Đối với dữ liệu bảng tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 36)

CHƢƠNG 3 : MƠ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Phương pháp ước lượng

3.3.1 Đối với dữ liệu bảng tĩnh

Để đánh giá tác động của thuế tại Việt Nam lên tăng trưởng kinh tế trong mơ hình thực nghiệm, chúng tơi thực hiện nghiên cứu định lượng dựa trên phương trình (2) theo các bước sau:

Bước một, tác giả lần lượt sử dụng các phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng tĩnh như: hồi quy bình phương tối thiểu dạng gộp (POLS), hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) và hiệu ứng cố định (FE) để ước lượng hệ số hồi qui các loại thuế. Mục tiêu bước này là để đánh giá mức độ tác động của từng loại thuế đến biến phụ thuộc của mơ hình.

Bước hai, bằng các kiểm định cần thiết như: F test, xttest0, Hausman. Tác giả tiến hành xác định phương pháp ước lượng nào là phù hợp nhất đối với mơ hình nghiên cứu của mình.

Bước ba, tác giả tiến hành kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi để kiểm định tính vững của mơ hình. Nếu mơ hình khơng bị hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi thì tác giả sẽ ghi nhận kết quả ước lượng từ mơ hình ngược

lại nếu mơ hình đồng thời bị hai bệnh nêu trên thì tác giả sẽ sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) được đề nghị bởi Aitken (1934).

Với phương pháp tiếp cận này thì chúng tơi phải giả định rằng:

i. Khơng có sự hiện diện của các biến trễ của biến phụ thuộc ở trong phương trình hồi quy.

ii. Các biến giải thích được xem là ngoại sinh nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, trên thực tế những giả thiết này khó mà được chấp nhận vì các mơ hình tăng trưởng kinh tế đều bị nội sinh (quan hệ nhân quả ngược), thế nên chúng tôi tiến hành ước lượng phương trình (3) với các biến trễ được đưa vào mơ hình. Từ đây chúng tơi gặp khá nhiều khó khăn do ước lượng hiệu ứng cố định sẽ bị chệch.

3.3.2 Phƣơng pháp GMM – Đối với dữ liệu bảng động

Với phương trình (3), là một mơ hình dữ liệu bảng động. Khi các biến trễ được đưa vào mơ hình thì ước lượng theo hiệu ứng cố định (FE) sẽ bị chệch, đặc biệt với mơ hình có chuỗi thời gian nhỏ (T=6) và dữ liệu chéo lớn (N= 63) (Judson et al., 1996). Nickell (1981) chỉ ra rằng, với dữ liệu bảng có chuỗi thời gian nhỏ sẽ làm gia tăng sai số chuẩn và vì vậy sẽ làm trầm trọng thêm sai số dẫn đến các hệ số ước lượng sẽ bị thiên lệch.

Vậy khi tiến hành ước lượng phương trình (3) sẽ gặp phải một số khó khăn như sau:

i. Các biến có thể được xem là nội sinh. Bởi vì quan hệ nhân quả có thể xảy ra theo hai chiều hướng: từ biến giải thích đến biến được giải thích và ngược lại. Việc hồi quy các biến này có thể dẫn đến sự tương quan với sai số, tức xảy ra hiện tượng nội sinh làm chệch kết quả.

ii. Sự hiện diện của biến trễ yit-1 trong phương trình (3) sẽ dẫn đến hiện tượng tự tương quan.

iii. Dữ liệu trong bảng nghiên cứu có thời gian ngắn (T=6) và mảng không gian lớn (N=63).

Để khắc phục những vấn đề trên, chúng tôi quyết định sử dụng ước lượng GMM của Arellano and Bond (1991). Phương pháp GMM được đề xuất cho dữ liệu bảng năng động sử dụng các độ trễ thích hợp của các biến được công cụ (instrumented variables) để tạo nên các biến cơng cụ (instruments). Ngồi ra nó cịn khai thác dữ liệu gộp của bảng và không ràng buộc độ dài chuỗi dữ liệu thời gian của các đơn vị bảng trong bảng dữ liệu. Điều này cho phép sử dụng một cấu trúc trễ thích hợp để thai khác đặc tính năng động của dữ liệu.

