Từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan tích các yếu tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại trên khu vực TP HCM (Trang 30)

6. Cấu trúc đề tài

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng

1.2.2 Từ phía khách hàng

1.2.2.1 Tuổi

Theo Hana Lim và Catherine P. Montalto: Những người lạc quan về tuổi thọ trung bình sẽ tiết kiệm hơn những người bi quan

Theo nhóm tác giả Ann McLarty Jackson, Donna V.S. Ortega, Elizabeth Costle, George Gaberlavage, Naomi Karp, Neal Walters, Vivian Vasallo: Những người từ 45 tuổi trở lên có nhiều khả năng có một tài khoản tiết kiệm hơn những người có độ tuổi từ 18 – 44 tuổi

Chúng ta thường thấy những người thành đạt là những người đã có nhiều năm cơng tác, làm việc nên trong q trình làm việc đó họ sẽ tích lũy được tiền nên họ thường có khoản tiền nhàn rỗi. Vì vậy, ngân hàng có thể thu hút đối tượng khách hàng này gửi tiền. Hơn nữa, những người lớn tuổi thường có tâm lý thận trọng, không dám mạo hiểm đầu tư hay chi tiêu thoải mái như những người trẻ tuổi. Nên đây là đối tượng có nhiều khả năng gửi tiền và ngân hàng cũng có nhiều khả năng thu hút được khách hàng này gửi tiền.

1.2.2.2 Giới tính

Murrell, Frieze , và Frost ,1991: nam giới thường được trả lương cao hơn . Do đó giới tính của khách hàng cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. Do đặc tính của người phụ nữ Việt Nam có tính tiết kiệm nên họ thường xuyên tham gia các chương trình tiết kiệm để tích lũy số tiền lớn trong lương tai như: gửi tiền ngân hàng, quỹ tiết kiệm … dù số tiền gửi từng lần không nhiều nhưng họ thường xuyên gửi, nên thích hợp cho ngân hàng đưa ra sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tích góp. Trong khi đó, nam giới là những người có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn và họ thường xuyên gửi số tiền lớn.

1.2.2.3 Tình trạng hơn nhân:

Thực tế cho thấy, những cá nhân kết hôn khả năng tích lũy nhiều hơn vì khi kết hơn thì cả hai vợ chồng đều cùng chung tay xây đắp gia đình. Họ có trách nhiệm với gia đình cao hơn. Từ đó, họ sẽ tích lũy tiền để chăm lo cho chi phí ni dưỡng con cái sau này. Nên họ cũng có nhiều khả năng gửi tiền hơn. Ngược lại, những cá nhân chưa kết hôn họ chưa nhận thấy được trách nhiệm như người kết hôn nên khả năng chi tiêu của họ rất nhiều. Vì thế, khả năng tích lũy của họ sẽ thấp nên nhu cầu gửi tiền cũng thấp.

1.2.2.4 Trình độ học vấn:

Theo William, Elliott III, Paul Webley, Terri Friedline, báo CSD 2011: Người có trình độ cao thì có nhiều điều kiện tiết kiệm có trình độ thấp

Theo Marieka Klawitter và Diana Fletschner (2006): Những người ít học thì hiếm có cơ hội có tài khoản ngân hàng và những đối tượng này cũng có thể mang lại lợi ích cho ngân hàng và cũng là những khách hàng gửi tiền tiềm năng

Người có trình độ càng cao là những người thường có cơng việc tốt hơn, từ đó, thu nhập của họ cũng tốt hơn. Hơn nữa, người có trình độ cao thì mức độ am hiểu thủ tục của ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ tiện ích mà ngân hàng đem lại càng cao nên họ thường xuyên giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là mở tài khoản gữi tiền để sử dụng các tiện ích đó. Nên ngân hàng cũng nên đưa ra sản phẩm theo nghề nghiệp của khách hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia cũng như ngân hàng tạo thuận lợi cho chính mình tiếp cận đối tượng khách hàng này gửi tiền ngày càng nhiều.

