5.1. Kết luận.
Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà cịn là cơng cụ điều tiết vĩ mơ quan trọng của nhà nước, thuế gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Có thể thấy, GDP và thu thuế có mối quan hệ hai chiều. Tăng trưởng GDP tốc độ cao góp phần vào tăng thu từ thuế, và ngược lại với tỷ lệ thu thuế ở mức hợp lý sẽ góp phần kích thích hoạt động sản xuất – kinh doanh, tiêu dùng, và mở rộng GDP.
Năm 2015 được đánh giá là năm bản lề quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập sâu kinh tế quốc tế với nhiều cam kết thực hiện cắt giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu trong các hiệp định thương mại quốc tế như: Hiệp định tự do thương mại (FTA), hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương (TPP) … Vì thế doanh thu thuế chắc chắn sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới, liệu sự biến động của doanh thu thuế có ảnh hưởng đến tăng trưởng hay khơng? Sự ảnh hưởng này có đáng lo ngại? Những câu hỏi này đã được đặt ra ở phần đầu của bài nghiên cứu. Và sẽ được trả lời thấu đáo trong phần kết luận này.
Với mục tiêu trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, tác giả đã đi xây dựng mơ hình kinh tế lượng nhằm đánh giá ảnh hưởng của thuế đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: xây dựng hệ thống dữ liệu cho các biến trong mơ hình, hệ thống hóa, phân tích và làm rõ về mặt lý thuyết và minh họa, chứng minh bằng số liệu thực tế của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012.
Bằng kết quả thực nghiệm, tác giả nhận thấy rằng sự biến động của doanh thu thuế có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, cụ thể ở mức 0.16% (bảng 4.5), 0.123% (bảng 4.6) và 0.103% (bảng 4.7). Tuy nhiên với mức tác động 0.1%, sự biến động của doanh thu thuế khơng có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy có thể nói, trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự biến động về
doanh thu thuế không phải là mối quan ngại lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở nước ta.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta quan ngại khi các hiệp định thương mại được ký kết có hiệu lực thì việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu về mức 0% sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu thuế từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng. Tuy nhiên nhận định này chỉ nhắm đến phần tiêu cực của một vấn đề. Chúng ta biết rằng, khi cắt giảm thuế xuất thuế nhập khẩu ở các nước thành viên sẽ tạo điều kiện để chúng ta gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu mà hoạt động này có tác động tích cực rất mạnh mẽ đến GDP của quốc gia. Mặt khác, trong khi doanh thu thuế xuất nhập khẩu giảm thì cũng tạo điều kiện cho doanh thu thuế giá trị gia tăng tăng lên và vì vậy có thể tổng thu thuế sẽ không bị tác động nhiều bởi hội nhập mà có chăng chỉ là sự dịch chuyển về tỷ trọng thu thuế. Tuy nhiên sự dịch chuyển tỷ trọng này có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở nước ta?
Trên đây là những phân tích mang định tính dựa vào mối quan hệ nhân quả. Kết quả thu được từ việc tiến hành phân tích định lượng cho thấy thuế giá trị gia tăng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong khi đó tác giả khơng tìm được bằng chứng cho thấy thuế xuất nhập khẩu có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Vì thế chúng ta có thể kết luận rằng sự dịch chuyển trong tỷ trọng thu thuế từ thuế xuất nhập khẩu sang thuế giá trị gia tăng sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây tỷ trọng doanh thu thuế thu nhập cá nhân tăng nhanh và tương đối ổn định qua các năm cụ thể: năm 2007 thuế TNCN chỉ chiếm 3% thì đến năm 2012 lên mức 7% và có xu hướng tăng cao trong những năm sau. Căn cứ CV 17526/BTC-TCT ngày 01/12/2014,Từ ngày 01/01/2015 Thuế TNCN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu khốn (đây là điểm mới so với chính sách thuế TNCN trước 31/12/2014 ). Việc xác định chính xác thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể là rất khó vì vậy việc thu thuế trên thu nhập gặp rất nhiều khó khăn và gây thất thu khơng nhỏ cho ngành thuế. Theo cách tính thuế thu nhập cá nhân mới thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và vì vậy doanh thu và tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới
có thể sẽ tăng trưởng cao hơn nữa. Liệu điều này ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng? theo kết quả nghiên cứu tác giả đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy có mối tương quan giữa doanh thu thuế thu nhập cá nhân và tăng trưởng với mức ý nghĩa 1%. Và mối tương quan này là tích cực. Tuy hệ số tương quan khá nhỏ, có thể do tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân còn thấp, song tác giả tin rằng với sự tăng trưởng ổn định của thuế thu nhập cá nhân trong những năm qua và những đổi mới trong năm 2015 thì thuế thu nhập cá nhân sẽ là nguồn thu quan trọng và có tác động tích cực mạnh mẽ hơn đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và các khoản thu thuế liên quan đến đất, tuy nhiên khoản thuế này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn thu thuế và đang có xu hướng giảm dần qua các năm nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian tới .