Su Dinh Thanh (2014), Phương pháp GMM được coi là vượt trội so với các giải pháp khác trong việc xử lý nội sinh, phương sai thay đổi và tương quan chuỗi. Phương pháp này được thiết kế đặc biệt để giải quyết vấn đề nội sinh của một số biến giải thích thơng qua việc tạo ra một ma trận trọng số của các biến công cụ nội bộ, đồng thời có thể giải quyết cả vấn đề tương quan chuỗi và phương sai thay đổi. Kỹ thuật ước lượng GMM địi hỏi một tập hợp các cơng cụ để đối phó với nội sinh và một thiết lập khác để đối phó với các mối tương quan giữa độ trễ biến phụ thuộc và sai số. Các công cụ bao gồm độ trễ thích hợp của các biến nội sinh cũng như các biến ngoại sinh nghiêm ngặt.

Trong ước lượng GMM, chúng ta nên xem xét để lựa chọn biến công cụ và các biến hồi quy trong mỗi phương trình. Một phương trình có thể dưới mức xác định (under-identified), xác định chính xác (exactly identified) và qua mức xác định (over-identified) tùy thuộc vào số biến cơng cụ trong phương trình tương ứng là ít hơn, bằng hoặc lớn các biến hồi quy. Thật khơng may, khơng có hướng dẫn trong các tài liệu để xác định có bao nhiêu cụ là quá nhiều (Roodman 2009). Roodman (2009) đề nghị quy tắc ngón tay cái rằng các công cụ không nên nhiều hơn id (individual). Vì lý do này, trong nghiên cứu này, chúng tôi quyết định sử dụng GMM sai phân được đề nghị bởi Arellano-Bond (1995) vì GMM truyền thống sử dụng cơng cụ nhiều hơn GMM sai phân.

Nguyễn Minh Tiến (2014), tính thích hợp các cơng cụ được sử dụng trong phương pháp GMM được đánh giá qua các thống kê Sargan (hoặc Hasen) và

Arellano-Bond (AR): Kiểm định Sargan xác định tính phù hợp của biến cơng cụ trong mơ hình GMM. Đây là kiểm định giới hạn về nội sinh (over - identifying retrictions) của mơ hình. Kiểm định Sargan với giả thuyết H0: "các biến cụ là ngoại sinh", nghĩa là khơng có tương quan với sai số của mơ hình. Vì vậy, giá trị P-value của kiểm định này càng cao thì càng tốt. Các kiểm định Arellano-Bond về tự tương quan có giả thuyết H0: "Khơng có tự tương quan" và được áp dụng cho số dư sai phân. Kiểm định AR(1) trong sai phân bậc 1 thường bác bỏ giả thuyết H0. Cho nên kiểm định AR(2) quan trọng hơn bởi vì nó kiểm định tự tương quan ở mọi cấp độ.

Kết luận chƣơng 3

Trong chương này, tác giả đã tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu, trình bày nguồn dữ liệu nghiên cứu và cách lấy biến trong mơ hình. Tiếp theo là đưa ra những phương pháp tiếp cận khác nhau mà tác giả dự định sử dụng trong quá trình thực nghiệm để tiến hành phân tích tác động của thuế lên tăng trưởng kinh tế.

Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành phân tích tác động của thuế lên tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2007-2012 bằng phương pháp thực nghiệm.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Sơ lƣợc quá trình phát triển thuế ở Việt Nam

Theo Phan Hiển Minh, Nguyễn Ngọc Thanh, Châu Thành Nghĩa (2001):

Ở nước ta, thuế được hình thành từ thời phong kiến và bắc thuộc. Các loại thuế như thuế thân, thế điền, thuế tạp dịch … đã được giai cấp thống trị đặt ra nhằm tạo nguồn thu duy trì hoạt động của nhà nước. Một số giai đoạn trong lịch sử khi nhà nước áp sưu cao, thuế nặng đã làm cho hoạt động sản xuất trì trệ, kinh tế kém phát triển. Điều này có thể thấy, thuế khơng chỉ là gánh nặng cho người lao động mà còn là gánh nặng với nền kinh tế của quốc gia.

Trước năm 1951, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hồ duy trì các thuế gián thu như: thuế quan, thuốc lào, muối. Thuế trực thu gồm: thuế điền thổ, môn bài, sát sinh. Năm 1951, chế độ thuế thống nhất gồm 7 loại. Năm 1954 đến 1956, chế độ thuế gồm 11 loại.