1.2.2.5 Thu nhập

Theo nhóm tác giả Ann McLarty Jackson, Donna V.S. Ortega, Elizabeth Costle, George Gaberlavage, Naomi Karp, Neal Walters, Vivian Vasallo: Thu nhập là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng

Yuh và Hanna (2010 ) lập luận rằng các hộ gia đình thu nhập thấp nhất báo cáo chi tiêu ít hơn gia đình có thu nhập cao , để thiết kế các chương trình tăng tiết kiệm trong các hộ gia đình có thu nhập thấp là khơng khả năng thành công . Do đó khách hàng có thu nhập càng nhiều thì khả năng gửi tiền được cũng nhiều hơn so với người có thu nhập thấp. Do vậy, ngân hàng cần phải xác định lại chiến lược phân khúc khách hàng để có biện pháp thu hút tiền gửi từ những người có thu nhập cao như: nhóm gửi tiền để chờ cơ hội kinh doanh, nhóm gửi tiền dạng tích lũy cho những nhu cầu trong tương lai, nhóm gữi tiền dưỡng già hay nhóm người gữi tiền vì mục đích an tồn

1.2.2.6 Sự an tồn

Theo David Bounie, Nicolas Houy (2007): Thực tế gửi tiền vào ngân hàng sẽ an toàn hơn những kênh khác. Nếu mỗi người buộc phải giữ tiền riêng của mình , cướp sẽ trở thành một doanh nghiệp có lợi nhuận, và các vấn đề của cảnh sát bảo vệ trong

tất cả các thành phố lớn có thể là phức tạp hơn nhiều so với ở thời điểm hiện tại. Nếu tiền gửi được phép ở lại một thời gian đáng kể , một tỷ lệ nhỏ của lãi suất thường được trả , và bên cạnh đó giảm chi phí cho việc mua két cất tiền, thám tử tư điều tra khi mất tiền. Các mặt hàng của mình an tồn trước đây được coi là rất quan trọng mà người gửi tiền đã sẵn sàng trả cho các ngân hàng một khoản phí đáng kể cho các dịch vụ giữ tiền của mình và có lẽ nhiều người vẫn sẽ tìm thấy nó có lợi nhuận như vậy để làm , là cần thiết. Như chúng ta sẽ sớm thấy , các ngân hàng hiện nay có thể sử dụng khoản tiền này để kiếm lợi nhuận. Họ có thể đủ khả năng để xóa bỏ mọi khoản phí, và trong một số trường hợp trả một khoản nhỏ tiền gửi thanh toán

Ở từng thời kỳ và tùy văn hóa của từng địa phương mà hình thành nên thói quen giữ tiền mặt hay không giữ tiền mặt tại nhà của người dân có vốn nhàn rỗi. Ở một số nước với sự phát triển cao của các dịch vụ ngân hàng, người dân đã tìm thấy được các tiện ích, sự an tồn trong việc thực hiện giao dịch, thanh tốn khơng dùng tiền mặt, do đó họ đã mở tài khoản tại ngân hàng. Kết quả là ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn lớn từ tài khoản tiền gửi thanh toán. Ở Việt Nam, tiềm lực vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn bởi người dân cịn giữ thói quen thanh tốn bằng tiền mặt hay người dân tự cho vay mượn lẫn nhau thơng qua hình thức vay nóng được lãi suất cao hơn, điều đó do trình độ người ta chưa nhìn nhận được sự rủi ro của nó. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần tạo ra những tiện ích trong thanh tốn và chính sách lãi suất hợp lý để dần thay đổi được thói quen của người dân.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều các kênh đầu tư hấp dẫn để người dân lựa chọn như: đầu tư vàng, đầu tư chứng khoán, đầu tư ngoại tệ... Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của các NHTM.

1.2.2.7 Khoảng cách từ nhà đến ngân hàng

Khoảng cách từ nơi định cư đến ngân hàng, điểm giao dịch càng xa thì khả năng gửi tiền tại các NHTM thường thấp hơn, do đi lại không thuận tiện tốn nhiều thời gian điều này sẽ hạn chế việc gửi tiết kiệm thay vào đó họ sẽ có xu hướng sử dụng dòng vốn nhàn rỗi vào các hoạt động đầu tư khác như mua vàng, chơi hụi, cho vay lại, ...

