Hệ số
C Biến giải thích Credit Growth
Hệ số ước lượng Sai số chuẩn P-value
2 CreditGrowtht-1 0,157847** 0,073438 0,0326 3 z_scoret-1 0,100303 0,093859 0,2863 4 GDPgrowtht-1 2,217026 4,635124 0,6329 5 RIRt-1 -2,195838*** 0,685973 0,0016 6 ∆RERt-1 5,279480*** 0,966884 0,0000 7 InterestMargint-1 0,739943 1,150598 0,5208 8 Costtoincomet-1 -0,201718 0,150802 0,1823 9 Sizet-1 2,926356 4,612347 0,5264 10 Liquidityt-1 0,526720*** 0,153000 0,0007 11 Public -2,519908 6,781803 0,7105 R2 hiệu chỉnh: 0,32
(***) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; (**) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; (*) có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
Nguồn: Tác giả tính tốn.
Kết quả ước lượng có chỉ số R2 hiệu chỉnh đạt 0,32 cho thấy mơ hình giải thích được 32% sự biến thiên của biến tăng trưởng tín dụng ngân hàng (credit growth) về mặt trung bình.
-30-
Tác động của biến tăng trưởng tín dụng giai đoạn trước đến tăng trưởng tín dụng:
kết quả cho thấy tăng trưởng tín dụng năm trước có ảnh hưởng đồng biến đến tăng trưởng tín dụng năm hiện tại như kỳ vọng với mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy những ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt vào năm trước sẽ tiếp tục mở rộng tín dụng trong khi những ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng ở năm hiện tại.
Tác động của sức khỏe ngân hàng năm trước đến tăng trưởng tín dụng: Kết quả ước
lượng cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa z_scoret-1 và biến CreditGrowth như kỳ vọng, tuy nhiên mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Điều đó cho thấy sức khỏe ngân hàng khơng có tác động đáng kể về mặt thống kê đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Từ kết quả ước lượng này, chưa thể kết luận rằng ở Việt Nam các ngân hàng thương mại yếu kém hay các ngân hàng thương mại khỏe mạnh có tốc độ mở rộng tín dụng nhanh hơn. Mối quan hệ giữa sức khỏe ngân hàng và tăng trưởng tín dụng sẽ được thảo luận kỹ hơn ở mục 4.3.1.
Tác động của điều kiện vĩ mơ đến tăng trưởng tín dụng: Sự tác động của các biến kinh
tế vĩ mơ đến biến CreditGrowth có ý nghĩa thống kê cho thấy môi trường vĩ mơ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra (Ghosh, 2010; Todd, 2013).
Sự tăng trưởng kinh tế (GDP Growth) và tăng trưởng tín dụng có mối tương quan đồng biến với nhau, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm trước cho thấy khơng có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với tăng trưởng tín dụng.
Lãi suất thực trong nền kinh tế (RIR) có tác động nghịch biến đến tăng trưởng tín dụng như kỳ vọng với mức ý nghĩa 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lãi suất thực năm trước tăng hoặc giảm 1 điểm phần trăm thì về mặt trung bình tăng trưởng tín dụng sẽ giảm hoặc tăng 2,20 điểm phần trăm.
Sự giảm giá của VND (∆RER) có tác động đồng biến đến tăng trưởng tín dụng với mức ý nghĩa 1% như kỳ vọng ban đầu. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, ∆RER năm trước tăng hoặc giảm 1 điểm phần trăm thì về mặt trung bình tăng trưởng tín dụng sẽ tăng hoặc giảm 5,28 điểm phần trăm. Kết quả ước lượng cho thấy đồng nội tệ yếu sẽ giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong mở rộng tín dụng.
Tác động của đặc trưng ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng: nhìn chung tăng trưởng
tín dụng ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào tỷ lệ thanh khoản (liquidity) của ngân hàng. Năng lực quản trị chi phí (cost to income) có tác động nghịch biến đối với tăng trưởng tín dụng nhưng mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê thấp (p-value = 0,1823). Tác động của tỷ lệ lãi ròng (InterestMargin) và quy mơ ngân hàng (Size) đến tăng trưởng tín dụng là khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả ước lượng cũng khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa loại hình sở hữu ngân hàng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Tỷ lệ thanh khoản (Liquidity) có ảnh hưởng đồng biến đến tăng trưởng tín dụng với mức ý nghĩa 1%. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, Liquidity tăng hoặc giảm 1 điểm phần trăm thì về mặt trung bình tăng trưởng tín dụng sẽ tăng hoặc giảm 0,53 điểm phần trăm.
Kết quả ước lượng sự tác động của tăng trưởng tín dụng đối với sức khỏe ngân hàng