Chế đô thuế năm 1951 Chế đô thuế năm 1954-1956

- Thuế công nghiệp, thương nghiệp

- Thuế nông nghiệp

- Thuế hàng hoá

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

- Thuế sát sinh

- Thuế trước bạ

- Thuế tem

- Thuế doanh nghiệp

- Thuế lợi tức doanh nghiệp

- Thuế hàng hố

- Thuế bn chuyến

- Thuế xuất, nhập khẩu

- Thuế kinh doanh nghệ thuật

- Thuế sát sinh

- Thuế rượu

- Thuế muối

- Thuế thổ trạch

Đến năm 1961, hệ thống thu ngân sách nước ta chia làm 2 mảng lớn và tồn tại đến tháng 8 năm 1990. Đối với xí nghiệp quốc doanh thực hiện chế độ thu quốc doanh (gián thu) và chế độ trích lợi nhuận (trực thu). Đối với đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, thực hiện chế độ thu quốc doanh.

Ngày 8/8/1990, nước ta cải cách thuế toàn diện, sâu sắc và căn bản. Bao gồm 9 sắc thuế. Đến ngày 1/1/19996, hệ thống thuế Việt Nam hoàn chỉnh thành 14 sắc thuế gồm thuế, phí và lệ phí.

Kể từ ngày 1/1/1999, hệ thống thuế Việt Nam bao gồm 9 sắc thuế, ngoài ra hệ thống thu ngân sách nhà nước cịn có: Thuế mơn bài, thuế sát sinh, thuế sử vốn ngân sách nhà nước, thu từ nông sản, thu từ dầu khí, lệ phí và phí các loại. Cải cách thuế trong những năm cuối thế kỷ XX không chỉ đơn giản là sự cân nhắc tối ưu giữa mục tiêu hiệu quả và công bằng trong điều kiện của một nền kinh tế “đóng”, mà cịn bị chi phối mạnh mẽ bởi những nhân tố mới nảy sinh từ quá trình tồn cầu hố đang diễn ra một cách nhanh chóng. Những khác biệt này một mặt phản ánh sự chuyển hướng chính sách trong cải cách thuế nhằm đạt tới sự tối ưu trong điều kiện nền kinh tế mở nhưng mặt khác lại hàm ý nhiều vấn đề cần phải giải quyết đối với cải cách thuế trên thế giới nói chung và cải cách thuế ở Việt Nam nói riêng. Những xu hướng nổi bật trong cải cách thuế trên thế giới vào những năm cuối của thế kỷ XX như sau:

Tỷ lệ động viên thông qua thuế so với GDP tiếp tục có xu hướng ngày càng tăng.

Thuế xuất thu nhập (đối với thu nhập cá nhân) tiếp tục giảm.

Cơ sở đánh thuế thu nhập được mở rộng để bù đắp số thuế giảm do việc cắt giảm thuế suất.

Song song với viếc cắt giảm thuế suất và mở rộng cơ sở đánh thuế, thuế thu nhập cá nhân của đa số các nước trên thế giới đã được đơn giản hoá theo hướng giảm bớt sản lượng thuế suất và làm cho chúng bằng phẳng hơn .

Thuế thu nhập công ty cũng được cải cách theo xu hướng áp dụng thuế GTGT thay cho thuế thu nhập cá nhân: cắt giảm thuế xuất và mở rộng diện đánh thuế.

Sự lan truyền nhanh chóng của xu hướng áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu trên phạm vi tồn cầu.

Thuế có sự thay đổi theo hướng giảm dần thuế trực thu, tăng tỷ lệ thuế gián thu đối với các nước phát triển, trong khi đó đối với các nước đang phát triển thì sự thay đổi này có khuynh hướng ngược lại.

Tính phức tạp trong hệ thống thuế của các nước đòi hỏi ngày càng phải được đơn giản hoá.

Tất cả những xu hướng trên đây đã chứng tỏ một điều rằng trong thời đại ngày nay, việc hoạch định chính sách thuế khơng phải đơn giản chỉ là vấn đề chủ quyền hoàn toàn độc lập của quốc gia nữa. Những nhân tố của toàn cầu hố đã nhanh chóng trở thành những lực lượng khách quan chi phối xu hướng cải cách thuế của bất cứ nước nào có tham gia vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế ở những mức độ khác nhau. Những nhân tố này đã, đang và sẽ tiếp tục là lực lượng chi phối xu hướng cải cách thuế trên thế giới trong thế kỷ XXI. Thế kỷ của tồn cầu hố được đặc trưng bởi các nhân tố của nền kinh tế tri thức.