1.2.2.8 Số người phụ thuộc

Số lượng người phụ thuộc cũng có tác động khơng nhỏ đến chi tiêu của cá nhân. Khi hộ gia đình có nhiều người chưa đến tuổi lao động, thất nghiệp hoặc mất sức lao động thì

chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu thấp, từ đó ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm. Như vậy, khi tiếp thị những khách hàng có số người phụ thuộc ít sẽ có nhiều khả năng gửi tiền hơn.

1.2.2.9 Có người quen làm việc trong ngân hàng

Yếu tố người quen làm việc trong Ngân hàng cũng góp phần thay đổi nhận thức về hành vi tiết kiệm và đầu tư của cá nhân. Vì ở những khu vực có mức độ hiện đại hóa thấp thì tâm lý giữ tiền mặt tại nhà cao và họ thường có tâm lý về tính phức tạp của Ngân hàng, khi đó những nhân viên ngân hàng như chất xúc tác cho quyết định gửi tiền được thực hiện dễ dàng hơn.

1.2.3 Từ mơi trường bên ngồi 1.2.3.1 Lạm phát

Lạm phát làm giảm sức mua đồng tiền. Lạm phát tác động tiêu cực đến việc huy động vốn của ngân hàng. Lạm phát làm xói mịn giá trị sức mua lên mỗi đơn vị tiền tệ. Ngân hàng chỉ có thể khắc phục tác động này bằng cách duy trì một mức lãi suất thực dương hoặc đảm bảo bằng một giá trị hiện vật chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm được đảm bảo bằng vàng.

Theo Taiwo Muritala: Lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư ở mức 10%. Nó ngũ ý rằng lạm phát tăng 1% thì hiệu suất kinh tế giảm 9%. Khi kinh tế đi xuống nó cũng ảnh hưởng đến thu nhập người dân và khi người dân có thu nhập giảm nhiều họ cũng không quan tâm đến việc gửi tiền theo như nghiên cứu của nhóm tác giả Ann McLarty Jackson, Donna V.S. Ortega, Elizabeth Costle, George Gaberlavage, Naomi Karp, Neal Walters, Vivian Vasallo

Oktober (2006): Lạm phát là một biến quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi

Muhammadinah, Politeknik PalComTech (2011): Có mối liên hệ giữa lãi suất của ngân hàng Indonesia và lạm phát

1.2.3.2 Sự ổn định về chính trị

Sự ổn định về chính trị có tác động rất lớn vào tâm lý và niềm tin của người gửi tiền. Nền chính trị quốc gia ổn định, người dân sẽ tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, ngân hàng sẽ là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Tính chất ổn định về chính trị có ảnh hưởng rất lớn vào tâm lý của người gửi tiền. Như tin tức về vụ thâu tóm Ngân hàng Sacombank, vụ gian lận trong kinh tế của ông Nguyễn Đức

Kiên trong thời gian qua và những hậu quả kế tiếp của vụ này. Trong những ngày đầu số người rút tiền tại các ngân hàng ngày càng đông, khiến căng thẳng thanh khoản tăng cao, Thống đốc ngân hàng nhà nước cũng đã cam kết sẵn sàng đảm bảo có đủ tiền mặt để trả cho các khách hàng nào muốn rút tiền. Tâm lý lo sợ làm mọi người bớt kinh doanh và đầu tư, khiến nền kinh tế càng co cụm, GDP giảm sút, thất nghiệp tăng. Vì vậy, một quốc gia mà có nền chính trị ổn định thì người dân sẽ tin tưởng vào sự tồn tại bền vững của hệ thống ngân hàng của quốc gia đó và kết quả là họ sẽ tìm đến ngân hàng là nơi gửi nguồn vốn nhàn rỗi của họ để sinh lời thông qua lãi suất.

1.2.3.3 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế được hiểu là các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp … Sự phát triển hay không phát triển của nền kinh tế có tác động rất lớn đến khả năng huy động của các ngân hàng. Mơi trường kinh tế ổn định thì nguồn vốn gửi tại ngân hàng càng cao và ngược lại, khi nền kinh tế khơng ổn định người dân sẽ tìm kiếm đến các cơng cụ đầu tư khác mà không chịu ảnh hưởng nhiều của sự mất giá của đồng tiền như vàng, bất động sản…

1.2.3.4 Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ và các quy định Chính phủ, NHNN

Sự thay đổi gây ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của các NHTM. Sự thay đổi trong chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương

và các chính sách giật cục của Chính Phủ trong thời gian qua có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Như chính sách về trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay, các quy định liên quan đến hạn chế cho vay vàng...

