2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.3. Những bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và quản trị công
trị công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần
Xu và Wang (1999) đã chia sẻ những phát hiện tại Trung Quốc của họ thông qua nghiên cứu Cấu trúc sở hữu và quản trị công ty tại các cơng ty chứng khốn Trung
Quốc với mẫu gồm 160 công ty niêm yết tại Trung Quốc. Nghiên cứu này xác định xem liệu cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng một cách rõ ràng đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Trung Quốc hay không trong khuôn khổ các yếu tố quản trị công ty. Một công ty niêm yết thông thường của Trung Quốc thường sẽ có cấu trúc sở hữu phức tạp và hỗn hợp với ba nhóm cổ đơng nổi trội bao gồm nhà nước, tổ chức, và cá nhân – mỗi nhóm nắm giữ xấp xỉ 30% cổ phần. Cấu trúc sở hữu chủ yếu có khuynh hướng tập trung. Phân tích thực nghiệm chỉ ra rằng chính cấu trúc sở hữu hỗn hợp và tập trung thực tế đã ảnh hưởng một cách rõ ràng và có ý nghĩa tới hoạt động của công ty (đo bằng ROA, ROE và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, cụ thể như sau: một là, sở hữu tập trung tương quan cùng chiều có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lời của công ty; hai là, khả năng sinh lời của công ty tương quan dương với tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông tổ chức, nhưng lại tương quan âm với tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân; ba là, năng suất lao động có xu hướng giảm khi gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước. Những kết quả này gợi ý tầm quan trọng của các cổ đông là các tổ chức trong việc quản trị công ty, sự kém hiệu quả của sở hữu nhà nước, và những vấn đề có thể phát sinh đối với một cấu trúc sở hữu quá phân tán.
Dwivedi và Jain (2002) trong nghiên cứu Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của
các công ty Ấn Độ: Tác động của quy mô HĐQT và cấu trúc sở hữu, đã sử dụng mẫu
gồm 340 công ty lớn niêm yết tại Ấn Độ được chia thành 24 nhóm ngành cơng nghiệp khác nhau cho giai đoạn nghiên cứu từ năm 1997 đến 2001. Các biến độc lập được
22
đưa vào mơ hình bao gồm quy mơ HĐQT, tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông tổ chức và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng nước ngồi, trong khi đó, hiệu quả hoạt động được đo lường bằng Tobin’s Q. Một số kết quả quan trọng được đưa ra như sau: một là, quy mơ HĐQT giảm được các chi phí đại diện và có tương quan dương với hiệu quả hoạt động, tuy nhiên ở mức độ còn yếu; hai là, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đơng nước ngồi có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty; ba là, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông đại chúng (là cổ đông nhỏ lẻ) có tương quan âm với giá trị cơng ty, điều này được giải thích là do các cổ đơng nhỏ lẻ không thể thực hiện quyền liên quan đến sở hữu của mình, do đó làm tăng chi phí đại diện so với các cổ đơng lớn; bốn là, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông là tổ chức có tương quan dương với hiệu quả hoạt động, tuy nhiên kết quả là khơng có ý nghĩa thống kê; năm là tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT có tương quan âm có ý nghĩa thống kê với giá trị công ty. Từ kết quả trên, Dwivedi và Jain (2002) tiếp tục chia nhóm các cơng ty có tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông đại chúng và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng nước ngồi thành ba nhóm: nhóm thứ nhất có tỷ lệ ít hơn 5%, từ 5% đến 15% sẽ thuộc nhóm thứ hai và nhóm thứ ba chỉ gồm những tỷ lệ lớn hơn 15%, và xem xét mối tương tác giữa các nhóm với Tobin’s Q. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả hoạt động thấp nhất đến từ nhóm có tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng nước ngồi nhỏ hơn 5% và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông đại chúng lớn hơn 15%, và hiệu quả hoạt động tốt nhất là ở nhóm có tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng nước ngồi lớn hơn 15% và nhóm có tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông đại chúng nhỏ hơn 5%.
Theo nghiên cứuHiệu quả hoạt động và Quản trị công ty thông qua cấu trúc sở hữu: Bằng chứng thực nghiệm từ Thị trường chứng khoán Bangladesh, bằng cách nghiên
cứu mẫu có chọn lọc gồm 145 cơng ty niêm yết tại Bangladesh tại hai mốc thời gian năm 2000 và 2003 nhằm đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động, Imam và Malik (2007) chỉ ra rằng kết quả có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty. Imam và Malik (2007) chỉ ra rằng tỷ lệ sở hữu của cổ đơng tổ chức có cổ phần lớn trong
23
cơng ty có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty, điều này được giải thích là do các cổ đơng tổ chức nắm cổ phần lớn có thể chi phối hoạt động của ban giám đốc. Nghiên cứu này khơng tìm thấy mối tương quan giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng tổ chức nói chung và hiệu quả hoạt động của cơng ty mà đưa ra kết quả có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng là tổ chức có tương quan dương với tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty. Đồng thời, Imam và Malik (2007) chỉ ra kết quả có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ sở hữu nước ngồi có tương quan đồng biến với hiệu quả hoạt động của cơng ty. Điều này được giải thích là do sở hữu nước ngoài ngày càng tăng sẽ làm cho hệ thống quản trị cơng ty tốt hơn và qua đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơng ty. Kết quả của nghiên cứu này nhìn chung là thống nhất với kết quả của các nghiên cứu trước đây cho rằng sở hữu nước ngoài tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty.