Tóm lại, bằng phương pháp thực nghiệm trên cả dữ liệu bảng tĩnh và động cho 63 tỉnh thành trong giai đoạnh 2007-2-12, tác giả đã tìm thấy những bằng chứng về mối tương quan tích cực giữa tổng doanh thu thuế đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Khi tách doanh thu thuế ra thành những khoảng thu thành phần thì chỉ có doanh thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các khoản thu thuế liên quan đến đất lại có mối quan hệ nghịch biến với tăng trưởng. Trong khi đó tác giả khơng tìm thấy bằng chứng về mối tương quan giữa các khoản thuế còn lại như: thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt đến tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cải cách trong chính sách thuế nhưng trên thực tế vẫn cịn nhiều việc phải làm nhằm hồn thiện hơn nữa vai trò của thuế trong quản lý ngân sách nhà nước thúc đẩy tăng trưởng. Xuất phát từ các nghiên cứu trước đây đồng thời qua kết quả kiểm định mối tương quan giữa thuế và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2007 – 2012,trong phần tiếp theo của nghiên cứu tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị và hàm ý chính sách cụ thể để hoàn thiện hơn nữa hệ thống thuế gắn với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
5.2. Khuyến nghị.
5.2.1. Khuyến nghị chung
Từ năm 2009, nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu 2008-2009, Chính phủ chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, thể hiện qua 2 văn bản là Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 quy định việc giảm thuế giá trị gia tăng và giảm một số loại phí. Tuy nhiên các biện pháp này dường như khơng có tác động rõ ràng đến nền kinh tế nói chung và tỷ lệ thu thuế nói riêng khi con số này chỉ giảm nhẹ 1% vào năm 2009 và sau đó lại tăng cao hơn vào năm 2010.Theo Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/5/2011 v/v phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 thì tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 23 - 24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22 - 23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình qn hàng năm từ 16% - 18%/năm. Giai đoạn 2016 - 2020: Tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.
Tất nhiên việc gia tăng nguồn thu thuế sẽ giúp chính phủ có thêm kinh phí cho các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học … từ đó kích thích tăng trưởng, tuy nhiên việc gia tăng nguồn thu thuế khơng hợp lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng như: chèn ép đầu tư tư nhân, đẩy cao thế suất có thể làm trì trệ hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể dẫn đến tận thu.
Tuy kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu chỉ ra rằng tổng doanh thu thuế có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của địa phương nhưng khơng có nghĩa rằng tác giả ủng hộ tăng doanh thu thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách gia tăng thuế suất, việc gia tăng nguồn thu thuế là điều phải làm nhưng làm như thế nào để hiệu quả ? Vì những lý do nêu trên, tác giả nghĩ rằng việc gia tăng nguồn thu
thuế bằng cách giữ nguyên hoặc giảm bớt thuế suất nhưng gia tăng cơ sở thuế sẽ mang tính khả thi và bền vững hơn cho nguồn thu thuế trong tương lai. Việc mở rộng cơ sở thuế không những tạo ra những nguồn thu mới thay thế cho những nguồn thu có khả năng tận thu trong tương lai như nguồn tư từ dầu thô, tài nguyên khống sản, … mà cịn tạo ra sự phân phối thu nhập cân bằng hơn giữa các ngành nghề và giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Với mức nợ công cao như hiện nay cùng với sự cạn kiệt dần các nguồn thu từ tài nguyên thì mở rộng cơ sở thế là việc làm cần thiết và cấp thiết mà ngành thuế Việt Nam cần tích cực và nhanh chóng thực hiện.
Ngồi việc mở rộng cơ sở thuế thì việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thuế là điều rất quan trọng. Hoạt động quản lý thuế cần được hiên đại hóa theo tiêu chuẩn quốc tế với những thủ tục hành chính đơn giản hơn. Việc cải cách này không những giúp ngành thuế giảm bớt chi phí vận hành bộ máy mà sự đơn giản hóa, hiện đại cịn tạo tiền đề cho việc minh bạch trong ngành thuế. Tham nhũng trong ngành thuế với việc thỏa thuận ngầm giữa cán bộ ngành thuế và doanh nghiệp cũng đang là vấn nạn lớn của ngành thuế. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn trong thời gian tới thì khơng những nguồn thu ngân sách bị thất thoát lớn mà mọi cải cách của ngành thuế đều trở nên vơ nghĩa. Bên cạnh đó việc kiểm sốt hàng lậu, hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng góp phần rất lớn vào việc chống thất thu thuế. Tuy nhiên để thực hiện tốt và triệt để những vấn đề nêu trên không chỉ cần sự quyết tâm và nổ lực của ngành thuế mà còn cần sự chung tay liên kết chặt chẽ của rất nhiều các ban ngành khác nhau, tất nhiên khơng thể thiếu những chính sách mạnh tay, những chế tài đủ mạnh để những hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thu cho ngân sách khơng cịn nơi ẩn nấp.