1.2.3.5 Mơi trường văn hóa

Là yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Tùy theo đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực khác. Ở các nước phát triển, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã quá quen thuộc, nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì người dân có thói quen giữ tiền mặt hoặc tích trữ

dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh … làm cho lượng vốn huy động vào ngân hàng còn hạn chế.

1.2.3.6 Đặc điểm địa phương, dân cư:

Thể hiện qua các số liệu như số lượng dân cư, phân bố địa lý, mật độ dân số, độ tuổi trung bình … là các yếu tố rất đáng quan tâm đối với các NHTM nhằm xác định cơ cấu nhu cầu ở từng thời kỳ và dự đoán biến động trong tương lai.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Mỗi loại nguồn vốn chịu tác động khác nhau của những yếu tố đó. Do vậy, ngân hàng cần phải nghiên cứu đặc điểm riêng của từng loại nguồn vốn để có chính sách huy động phù hợp, đảm bảo mục tiêu mà ngân hàng đề ra.

1.3 Qui trình ra quyết định của khách hàng

Hành vi người tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong q trình ra quyết định mua hàng hóa dịch vụ. Hay nói cách khác, hành vi mua hàng là:

 Cách cư xử, thái độ khi quyết định chọn sản phẩm này hay sản phẩm khác  Phản ứng đáp lại của khách hàng đối với kích thích của ngân hàng

 Hành vi phần lớn do cá tính quyết định

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

 Những yếu tố bên ngồi: mơi trường văn hóa, tầng lớp xã hội, nhóm ảnh hưởng gia đình

 Những yếu tố cá nhân: tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, phong cách sống, cá tính

 Những yếu tố tâm bên ngoài con người: động cơ, nhu cầu, nhận thức, khả năng hiểu biết

Có thể nói hành vi người tiêu dùng là hành vi cá nhân có động cơ, có nhận thức và có sự hiểu biết

Nguồn: Thạc sỹ Tạ Thị Hồng Hạnh trường đại học mở thành phố Hồ Chí

Minh - tài liệu nghiên cứu về hành vi khách hàng

Nhận thức: Trước tiên việc nhận thức gửi tiền tiền tiết kiệm được thể hiện

qua việc lý do gửi tiền kiệm (sinh lãi, nơi cất giữ an tồn, tích lũy phịng ốm đau, tai nạn hay tiết kiệm cho con cháu sau này, sử dụng tiện ích ngân hàng…)

Tìm kiếm thơng tin: Sau khi xác định được nhu cầu gửi tiền, người gửi tiền

tiềm năng sẽ tìm hiểu đến dịch vụ. Mỗi người có cách tiếp cận khác nhau, thường thơng qua các kênh: người quen, Internet, bảng hiệu, tờ rơi, báo chí, ti vi, nhân viên ngân hàng tiếp thị…

Đánh giá: Sau khi có thơng tin về dịch vụ gửi tiết kiệm mình cần, khách

hàng bắt đầu đánh giá các tiêu chi mình cần khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm chẳn hạn: lãi suất, có người quen trong ngân hàng, thái độ của nhân viên, chương trình khuyển mãi, thời gian giao dịch…

Lựa chọn: Cuối cùng là đưa ra quyết định có nên gửi tiền tiết kiệm hay

không?

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Trong chương này đề cập đến các khái niệm cơ bản về tiền gửi tiết kiệm, các hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, đề tài cịn đánh giá những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của cá nhân từ ở nhiều khía cạnh Quyết định

Hiểu biết Niềm tin Thái độ Nhận thức

như từ phía các NHTM, phía khách hàng và từ mơi trường bên ngồi để đưa ra một cái nhìn tổng quát về tiền gửi tiết kiệm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊNĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phan tích các yếu tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại trên khu vực TP HCM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)