng cách sử dụng thuật ngữ chênh lệch thể chế, Eden và Miller (2004).

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đang gánh chịu nhiều rủi ro hơn so với nhà đầu tư nội địa, xuất phát từ các vấn đề liên quan đến thể chế của nước nhận đầu tư. Các nghiên cứu gần đây cho rằng không chỉ môi trường thể chế của nước nhận đầu tư mà cịn có sự khác biệt thể chế giữa nước nhận đầu tư và nước đầu tư có thể làm gia tăng thêm chi phí hoạt động. Nghiên cứu Kostova (1996); Kostova và Zaheer (1999) cho rằng sự khác biệt thể chế giữa hai nước được mơ tả khái qt đó là sự tương đồng hay khác nhau trong khu vực công liên quan đến việc nhận thức về các quy định nhằm lý giải các hành vi ở nước nhận đầu tư. Từ đó, nó góp phần ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư cũng như các chiến lược xâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia. Hơn nữa, nghiên cứu của Kostova và Zaheer (1999) cho rằng sự khác biệt thể chế giữa hai quốc gia càng lớn thì các cơng

ty đa quốc gia càng gặp phải nhiều khó khăn trong các hoạt động đầu tư quốc tế. Nghiên cứu Kostova và Roth (2002) cho rằng chính các điều trên đã tạo ra các áp lực lớn cho các nhà đầu tư đòi hỏi phải thiết kế các chiến lược riêng nhằm đối phó tham nhũng ở nước nhận đầu tư. Hay nghiên cứu của Tihanyi và cộng sự (2005) cho rằng chính mơi trường kinh doanh cịn khá mới mẻ này có thể làm gia tăng đáng kể những khó khăn trong việc đo lường và đánh giá những rủi ro cũng như các chi phí hay nghĩa vụ nợ nước ngồi mà các cơng ty đa quốc gia phải gặp phải trong quá trình hoạt động đầu tư quốc tế vào các công ty con.

Bên cạnh đó, nghiên cứu Rose-Ackerman (2008) cho thấy tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư được xem như là chi phí hay lợi ích ảnh hưởng làm cản trở hoặc thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế nếu so sánh giữa chi phí bỏ ra so với các lợi ích mang lại. Cho dù ở hai nước đầu tư và nhận đầu tư có thể chế mạnh hơn và có ảnh hưởng đến đầu tư quốc tế và chiến lược sở hữu của các công ty đa quốc gia, Eden và Miller (2004). Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng chênh lệch tham nhũng được xác định là chênh lệch tham nhũng trong khu vực công giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Trong đó, chênh lệch tham nhũng sẽ tác động cùng chiều đến nguồn vốn FDI khi mà tham nhũng ở nước đầu tư cao hơn nước nhận đầu tư và ngược lại chênh lệch tham nhũng sẽ tác động ngược chiều.

Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Godinez và Liu (2014) cho rằng chênh lệch tham nhũng là do sự khác biệt duy nhất và phổ biến về tham nhũng khu vực công giữa hai nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Chênh lệch tham nhũng được sử dụng nhằm nắm bắt các khuynh hướng tham nhũng khác nhau tác động đến nguồn vốn FDI. Nói cách khác, chênh lệch tham nhũng sẽ tác động cùng chiều hay ngược chiều đối với nguồn vốn FDI phụ thuộc vào mức chênh lệch tham nhũng của nước đầu tư so với nước nhận đầu tư.

Thực tế cho thấy, trong khi một số công ty đa quốc gia khơng cần phải đối phó với tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư nhưng một số khác cho rằng đó chính tình trạng tham nhũng cao ở nước nhận đầu tư sẽ tạo ra các bất lợi. Thậm chí, cơng

ty đa quốc gia không thể điều hành và quản lý tốt trong điều kiện môi trường tham nhũng cao. Hoạt động trong môi trường tham nhũng cao, các công ty đa quốc gia khơng thể lường trước các tình huống, các rủi ro cũng như các chi phí phát sinh do đó các cơng ty sẽ hạn chế tối đa việc đầu tư vào các nước như thế. Tương tự với quan niệm trên, nghiên cứu của Habib và Zurawicki (2001); Pajunen (2008); Driffield và cộng sự (2013) cho rằng các công ty đa quốc ở các nước có mức độ tham nhũng thấp thì sẽ tránh đầu tư vào các nước có mức độ tham nhũng cao. Điều này có thể lý giải, các cơng ty đa quốc gia ở các nước có mức độ tham nhũng thấp sẽ có một số hạn chế nhất định như: thiếu trang bị kiến thức, kỹ năng và thiếu các kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tham nhũng cao ở nước nhận đầu tư. Trái lại, cơng ty đa quốc gia ở các nước có mức độ tham nhũng cao sẽ khơng q nhạy cảm tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư, thậm chí các cơng ty này có thể bị thu hút bởi chính mơi trường đó và thậm chí nhận được nhiều lợi ích từ hoạt động tham nhũng gây ra, Cuervo-Cazurra (2006) và Suchman (1995). Trên thực tế cho thấy, các cơng ty đa quốc gia có trụ sở chính ở nước đầu tư có mức tham nhũng cao đã tự trang bị cho mình đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức để đối phó với tham nhũng ở nước nhận đầu tư. Họ có thể tận dụng tối đa các lợi thế này và càng sẵn sàng đầu tư vào các quốc gia có tình trạng tương tự và tận dụng một cách hiệu quả nhất mang lại lợi nhuận tối đa nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động chênh lệch tham nhũng lên nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu á thái bình dương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)