Thói quen mua sắm hàng hóa và dịch vụ khơng quan tâm đến hóa đơn, thậm chí từ chối nhận hóa đơn của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vì một phần họ cảm thấy hóa đơn chẳng có ý nghĩa gì với họ và đơi khi họ cịn phải chi trả thêm 10% giá trị sản phẩm khi yêu cầu lấy hóa đơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các cơ quan thuế trong việc quản lý và thu thuế dẫn đến gia
tăng chi phí cho ngành thuế và gây thất thu cho ngân sách. Thiết nghĩ chính phủ nên đưa ra những chính sách khuyến khích người dân sử dụng hóa đơn, những chính sách này phải mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng mà họ có thể dễ dàng nhận thấy được. Có như vậy thì hệ thống thuế mới có thể hoạt động một cách hiệu quả và minh bạch.
5.2.2. Đối với thuế giá trị gia tăng
Từ kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu, chúng ta thấy số thu thuế giá trị gia tăng có có tương quan thuận và mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế ở địa phương nước ta. Vì thế việc gia tăng số thu thuế từ thuế giá trị gia tăng không những tạo nguồn thu lớn cho ngân sách mà cịn đem lại tác động tích cực cho tăng trưởng kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện quan trọng để nước ta giao thương với nước ngoài. Việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu về mức 0% sẽ ảnh hưởng đến số thu thuế xuất nhập khẩu nhưng lại gia tăng số thu từ thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu có tỷ trọng lớn trong nguồn thu của ngân sách (trên 20% trong tổng doanh thu thuế) và tương đối dễ quản lý so với các sắc thuế khác.
Bảng 5.1 đưa ra mức thuế suất và số lượng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của một số quốc gia tại thời điểm năm 2011, cho thấy mức thuế suất hiện tại của Việt Nam ở mức trung bình so với khu vực Đơng Nam Á tuy có thấp hơn so với các nước phát triển. Nhưng việc tăng tỷ lệ động viên thuế thông qua tăng thuế suất khơng cịn nhiều không gian. Như vậy, tăng thu thuế GTGT sẽ phải dựa chủ yếu vào mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng cường tuân thủ luật thuế, tránh trốn thuế.
Bảng 5. 1: Mức thuế suất và số lƣợng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của một số quốc gia tại thời điểm năm 2011 (%)
Quốc gia Thuế suất phổ thông (%)
Các nƣớc phát triển
Úc 10
Áo 20
Bỉ 21
Ca-na-đa (tuỳ bang) 10-17
Chi-Lê 19 Cộng hòa Séc 20 Đan Mạch 25 Pháp 19,6 Đức 19 Hy Lạp 19 Nhật Bản 5 (tăng lên 8 từ 01/4/ 2014 và 10 từ 2015) Hàn Quốc 10 (10,5 năm 2012) Mê-hi-cô 16 Ba Lan 22 Bồ Đào Nha 20 Thụy Điển 25 Anh 20 Một số nƣớc Châu Á Trung Quốc 17
Thái Lan 7 (dự kiến lên 10 từ ngày 1/10/2014)
Singapore 7
Phi-líp-pin 12
In-đơ-nê-xi-a 10
Việt Nam 10
Nguồn: IMF (2012
5.2.3. Đối với thuế thu nhập cá nhân
Chính sách tài khố của Chính phủ trong vài năm gần đây đã được điều hành chặt chẽ, linh hoạt. Chính sách thu tiếp tục được điều chỉnh theo hướng giảm bớt
nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp và người dân thông qua các biện pháp miễn, giảm, giãn thuế. Cụ thể, đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp đã giảm mức thuế suất phổ thông từ mức 25% xuống 22% từ ngày 01/01/2014, áp dụng mức thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 đối với doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. Đối với thuế Thu nhập cá nhân đã nâng mức khởi điểm chịu thuế cho bản thân từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng, nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ mức 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng. Đồng thời thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nơng nghiệp, miễn thu thuỷ lợi phí… Có thể thấy, dù cịn nhiều hạn chế nhưng hệ thống thuế đã và đang được cải cách theo hướng có lợi cho người nộp thuế.
Với việc thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện vẫn ở mức trung bình, ngay cả khi so với các nước trong khu vực, thì việc gia tăng thuế suất thuế thu