Trong các năm 1987-1989, nhà nước đã lần lượt có những sửa đổi, bổ sung pháp lệnh thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp và thông qua luật thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch. Đặc biệt, từ năm 1990, theo chương trình cải cách hệ thống chính sách thuế bước 1, Quốc hội các khoá 8 và 9 đã lần lượt ban hành hệ thống chính sách thuế mới bao gồm: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế suất nhập khẩu thuế tài nguyên, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao áp dụng thống nhất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

Ngồi ra, cịn có thuế mơn bài, thuế sát sinh và một số khoản lệ phí và phí. Để thực hiện chương trình cải cách thuế bước 2, từ giữa năm 1997, Quốc hội khoá 9, kỳ họp thứ hai đã thông qua luật thuế GTGT thay thế thuế doanh thu và thuế thu

nhập doanh nghiệp thay thế thuế lợi tức doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1999. Đồng thời sửa đổi một số điều trong luật thuế suất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hệ thống thuế từ 1/1/1996 Hệ thống thuế từ 1/1/1999

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Thuế doanh thu

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Thuế lợi tức

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

- Thuế tài nguyên

- Thuế nhà, thuế đất

- Thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước

- Thuế sát sinh

- Thuế môn bài

- Lệ phí: trước bạ, cơng chứng, chứng thư, trọng tài kinh tế, giao thơng, hải quan

- Phí: bay qua bầu trời, phí qua cảng qua cầu, phà đị, phí chợ.

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Thuế chuyển giao quyền sử dụng đất - Thuế giá trị gia tăng

- Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế xuất, nhập khẩu

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế thu nhập đối với người có thu

nhập cao

- Thuế tài nguyên - Thuế nhà, thuế đất - Thuế môn bài - Thuế sát sinh - Thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Thu từ nơng sản - Thu từ dầu khí - Lệ phí và phí các loại

Đến nay, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung trong khuôn khổ cuộc cải cách thuế bước 2 (bước 1 được tiến hành từ giữa những năm 80 đến năm 2000 như đã nêu trên), hệ thống pháp luật về thuế bao gồm:

2. Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất 3. Luật thuế giá trị gia tăng

4. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 5. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 6. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 7. Pháp lệnh thuế tài nguyên

8. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 9. Pháp lệnh thuế nhà đất

10. Chế độ thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước 11. Các quy định về phí, lệ phí

Tuy nhiên, hệ thống thuế trên cũng còn rất nhiều bất cập mà nhiều trong số đó bắt nguồn bản thân quan điểm về kinh tế thị trường và việc sử dụng các công cụ vĩ mô của nhà nước Việt Nam. Cụ thể là:

1. Chính sách thuế được cải cách và đổi mới trong khi các cơ chế kinh tế khác chậm đổi mới, chưa thích ứng kịp thời làm giảm hiệu quả của chính sách mới ban hành.

2. Việc hướng dẫn luật thuế do máy móc, thiếu thực tế nên có trường hợp chồng chéo, không rõ ràng làm cho người chấp hành gặp khó khăn, hoặc làm cho thuế có các tác động trái ngược nhau đến hoạt động kinh tế.

3. Nhiều khi công cụ thuế sử dụng được một cách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc kết hợp với các chính sách đầu tư, thương mại… không đúng đắn đã làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh.

4. Sử dụng công cụ thuế phục vụ quá nhiều các chính sách xã hội làm mất tính trung lập của thuế.

5. Tính khả thi, tính hợp lý của một luật thuế còn hạn chế nên xét trên giác độ từng sắc thuế thì dẫn đến sau thời gian thực hiện phải sửa đổi, bổ sung.

6. Hệ thống chính sách thuế cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế và chưa đảm bảo được tính tương thích với các nền kinh tế thị trường khác trong khu vực.

7. Trong thời gian qua các sắc thuế vẫn chưa đạt được mục tiêu đơn giản, rõ ràng.

Từ năm 2007, thuế thu nhập cá nhân được quy định thành Luật thay cho Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 36)