Gợi ý từ kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa đô la hóa và biến động tỷ giá hối đoái (Trang 62 - 66)

Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger trên rõ ràng cho thấy đơ la hóa có tác động đến biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và đặt ra các vấn đề chính sách cần phải xem xét là: thứ nhất đơ la hóa có nên cắt giảm khơng, thứ hai là chính sách tỷ giá nào cần áp dụng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ và hệ thống tài chính. Chiều của quan hệ nhân quả chỉ ra rằng Việt Nam không phải là một lựa chọn cho việc đơ la hóa vì nó gây ra biến động tỷ giá hối đối có thể tạo ra bất ổn kinh tế vi mơ và vĩ mơ. Đó là do đơ la hóa có thể làm trầm trọng thêm độ nhạy cảm của quốc gia qua mức độ rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, Việt Nam dường như không đáp ứng các điều kiện của khu vực tiền tệ tối ưu cho đơ la hóa: lớn, mở nhưng khơng liên kết chặt chẽ với Mỹ về tài chính và thương mại (Eichengreen, 2001).

Từ kết quả nghiên cứu, ta thấy tác động của đơ la hóa trong việc đảm bảo ổn định tỷ giá hối đối (qua đó là ổn định tài chính) địi hỏi u cầu phải giảm bớt sự đơ la hóa. Tuy nhiên, bởi vì giảm bớt đơ la hóa ảnh hưởng đến các cơ hội lựa chọn tối ưu hóa danh mục đầu tư của người dân và tổ chức trong nước nên có thể nó sẽ dẫn đến những kết quả khơng mong muốn khác. Người dân hay tổ chức sẽ mất đi khả năng đa dạng hóa danh mục của họ mà qua đó là mất đi lựa chọn phịng ngừa rủi ro. Thực tế hiện nay ở Việt Nam các lựa chọn phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư vẫn còn hạn chế (nhà đầu tư có rất ít sự lựa chọn đa dạng hóa danh mục đầu tư). Bên cạnh đó, có thể xảy ra các tổn thất lợi ích khác, vì vậy khi xây dựng các chính sách làm giảm bớt đơ la hóa cần phải tính đến các thiệt hại này. Tuy nhiên, cũng cần nhất mạnh rằng các hoạt động kinh tế quốc gia sẽ rất khó phát triển trong một mơi trường có đặc thù biến động tỷ giá hối đoái với hiệu ứng truyền dẫn đến nền kinh tế trong nước, do đó chính phủ sẽ phải xem xét cân bằng nhu cầu lợi ích của người dân nắm giữ tài sản với các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô tổng thể.

Người nắm giữ tài sản ở Việt Nam phải đối mặt một trong những vấn đề quan trọng là bị hạn chế các lựa chọn phòng ngừa rủi ro lạm phát kéo dài trong

nhiều năm. Họ tìm kiếm các lựa chọn thay thế tiền đồng trong việc bảo tồn tài sản của họ. Các lựa chọn có thể là tài sản vật chất (vàng) và ngoại tệ mà tương đối ổn định về giá trị giúp họ bảo tồn trong mơi trường kinh tế lạm phát cao. Do đó một biện pháp có thể hiệu quả để giảm thiểu đơ la hóa là thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng tăng lợi ích trong việc nắm giữ tiền đồng ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng đồng nội tệ, hạn chế sử dụng ngoại tệ. Công cụ có thể sử dụng là tăng dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ cao hơn nhiều so với tiền đồng hay trần lãi suất đối với tiền gửi ngoại tệ. Yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc đối với các khoản tiền gửi ngoại tệ sẽ làm giảm biên độ lợi nhuận của các ngân hàng có nghiệp vụ kinh doanh bằng đơ la, qua đó làm giảm động cơ thu hút tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng. Biện pháp áp đặt trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ là biện pháp mang nặng tính hành chính mà thực tế hiện nay Việt Nam đang áp dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trần lãi suất huy động đô la Mỹ đối với cá nhân là không vượt quá 1%/năm, trần lãi suất tiền gửi USD đối với tổ chức là 0,25%/năm). Ảnh hưởng mong muốn của biện pháp này là khuyến khích sự gia tăng chuyển đổi từ các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ được đẩy ra khỏi các ngân hàng vào lưu thông. Tuy nhiên dù đang cho thấy hiệu quả nhưng biện pháp này có thể sẽ dẫn đến làm bóp méo quan hệ cung cầu lãi suất ngoại tệ và tồn tại các quan hệ ngoài luồng để lách trần lãi suất này.