Trong nghiên cứu Cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động: bằng chứng thực nghiệm từ một nước châu Phi mới nổi, Mollah và cộng sự (2012) đã sử
dụng mơ hình OLS đối với dữ liệu của 19 cơng ty niêm yết tại thị trường chứng khốn Botswana trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007 để kiểm nghiệm vai trò của quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại một thị trường mới nổi. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả quan trọng: tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức đều tác động nghịch chiều lên hiệu quả hoạt động và giá trị cơng ty. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng thiểu số sẽ tác động tích cực lên giá trị vốn hóa thị trường. Mollah và cộng sự đã khơng tìm thấy tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng nước ngồi đến hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trưởng ban kiểm sốt là cổ đơng của cơng ty sẽ có tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng trình bày hạn chế về quy mơ mẫu nhỏ và đưa ra định hướng tiếp theo cho các nghiên cứu sau này với kích thước mẫu lớn hơn.
Như vậy, các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã chỉ ra những xu hướng và tác động khác nhau khi nghiên cứu mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và quản trị công
24
ty đến hiệu quả hoạt động của công ty ở các nước trên thế giới cũng như các giai đoạn khác nhau. Các kết quả đưa ra khơng thống nhất và có tính gợi mở để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam.
Sau đây, tác giả tóm tắt một số nghiên cứu và kết quả chủ yếu liên quan đến ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu và quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần như sau:
Tác giả Kết quả nghiên cứu
Sarkar và Sarkar (2000)
Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông lớn đồng thời là thành viên HĐQT sẽ làm gia tăng giá trị của công ty
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi có tương quan dương với giá trị của công ty
Lehmann và Jürgenweigand (2000), Kaserer và Moldenhauer (2005)
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT có tương quan dương với hiệu quả hoạt động
Lins và cộng sự (2003)
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đơng lớn khơng tham gia điều hành có tương quan dương với giá trị công ty
Hermalin và
Weishbach (1991), Meharan (1995),Core và cộng sự (1999), Yermack (1996)
Tương quan nghịch biến giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và giá trị công ty
Rhoades và cộng sự (2000), Kumar và Singh (2012)
Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập có tương quan dương đến hiệu quả hoạt động và giá trị công ty
Yermack (1996), Eisenberg và cộng sự (1998), Hermalin và Weisbach (2003), Mak và Kusnadi (2005)
Tương quan âm giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động
Adam và Mehran (2005)
Tương quan đồng biến giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động (đo bằng Tobin’s Q)
Brickley và cộng sự (1997)
Việc tách bạch giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc sẽ giảm chi phí đại diện của cơng ty và cải thiện hiệu quả hoạt động
25
Tác giả Kết quả nghiên cứu
Kaplan (1994) Sự thay thế nhân sự của các thành viên Ban kiểm sốt khơng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
Qin (2007)
Wei và Jiang (2010)
Thành viên ban kiểm sốt độc lập thì cơng ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn
Moscu (2013) Quy mơ HĐQT có tương quan dương với hiệu quả hoạt động
Tương quan âm giữa các thành viên HĐQT không tham gia điều hành và hiệu quả hoạt động của công ty
Tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa hiệu quả hoạt động của công ty khi tỷ lệ thành viên HĐQT tham gia điều hành lớn hơn so với tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành
Dwivedi và Jain (2002)
Quy mơ HĐQT có tương quan dương với hiệu quả hoạt động
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đơng nước ngồi có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty Tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông đại chúng (là cổ đơng nhỏ lẻ) có tương quan âm với giá trị công ty
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đơng là tổ chức có tương quan dương với hiệu quả hoạt động, tuy nhiên kết quả là khơng có ý nghĩa thống kê
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT có tương quan âm có ý nghĩa thống kê với giá trị công ty
Imam và Malik (2007)
Tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của cơng ty
Tỷ lệ sở hữu nước ngồi có tương quan đồng biến với hiệu quả hoạt động của công ty
Mollah và cộng sự (2012)
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức đều tác động nghịch chiều lên hiệu quả hoạt động và giá trị công ty
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông thiểu số sẽ tác động tích cực lên giá trị vốn hóa thị trường
Trưởng ban kiểm sốt là cổ đơng của cơng ty sẽ có tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động của công ty
26