Tương tự như việc áp đặt trần lãi suất ngoại tệ, trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã có những bước đi hạn chế tình trạng đơ la hóa trong lưu thơng bằng cách ngày càng giới hạn các hành vi sử dụng ngoại tệ được phép trên lãnh thổ Việt Nam và tăng nặng mức xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ như hành vi niêm yết giả cả hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ khơng được phép có thể bị xử phạt tối đa đến năm trăm triệu đồng Việt Nam (Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP). Biện pháp này hướng đến mục tiêu làm giảm chức năng thay thế đồng nội tệ của ngoại tệ trong việc niêm yết giá cả và phương tiện thanh toán. Kết quả của biện

pháp này đã có những tác động tâm lý nhất định đến người dân và tổ chức và có ý nghĩa tuyên truyền nâng cao vị thế của tiền đồng.

Một biện pháp hiệu quả khác để hạn chế đơ la hóa là thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn hoặc ngăn cấm tiền gửi ngoại tệ. Tuy nhiên biện pháp này sẽ mang đến kết quả không mong muốn là đảo ngược sự mở của của nền kinh tế Việt Nam (đảo ngược xu thế tự do hóa tài chính và hội nhập thị trường thế giới), vì vậy lựa chọn này chỉ mang tính chất giải pháp tạm thời. Trong thực tế, Việt Nam là một trong những nước có lượng kiều hối chuyển về hàng năm cao nhất thế giới và ln có chính sách đảm bảo khuyến khích thu hút kiều hối chuyển về nước. Thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn hoặc ngăn cấm tiền gửi ngoại tệ sẽ dẫn đến thiệt hại đáng kể về kiều hối. Đánh đổi nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về với doanh số hàng năm trên 10 tỷ USD sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và có những tác động chính trị và xã hội nhất định.

Ngồi ra, do quy mô của đất nước, khoảng cách và quan hệ thương mại với Mỹ, sau khi một số điều kiện kinh tế vĩ mơ được đáp ứng thì việc lựa chọn chính sách khả thi để đảo ngược đơ la hóa là thả nổi đồng tiền của mình. Tuy nhiên, phải theo một trình tự thích hợp mà cụ thể là khi hệ thống tài chính được củng cố thành công: xây dựng ngân hàng trung ương thực sự độc lập, củng cố quản lý và giám sát hệ thống ngân hàng, cải thiện vốn hóa hệ thống ngân hàng và ổn định hệ thống tài chính nói chung, phát triển các tài sản đồng nội tệ mà đảm nhận như là lựa chọn thay thế cho tiền tệ trong nước và cân bằng tài khóa bền vững. Theo hướng này, những nỗ lực hiện tại tái củng cố thị trường tài chính thời gian qua của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là đáng khen ngợi. Sự ổn định đáng chú ý của tỷ giá USD/VND trong thời gian gần đây (năm 2013 và 2014) và các bước cơ cấu hệ thống ngân hàng có thể là biểu hiện của một ngân hàng trung ương chủ động hơn trong việc thực thi chính sách tiền tệ và có đủ khả năng thực hiện các chương trình cải cách để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Điều này góp phần trong việc giảm đơ la hóa và do đó tạo sự ổn định tỷ giá hối đối.

Cuối cùng, trong khi bằng chứng thực nghiệm trình bày ở trên chỉ ra rằng đơ la hóa tác động đến biến động tỷ giá hối đối, cũng cần phải lưu ý rằng có rất nhiều yếu tố kinh tế vĩ mơ hay các cú sốc khác có thể gây ra sự bất ổn của tỷ giá hối đoái bên cạnh đơ la hóa. Do đó, khơng thể chắc chắn trong việc xem xét đơ la hóa nên chiếm ưu thế trước các yếu tố khác khi xây dựng chính sách tỷ giá. Điều cần thiết là phải phân tích một cách rõ ràng tác động của đơ la hóa trong việc xây dựng và thực thi chính sách tỷ giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa đô la hóa và biến động tỷ giá hối đoái (Trang 62 - 66)